Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcKhủng hoảng nợ châu Âu tạo đà cho châu Á có thêm sức mạnh tài chính

Khủng hoảng nợ châu Âu tạo đà cho châu Á có thêm sức mạnh tài chính

 
eurozone
Trong nỗ lực hồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng châu Âu đang tìm các khách hàng có "hầu bao lớn" ở châu Á để mua các dịch vụ tài chính của họ ở nước ngoài vào thời điểm họ không muốn phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn. 
 
Những dấu hiệu khác cho thấy sự chuyển đổi quyền lực là hai đợt chào bán cổ phiếu lần đầu cho công chúng (IPO) lớn chỉ sau đợt IPO của Facebook diễn ra không phải ở Mỹ hay châu Âu mà ở Malaixia. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là ngoài 1-2 ngoại lệ, các công ty tài chính ở châu Á dường như chưa muốn tranh thủ cuộc khủng hoảng nợ và ngân hàng ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) để đầu tư nhiều hơn vào châu Âu. 
 
Lấy ví dụ Trung Quốc, nền kinh tế có quy mô tăng gấp hơn hai lần trong 5 năm qua và sở hữu một số trong những ngân hàng lớn nhất thế giới. Các tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc không hề thay đổi, điển hình là kế hoạch của tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc CNOOC Ltd - công bố hồi tháng trước - mua tập đoàn dầu khí Nexen Inc (Canađa) với giá 15,1 tỷ USD. Tuy nhiên, về lĩnh vực tài chính, chuyên gia David Marsh, đồng sáng lập một diễn đàn tài chính, ngân hàng ở Luân Đôn, cho hay mỗi tháng Trung Quốc đều xuất hiện trên trang nhất các tờ báo với các thương vụ thâu tóm trên thế giới, nhưng nền kinh tế này vẫn chỉ là một người chơi rất nhỏ trong làng mua bán và sáp nhập (M&A) quốc tế. 
 
Dẫu vậy, Trung Quốc luôn theo sát cuộc chơi, kiên nhẫn chờ đợi để thương lượng mua bán. Với việc nhiều giám đốc ngân hàng và nhà giao dịch bị sa thải, các công ty Trung Quốc tranh thủ xây dựng dần đội ngũ lãnh đạo và chuyên gia, thay vì tiến hành các vụ mua bán lớn. Ông Marsh nói: "Trung Quốc thông minh hơn nhiều so với việc chỉ đơn giản mua các ngân hàng "hấp hối" với giá cao. Họ sẽ mua con người". Hiện tại chỉ là khúc dạo đầu cho sự chuyển đổi quyền lực lớn hơn nhiều dự kiến sẽ diễn ra trong 10 năm tới. 
 
Dẫu vậy, Trung Quốc cũng không hoàn toàn ngủ quên trên mặt trận M&A. Hai công ty vốn tư nhân của Trung Quốc đang nằm trong danh sách cuối cùng mua chi nhánh quản lý tài sản của tập đoàn tài chính Dexia (Pháp - Bỉ), một thương vụ ước tính trị giá tối thiểu 500 triệu euro. CITIC Securities - công ty môi giới lớn nhất Trung Quốc - đã nhất trí mua công ty môi giới có trụ sở tại Hồng Công CLSA Asia-Pacific Markets với giá 1,25 tỷ USD từ tập đoàn mẹ Credit Agricole SA (Pháp) - tập đoàn đang thua lỗ lớn ở Hy Lạp, nước nằm ở tâm chấn của cuộc khủng hoảng nợ Eurozone. Cựu Phó Chủ tịch Goldman Sachs Asia, Ken Courtis, nhận định: "Tình trạng những ngân hàng túng quẫn bán các tài sản tốt luôn diễn ra trong cuộc khủng hoảng như hiện nay. Các ngân hàng không muốn huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới sẽ phải bán tài sản ở nước ngoài và điển hình là họ phải bán các tài sản quý". 
 
Trong khi đó, ngân hàng Royal Bank of Scotland đã phải bán một số chi nhánh ngân hàng đầu tư ở châu Á - Thái Bình Dương cho CIMB Group Holdings Bhd (Malaixia), trong khi tập đoàn tài chính ING (Hà Lan) bán chi nhánh kinh doanh bảo hiểm ở châu Á trị giá 7 tỷ USD. Cả hai ngân hàng này đều phải nhận sự cứu trợ của chính phủ trong giai đoạn khủng hoảng. 
 
Một lý do giải thích việc Trung Quốc đang giao dịch khá thận trọng là các công ty đầu tư nhà nước của nước này đang thua lỗ lớn trên giấy tờ khi mua cổ phần trong công ty quản lý quỹ Blackstone và ngân hàng đầu tư Morgan Stanley vào thời điểm trước khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra. 
 
Theo thống kê của công ty tư vấn Rhodium Group ở Niu Yoóc, Trung Quốc đã đầu tư 526 triệu USD vào lĩnh vực tài chính và bảo hiểm ở Liên minh châu Âu (EU) trong thời gian từ năm 2000 và 2011, tương đương 2,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại 27 nước thành viên EU trong giai đoạn này. Trong số tiền đầu tư nói trên, chỉ có hai vụ M&A trị giá 31 triệu USD, số còn lại vào các dự án đầu tư mới, như thành lập các văn phòng, ở EU. 
 
Tham vọng của Luân Đôn trở thành trung tâm giao dịch đồng NDT, cùng với sự hiện diện ngày càng nhiều của Trung Quốc ở châu Âu, sẽ đảm bảo nhiều cơ hội M&A hơn nữa, cho dù các vụ tiếp quản công ty có "nở rộ" hay không. 
 
Như Mai/TTXVN

Từ khóa: Khủng hoảng nợ, châu Âu, châu Á, sức mạnh tài chính

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007415882
Go to top