Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcBức tranh công nghiệp – thương mại chưa “sáng đều”

Bức tranh công nghiệp – thương mại chưa “sáng đều”

Bức tranh công nghiệp - thương mại tháng 8 tiếp tục có những khởi sắc, trong đó, điểm sáng vẫn nằm ở khu vực xuất khẩu. Tuy nhiên, về công nghiệp, mặc dù vẫn tiếp tục đà tăng trưởng nhưng mức tăng thấp hơn so với tháng trước, thậm chí một số ngành có dấu hiệu sụt giảm.

* Một số ngành tăng trưởng chậm

Ông Huỳnh Đắc Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) cho biết tại cuộc họp giao ban thường kỳ tháng 8: Sản xuất công nghiệp tháng 8 tiếp tục đà phục hồi, đặc biệt là chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 4,4% so với cùng kỳ, tính chung 8 tháng, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung toàn ngành sản xuất công nghiệp đều tăng nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp khai khoáng lại có tốc độ tăng trưởng chậm lại, tháng 8 giảm 5,2%.

Theo Đại diện Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), sản lượng khai thác và sản xuất của Tập đoàn trong tháng 8 giảm mạnh. Nguyên nhân là do ảnh hưởng mưa, bão liên tiếp ngay từ đầu tháng. Hoạt động tiêu thụ than cũng chưa được cải thiện do các hộ sản xuất cầm chừng, ước giảm 25,5% so với tháng 7 và giảm 25,3% so với tháng 8 năm 2012. Tính chung 8 tháng giảm 40,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu than giảm một phần là do khó khăn về tiêu chuẩn chất lượng từ thị trường Trung Quốc. Tính đến hết tháng 8, tồn kho là 5,8 triệu tấn than tiêu chuẩn các loại. Vinacomin cho rằng, nguyên nhân chính do Chính phủ tăng thuế xuất khẩu than từ 10% lên 13%.

Tương tự như ngành khoáng sản, ngành thép cũng đang gặp khó khăn. Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), chia sẻ, giá nguyên liệu đầu vào tăng nhưng giá đầu ra không tăng đã tạo ra áp lực với ngành thép. Hiệp hội đang phải can thiệp vì một số doanh nghiệp (DN) đang bán sản phẩm dưới giá thành. Dự kiến tháng 9, nhiều DN thép buộc phải điều chỉnh tăng giá. Ông Nghi cho biết thêm, trong 7 tháng, lượng tiêu thụ thép tăng 3%, tuy nhiên việc tăng này là do xuất khẩu tăng chứ không phải do sức tiêu thụ của thị trường được cải thiện. Để giảm lượng thép tồn kho, ngoài 4 DN đang xuất khẩu hiện nay, Hiệp hội đang khuyến khích các DN thép khác tăng cường xuất khẩu.

Để tháo gỡ khó khăn cho ngành thép, Hiệp hội Thép Việt Nam kiến nghị Bộ Tài chính giảm thuế tài nguyên đối với quặng sắt, đồng thời đề nghị các ngành chức năng xử lý thép nhập lậu từ Trung Quốc đang trà trộn vào Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết: Theo đề xuất của Vinacomin, Bộ Công Thương đã đề nghị Bộ Tài Chính xem xét điều chỉnh thuế tài nguyên. Được biết Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý cho điều chỉnh thuế suất than từ 13% xuống mức 10%. Hy vọng với việc điều chỉnh này tình hình sản xuất của Tập đoàn Vinacomin sẽ khả quan hơn.

* Điểm sáng vẫn là xuất khẩu

Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu tháng 8 ước đạt 11,5 tỷ USD, giảm 0,9% so với tháng 7 và tăng 11,4% so với tháng 8 năm 2012. Trong đó, xuất khẩu của các DN có vốn đầu tư nước ngoài - FDI (không kể dầu thô) ước đạt 6,95% tỷ USD, giảm 0,4% so với tháng 7 và tăng 18,6% so với tháng 8 năm 2012.

Tuy nhiên tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 84,82 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu của DN FDI (không kể dầu thô) ước đạt 51,25 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ. Nhìn vào tỷ trọng này cho thấy, các DN FDI đóng góp rất lớn vào thành tích của kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể, trong 10,9 tỷ USD kim ngạch tăng thêm thì khu vực FDI (không kể dầu thô) đóng góp 10,6 tỷ USD (trên 97% kim ngạch tăng thêm).

Cùng với đó, trong 8 tháng năm nay, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 13,1 tỷ USD, tăng 76,2% so với cùng kỳ năm trước; hàng dệt may đạt 11,5 tỷ USD, tăng 17,3%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 6,8 tỷ USD, tăng 42,2%; giày dép đạt 5,5 tỷ USD, tăng 16,1%…

Trong khi đó, khu vực nhóm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu tiếp tục giảm. Nguyên nhân được cho là do nhu cầu thị trường thế giới chưa được cải thiện trong khi giá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới giảm. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản ước đạt 13,2 tỷ USD, giảm 6,8% và chiếm tỷ trọng 15,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Về tình hình xuất khẩu gạo, t heo ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam, sản lượng xuất khẩu gạo tháng 8 vừa qua chưa được cải thiện nhiều, số lượng tính đến ngày 29/8, cả nước mới xuất khẩu được 521 nghìn tấn. So với kế hoạch đề ra 750 nghìn tấn thì không đạt. Như vậy, liên tục hai tháng, xuất khẩu gạo không đạt kế hoạch đề ra. Lũy kế từ 28/1/2013 đến 29/8/2013, cả nước mới xuất khẩu được 4,6 triệu tấn gạo với trị giá khoảng 2 tỷ USD, so với cùng kỳ lượng xuất khẩu giảm 9% và giảm 12% về giá trị.

Theo nhận định, tình hình xuất khẩu gạo 4 tháng còn lại là rất khó khăn, với mục tiêu phấn đấu xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo. Để đạt được mục tiêu này cần phải có nhiều biện pháp tích cực. Tuy nhiên, thị trường thế giới đang diễn biến bất lợi cho xuất gạo của Việt Nam, ảnh hưởng lớn nhất là do một số nước đang vào mùa thu hoạch như Ấn Độ, Trung Quốc, bên cạnh đó nước láng giềng Thái Lan đang xả gạo tồn kho. Điều này sẽ làm giá gạo trên thị trường xuống thấp. Để tháo gỡ khó khăn hiện nay, Hiệp hội kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gia hạn thời gian tạm trữ lúa gạo đến hết ngày 15/10 tới để triển khai mua thêm 300 nghìn tấn quy gạo. Ngoài ra, Hiệp hội cũng kiến nghị Bộ Công Thương cấp thêm giấy phép cho các DN tham gia xuất khẩu gạo hiện nay.

Về khó khăn trong xuất khẩu gạo, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, Bộ sẽ tiếp tục đẩy nhanh việc rà soát, cấp phép cho các thương nhân đầu mối, khống chế không quá 150 đầu mối trong tiêu chí xem xét. Trước hết, ưu tiên DN có vùng nguyên liệu có sẵn; các DN có hợp đồng tiêu thụ lúa gạo của nông dân…

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chỉ đạo, để có thể hoàn thành được nhiệm vụ trong những tháng cuối năm, các tỉnh, thành phố trong cả nước cần tập trung mọi nỗ lực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý.

Theo TTXVN
 

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007408832
Go to top