Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin hội nhập trong nướcDoanh nghiệp đẩy mạnh đưa hàng về nông thôn

Doanh nghiệp đẩy mạnh đưa hàng về nông thôn

 
Các doanh nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất, đưa hàng về nông thôn gắn với chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Phóng viên “Kinh tế Việt Nam và Thế giới” (TTXVN) có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Lai - Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ CHí Minh, xung quanh vấn đề này. 
 
Phóng viên (PV): Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh có những biện pháp gì tham mưu cho thành phố giúp đỡ các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dung hàng Việt Nam"? 
 
Ông Nguyễn Văn Lai: Hưởng ứng cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều biện pháp thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy và UBND thành phố về chương trình này, các doanh nghiệp trên địa bàn cũng rất tích cực tham gia. Hiện nay, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, hàng Việt Nam chiếm đa số, có siêu thị, trung tâm thương mại chiếm tới 90% đến 95%. Đó là tín hiệu tốt từ cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, việc tuyên truyền tới doanh nghiệp, người dân và các cơ quan quản lý nhà nước. UBND thành phố triển khai kích cầu đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới thiết bị công nghệ để làm ra những sản phẩm mới thay thế hàng ẩm nhập khẩu. Thực tế, nhiều nhà máy đã sản xuất ra nhiều mặt hàng đảm bảo chất lượng, người dân thành phố cũng thấy được nhiều mặt hàng Việt Nam không thua kém hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó là những giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn tín dụng, ngoại tệ, thị trường, tăng cường kết nối doanh nghiệp với thị trường; phát triển hệ thống phân phối, tăng tần suất đưa hàng Việt về khu dân cư... 
 
PV: Gần đây có hiện tượng doanh nghiệp nhập hàng Trung Quốc về tẩy nhãn mác để trà trộn vào thành hàng Việt Nam . Về vấn đề này, Sở Công Thương có những biện pháp gì để quản lý, kiểm soát? 
 
Ông Nguyễn Văn Lai: Có thể thấy ngày càng nhiều sản phẩm của doanh nghiệp trong nước đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng, giá cả hợp lý cũng như thị hiếu của người tiêu dùng, góp phần giúp hàng Việt từng bước chiếm lĩnh được thị trường trong nước và xuất khẩu. Lợi dụng việc này, một số ít các doanh nghiệp, cá nhân đã buôn bán những mặt hàng của các nước không chính ngạch, nhập lậu hoặc tẩy sửa gắn nhãn mác giả hàng Việt Nam. Về việc này, chúng tôi đã chỉ đạo lực lượng quan lý thị trường thành phố tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát để bảo vệ doanh nghiệp sản xuất chân chính cũng như người tiêu dùng trong nước. Còn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nếu có dấu hiệu sai phạm thì sẽ có những biện pháp xử lý như tịch thu, tiêu hủy... 
 
PV: Trong việc đưa hàng hóa về nông thôn, đặc biệt trong chương trình triển khai việc bình ổn giá cả hàng hóa, có ý kiến cho rằng các mặt hàng được bình ổn vẫn chưa nhiều, chưa thực sự đến được tay người tiêu dùng. Từ góc độ địa phương, ông có ý kiến gì về vấn đề này? 
 
Ông Nguyễn Văn Lai: Đối với Tp. Hồ Chí Minh, phải nói là công tác bình ổn giá đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Đó là kiềm chế các mặt hàng tăng giá bất thường, thời gian qua trên địa bàn không xảy ra việc khan hàng sốt giá... Ban đầu chỉ có 12 doanh nghiệp, đơn vị tham gia bình ổn giá, đến nay đã có 48 doanh nghiệp, đơn vị tham gia. Nhiều doanh nghiệp mở rộng, phát triển thêm cửa hàng, ban đầu chỉ có 150.000 cửa hàng, đến nay đã tăng lên 370.000 cửa hàng bán hàng bình ổn giá. 
 
Thành phố vừa chi 270 tỷ đồng bình ổn giá, tập chung vào các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm và được thực hiện chủ yếu ở các chợ và các cửa hàng chiếm 25% - 30% nhu cầu thị trường, và tăng khoảng 20 đến 30% so với năm ngoái. Những mặt hàng bình ổn được kiểm soát chặt chẽ và có giá thấp hơn giá thị trường 5% - 10% tùy từng mặt hàng. Việc này sẽ đảm bảo thị trường không có biến động mạnh về giá, người tiêu dùng ổn định chi tiêu. 
 
PV: Từ nay đến cuối năm thành phố có những kế hoạch lớn gì để đưa hàng hóa về nông thôn, các khu công nghiệp, khu chế xuất? 
 
Ông Nguyễn Văn Lai: Trong chương trình bình ổn giá của thành phố, Sở Công Thương phối hợp với các doanh nghiệp đưa hàng về vùng nông thôn, các mặt hàng thiết yếu phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của người dân vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, các siêu thị, trung tâm thương mại ở vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, chủ yếu vẫn là những chợ truyền thống, thậm chí có những xã không có chợ, các khu công nghiệp cũng thiếu chợ. Việc này chúng tôi chỉ đạo, vận động các đơn vị sản xuất kinh doanh đưa hàng về các vùng đó để mở những cửa hàng, chuyến hàng lưu động phục vụ nhu cầu người dân địa phương. Từ đầu năm đến nay, có hơn 880 chuyến hàng về các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng sâu vùng xa./. 
 
Hằng Trần/TTXVN

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007415069
Go to top