Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcThị trường bán lẻ Việt Nam vẫn còn nhiều hấp dẫn

Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn còn nhiều hấp dẫn

Thị trường bán lẻ Việt Nam từ vị trí hấp dẫn nhất thế giới theo xếp hạng năm 2008 của hãng tư vấn A.T.Kearney của Mỹ đã rớt hạng liên tục trong thời gian qua, xuống hạng thứ 23 trong năm 2011 và đến nay thì không còn nằm trong top 30 nữa. Mặc dù vậy, trong báo cáo nghiên cứu về dự báo thị trường bán lẻ của Việt Nam đến năm 2014 của A.T. Kearney vẫn nhận định: “Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn còn nhiều sức hút nhờ quy mô và số lượng người tiêu dùng”. Phóng viên TTXVN đã có trao đổi với bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam về vấn đề này.

PV: Bà đánh giá như thế nào về thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay ?

* Bà Đinh Thị Mỹ Loan: Thị trường bán lẻ nước ta hiện nay có một điều rất thú vị là mặc dù tình hình kinh tế đang rất khó khăn cũng như những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sức mua giảm sút cùng với nhiều yếu tố bất lợi nhưng thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn rất thu hút nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Điều đó được chứng minh là không những các nhà đầu tư sẵn có trong nước như Big C, Lotte mà cả các đại gia bán lẻ nước ngoài vẫn đang ngắm và nghiên cứu thị trường để có thể gia nhập. Vừa qua, Quỹ đầu tư toàn cầu Warburg Pincus đã đầu tư 200 triệu USD để mua lại 20% cổ phần công ty Vincom Retail (thành viên Vingroup) là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại vào lĩnh vực mặt bằng bán lẻ Việt Nam. Cùng với đó, Tập đoàn Lotte Hàn Quốc dự định phát triển 60 siêu thị và trung tâm thương mại tại Việt Nam với bước khởi động là Lotte Mart và thuê toàn bộ diện tích 4 sàn thương mại (khoảng 20.000m2) của trung tâm thương mại Mipec Mall (Pico Mall trước đây). Hãng Aeon của Nhật Bản có kế hoạch mở hai khu phức hợp thương mại mỗi năm tại Việt Nam cho đến khi đạt con số 20 khu vào năm 2020. Trong chuyến làm việc của hơn 30 doanh nghiệp Nhật Bản tới Việt Nam vào trung tuần tháng 7 vừa qua chiếm đông đảo nhất vẫn là ngành bán lẻ, siêu thị. Không chỉ các doanh nghiệp ngoại nhận định thị trường bán lẻ Việt Nam là mảnh đất đầy tiềm năng mà doanh nghiệp nội cũng đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này. Các thành viên của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam mà cụ thể là các doanh nghiệp có tên tuổi, thương hiệu trên thị trường như Saigon Co.op, Satra, Hapro, Fivimart, Nguyễn Kim, Trần Anh cùng nhiều doanh nghiệp khác đang tích cực mở rộng mạng lưới, trung bình mỗi năm, mỗi doanh nghiệp mở thêm cho mình từ 10 đến 20 điểm bán hàng. Được biết, Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group), một đơn vị kinh doanh bất động sản cho biết kế hoạch mở 70-80 siêu thị và trung tâm thương mại trên toàn quốc tới năm 2015 và biến lĩnh vực bán lẻ thành hướng đi chiến lược của tập đoàn. Đáng chú ý là Tập đoàn Vingroup vừa khai trương khu trung tâm thương mại, quần thể vui chơi giải trí trong lòng đất Vincom Mega Mall Royal City với tổng diện tích mặt bằng lên tới 230.000m2. Đây là một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ, với chiến lược phát triển của tập đoàn này là 5 năm tới khoảng 10 trung tâm thương mại cao cấp ở khắp các thành phố lớn. Đó là những hành động rất dũng cảm của doanh nghiệp vì đã mạnh dạn đầu tư mở rộng mạng lưới trong hoàn cảnh rất khó khăn hiện nay. Điều này thể hiện một hoạt động lâu dài và hướng tới tương lai để doanh nghiệp có thể đặt chân vào lĩnh vực bán lẻ. Và đó cũng khẳng định một quy luật là dù khó khăn đến đâu thì tiêu dùng vẫn cần ăn uống, trang phục và vật dụng cần thiết. Chính vì thế, chúng tôi không quá lạc quan nhưng thị trường bán lẻ vẫn phải phát triển, dù không bằng những năm trước đây nhưng chắc chắn vẫn phải phát triển trong những năm tới.

PV: Hiện nay có nhiều hệ thống bán lẻ lớn đầu tư vào Việt Nam nhưng chất lượng sản phẩm và dịch vụ kém. Ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào ?

* Bà Đinh Thị Mỹ Loan: Nhìn nhận một cách tổng quan thì không có bất kỳ ai, kể cả các nhà bán lẻ có thể toàn vẹn và phục vụ tốt 100%. Bởi vì khi gặp phải sự cố như vài lô hàng bị ảnh hưởng dập nát, nhãn mác có khiếm khuyết, chất lượng không đảm bảo thì các doanh nghiệp bán lẻ như người làm dâu trăm họ, có cố gắng đến đâu đi nữa cũng không tránh khỏi sơ suất. Điều quan trọng là họ đã xử lý vụ việc đã xảy ra như thế nào, cùng với thái độ chân thành, chăm sóc khách hàng song hành thiện chí. Tôi nghĩ đã là nhà bán lẻ trực tiếp quan hệ với khách hàng ai mà chẳng làm như vậy. Nếu doanh nghiệp nào cố ý thì đương nhiên không bao giờ đứng vững và sẽ bị khách hàng tẩy chay, rời bỏ. Vì vậy, những hiện tượng của các doanh nghiệp bán lẻ được giới truyền thông phản ánh thời gian qua, theo chúng tôi, không phải là cố tình mà chỉ là rủi ro thôi. Theo tôi mình cũng phải công bằng kể cả các doanh nghiệp Việt Nam chứ không riêng gì FDI, chỗ này thì sữa chua, chỗ kia thì táo dập nên rất đơn giản, vấn đề là mình giải quyết tình huống ra sao.

PV: Bà có kiến nghị gì để giúp doanh nghiệp đưa hàng Việt về nông thôn đạt hiệu quả cao ?

* Bà Đinh Thị Mỹ Loan: Về phía Hiệp hội đang rất cần sự tiếp sức và những cách làm mới mẻ nữa trước hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn. Mặc dù qua mấy năm hoạt động, ra quân rầm rộ cũng được khuyến khích, ủng hộ, hỗ trợ nhưng thực tế vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn. Hầu hết những lần đưa hàng Việt về nông thôn cũng chỉ được một thời gian thôi sau đó lại trở nên chìm lắng. Vì thế, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam kiến nghị Nhà nước cần có chiến lược lâu bền, chính là việc phát triển các chợ ở nông thôn phải được cải tạo nâng cấp và phát triển hệ thống chợ vùng sâu vùng xa. Và không chỉ dừng lại ở đó, chúng ta còn phải phát triển các kết cấu hạ tầng khác. Hiện nay nhiều doanh nghiệp bán lẻ rất dũng cảm và được Hiệp hội khuyến khích đầu tư về nông thôn. Tại đây, các doanh nghiệp đều được kêu gọi và luôn luôn ưu tiên cho hàng do Việt Nam sản xuất tức là hàng có xuất xứ nội địa. Và, nếu chúng ta phát triển hệ thống chợ như kiến nghị của Hiệp hội thì hàng Việt sẽ được đưa đều đều về nông thôn, tránh tình trạng hàng trôi nổi ở các chợ cóc, chợ tạm hoặc không có xuất xứ, hàng nhái, hàng giả. Đồng thời về phía doanh nghiệp sản xuất cũng cần nỗ lực hơn nữa trong việc chiếm lòng tin của người tiêu dùng và giữ vững được lòng tin ấy. Qua mấy năm của cuộc vận động” Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” thì người tiêu dùng cũng đã bắt đầu chuyển sang lựa chọn hàng sản xuất trong nước. Do đó, doanh nghiệp phải làm thế nào để giữ lòng tin ấy qua việc sản xuất ra nhiều sản phẩm phong phú hơn cũng như chất lượng đảm bảo vệ sinh. Tôi nghĩ rằng nếu đảm bảo được như vậy thì giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối sẽ có nhiều cơ may trụ lại được chứ không bị hàng ngoại xâm chiếm.

Theo TTXVN

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007408511
Go to top