Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin hội nhập trong nướcSản xuất, kinh doanh cá tra - Cần một thương hiệu bền vững

Sản xuất, kinh doanh cá tra - Cần một thương hiệu bền vững

 
“Nếu có sản phẩm nào của Việt Nam làm “rung chuyển” thị trường thế giới thì chỉ có thể là cá tra. Nó có thể làm cho thị trường không liên quan gì cũng phải chuyển động” nhận xét của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP. Tuy nhiên, một chuyên gia nước ngoài cho rằng, “cũng chính con cá tra Việt Nam phá hủy tất cả vì giá quá thấp”.
 
 “Bẫy giá thấp”
 
Tại hội thảo “Cá tra Việt Nam – tầm nhìn và giải pháp phát triển bền vững” vừa được tổ chức cuối tuần qua tại TPHCM, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng cho biết, năm 2008 trở về trước, quá trình phát triển cá tra theo chiều dựng ngược. Trong 10 năm, diện tích nuôi tăng 5 lần (từ 1.200ha lên 6.000ha), sản lượng thương mại tăng trên 35 lần (từ 37.500 tấn lên gần 1,35 triệu tấn), giá trị sản phẩm chế biến xuất khẩu tăng 35 lần (từ dưới 40 triệu USD lên gần 1,43 tỷ USD (chỉ đứng sau con tôm về kim ngạch xuất khẩu thủy sản).
 
Xét về mặt giá trị trên một diện tích (ha) chưa có vật nuôi nào vượt qua con cá tra, kể cả tôm sú, sau khi các doanh nghiệp (DN) đưa con cá bản địa vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành món ăn khoái khẩu của người dân 136 quốc gia. Cá tra dù bị “đánh” liên tục, dai dẳng ở nhiều thị trường nhưng dường như càng bị “đánh” nó càng phát triển và chiếm hơn 95% thị phần toàn cầu. Nhưng từ 2009 trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu, diện tích cũng như sản lượng tăng trưởng theo chiều ngang.
 
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn), Chủ tịch danh dự VASEP, cá tra - mỏ vàng của Việt Nam phù hợp quy mô nuôi công nghiệp; có năng suất sinh học cao; chiếm ít diện tích; giá phù hợp; chi phối thị trường cá phi lê thịt trắng, nguyên liệu công nghiệp chế biến ở nhiều nước; không có đối thủ về sự bùng nổ sản lượng và giá trị trên thị trường thế giới.
 
Nhưng quá trình phát triển nhanh (trên 10%/năm) của cá tra đã và đang bộc lộ những dấu hiệu cho thấy sự thiếu bền vững. Cạnh tranh bằng giảm giá giữa các DN dẫn đến giá bán chung giảm liên tục, sau đó người nuôi bỏ nghề, nguyên liệu thừa, giá nguyên liệu diễn biến phức tạp; không kiểm soát được tình hình, không có số liệu phản ánh đúng thực trạng diện tích và sản lượng nuôi…
 
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và chính sách thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, sự mở rộng quy mô sản xuất kéo theo sự gia tăng tính bất đối xứng về thông tin. Nói chung thị trường sẽ có xu hướng hội tụ về mức giá thấp. Đó là điển hình “bẫy giá thấp”.
 
Thương hiệu và thị trường cho tất cả
 
Sự biến động giá nguyên liệu cá tra tại nhiều thời điểm cũng như sự giảm giá bán khi xuất là dấu hiệu rõ nhất về sự bất ổn cấu trúc ngành. Cùng với con tôm, cá tra là sản phẩm mang lại động lực chính cho xuất khẩu. Nhưng ngành công nghiệp này đang đối mặt với những bất ổn mang tính nội tại, mà rõ nhất là sự biến động bất thường giá cá tra nguyên liệu, dẫn đến hiện tượng người dân treo ao, các nhà máy thiếu nguyên liệu gay gắt từ cuối năm 2010 đến nay. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, lý thuyết cung cầu không đủ giải thích những biến động này mà cần lý thuyết phát triển kinh tế ngành và những góc nhìn khác về hành vi bất lợi, tạo sự phát triển bền vững cho ngành công nghiệp nuôi và chế biến cá tra.
 
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh cho rằng, việc DN chủ động hạ giá bán để cạnh tranh tạo nên mặt bằng giá trị thị trường ngày càng thấp, làm giảm lợi nhuận và triệt tiêu động lực khu vực nuôi. Nhiều giải pháp đã được đặt ra nhưng chưa hiệu quả. Cần một tiếp cận khác, không chỉ một giải pháp đơn lẻ mà là một gói giải pháp, thực hiện đồng bộ mới có thể giải quyết căn bản vấn đề. Theo đó, các DN và người sản xuất là thành viên của tổ chức cộng đồng (hội, hiệp hội, liên minh…) có quy tắc chung, dựa trên nền tảng kỹ thuật, tập trung nỗ lực xây dựng thương hiệu chung, phát triển thị trường.
 
Tổ chức cộng đồng bền vững nhờ hội viên chia sẻ thông tin, chấp hành quy tắc, mang lợi ích thiết thực cho hội viên. Tất cả phát triển nhờ vào xây dựng và sở hữu các giá trị mềm, không dựa vào sở hữu chung về tài sản. Nguồn tài chính từ các hội viên và sự hỗ trợ nhà nước, được pháp luật bảo vệ. DN kinh doanh ngành hàng phải tham gia tổ chức và có nghĩa vụ đóng góp cho quỹ phát triển thị trường. Ai không vào không được xuất khẩu nhằm bảo vệ hình ảnh và thương hiệu chung con cá tra. Nhà nước xem đây là ngành hàng sản xuất, kinh doanh có điều kiện. Vấn đề này có thể học hỏi từ mô hình sản xuất, kinh doanh cá hồi của Na Uy (NSEC). Họ đã tổ chức rất thành công và được luật quy định. Quỹ Phát triển thị trường do Hội đồng Xuất khẩu thủy sản Na Uy quản lý, tập trung nguồn lực phát triển theo khẩu hiệu: “Thương hiệu cho tất cả, thị trường cho tất cả”.
 
Công Phiên

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007409317
Go to top