Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnThị trườngNgành mía đường năm 2024: Triển vọng sản lượng sản xuất trong nước tích cực

Ngành mía đường năm 2024: Triển vọng sản lượng sản xuất trong nước tích cực

 

miaduongTriển vọng sản lượng sản xuất vụ 2023/2024 (bắt đầu từ tháng 12/2023) dự kiến sẽ tích cực nhờ diện tích vùng nguyên liệu mía trong nước được mở rộng trong bối cảnh giá đường tăng mạnh.

Giá đường trong nước đi ngược với thế giới

Nhận định về giá đường thế giới trong năm 2024, Công ty Chứng khoán FPTS cho biết, theo dự báo của World Bank, giá đường thế giới năm 2024 sẽ giảm 6% về mức 490 USD/tấn bởi những lo ngại nguồn cung thắt chặt giảm bớt nhờ sản lượng sản xuất toàn cầu cải thiện khi triển vọng thời tiết tích cực hơn.

Dự báo trạng thái El Nino hiện tại sẽ kéo dài tới giữa năm 2024, sau đó thời tiết có thể chuyển sang trạng thái trung tính. Như vậy ở nửa sau niên vụ 2023/2024, điều kiện khí hậu kỳ vọng sẽ thuận lợi hơn cho canh tác và thu hoạch mía, giúp sản lượng mía đường toàn cầu tăng.

Theo dự báo tháng 11/2023 của Tổ chức Đường Quốc tế (ISO), sản lượng sản xuất đường toàn cầu niên vụ 2023/2024 sẽ chỉ thâm hụt nhẹ xấp xỉ 0,3 triệu tấn so với nhu cầu tiêu thụ, giảm đáng kể so với mức thâm hụt 2,1 triệu tấn của đợt dự báo tháng 8/2023.

Trong năm 2023, giá đường thế giới tăng mạnh và đạt đỉnh 12 năm vào đầu tháng 11 do lo ngại nguồn cung đường toàn cầu thắt chặt bởi hiện tượng thời tiết El Nino (xuất hiện từ đầu quý II/2023) gây hạn hán và mất mùa mía tại Ấn Độ, Thái Lan (lần lượt đứng thứ 2 và thứ 3 về sản xuất và xuất khẩu đường trên thế giới).

Tuy nhiên, từ cuối tháng 11 tới nay, giá đường thế giới nằm trong xu hướng giảm bởi triển vọng sản lượng sản xuất trong vụ 2023/2024 của Brazil (quốc gia sản xuất và xuất khẩu đường lớn nhất thế giới) đạt mức kỷ lục, tăng 27,4% so với cùng kỳ sẽ bù đắp sản lượng sụt giảm tại Ấn Độ và Thái Lan, giúp cán cân cung – cầu đường thế giới cân bằng hơn

Về giá đường trong nước, FPTS cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, giá đường Việt Nam tăng gần 10,6% so với cùng kỳ theo xu hướng tăng của giá đường thế giới và đạt trên 22.000 đồng/kg kể từ tháng 10.

Thời điểm cuối năm 2023 và nửa đầu quý I/2024, giá đường Việt Nam tiếp tục duy trì mức cao hiện tại (21.000 - 22.000 đồng/kg), đi ngược với xu hướng giảm của giá đường thế giới trong ngắn hạn vì: Lượng tồn kho của hầu hết các doanh nghiệp đường trong nước xuống thấp bởi sản lượng sản xuất của vụ trước đã được tiêu thụ gần hết và từ tháng 12 các nhà máy mới bước vào vụ 2023/2024 và Nhu cầu tiêu thụ đường trong nước thường tăng cao vào thời điểm cuối năm để phục vụ hoạt động sản xuất bánh mứt kẹo cho dịp lễ tết.

FPTS cho rằng, từ cuối quý I/2024, giá đường Việt Nam dự kiến bắt đầu điều chỉnh và giảm nhẹ xấp xỉ 3% so với cùng kỳ trong cả năm 2024, đạt trung bình 19.900 đồng/kg vì: Sản lượng đường sản xuất trong nước dồi dào khi các doanh nghiệp bước vào vụ ép mới từ tháng 12/2023 với triển vọng sản lượng sản xuất tích cực và Giá đường thế giới giảm.

“Giá đường thế giới giảm trong năm 2024 sẽ tác động tới xu hướng của giá đường trong nước do hiện nay nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng 35 – 40% nhu cầu tiêu thụ, còn lại đều phụ thuộc vào đường nhập khẩu”, FPTS đánh giá.

Sản lượng tiêu thụ cao

Triển vọng sản lượng sản xuất vụ 2023/2024 (bắt đầu từ tháng 12/2023) dự kiến sẽ tích cực nhờ diện tích vùng nguyên liệu mía trong nước được mở rộng trong bối cảnh giá đường tăng mạnh.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) dự báo, sản lượng mía đưa vào chế biến trong niên vụ 2023/2024 đạt 10,6 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ và sản xuất được hơn 01 triệu tấn đường thành phẩm, tăng 10% so với cùng kỳ - mức sản lượng cao nhất kể từ niên vụ 2019/2020 đến nay.

Đánh giá về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp mía đường niêm yết, Công ty Chứng khoán này dự phóng kết quả kinh doanh giảm nhẹ, nhưng vẫn ở mức cao. Theo đó, doanh thu các doanh nghiệp đường niên vụ 2023/2024F ước đạt 38.159 tỷ đồng, giảm gần 1,6% so với cùng kỳ do: Giá bán trung bình đạt xấp xỉ 16.648.000 đồng/tấn, giảm gần 3,2% so với cùng kỳ và Sản lượng tiêu thụ đường đạt 1.755.000 tấn, tương đương mức nền cao của niên vụ 2022/2023.

FPTS cho rằng, giá bán trung bình của các doanh nghiệp đường niêm yết niên vụ 2023/2024F dự kiến có cùng xu hướng giảm với giá đường nội địa khi triển vọng sản lượng sản xuất trong nước tích cực và chịu tác động của giá đường thế giới giảm.

Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp trong niên vụ 2023/2024F dự báo tương đương mức cao của niên vụ 2022/2023 (sản lượng tiêu thụ tăng 27% so với cùng kỳ nhờ được hưởng lợi từ biện pháp phòng vệ thương mại.

Đơn vị này nhận định, lợi nhuận sau thuế ngành mía đường ước đạt 2.991 tỷ đồng, giảm 1,5% so với cùng kỳ trong niên vụ 2023/2024F, sụt giảm do doanh thu toàn ngành giảm. Biên lợi nhuận sau thuế dự phóng tương đương niên vụ 2022/2023 dù giá bán giảm nhờ giả định Áp lực chi phí lãi vay giảm và Lợi nhuận mảng sữa đậu nành của QNS cải thiện nhờ giá đầu vào hạ nhiệt.

“Mặc dù sụt giảm, nhưng kết quả kinh doanh niên vụ 2023/2024F vẫn rất khả quan so với kết quả kinh doanh ngành mía đường 5 niên vụ trở lại đây nhờ giá đường vẫn neo ở mức cao. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế ngành đường niên vụ 2023/2024F lần lượt cao hơn 39% và 40% so với mức trung bình giai đoạn 2018/2019 – 2022/2023”, FPTS nhận định.

Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp

Từ khóa: sản lượng tiêu thụ, giá đường, khả quan, nội địa

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007600084
Go to top