Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếGSP tạo đà cho xuất khẩu vào EU

GSP tạo đà cho xuất khẩu vào EU

Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mới của EU được áp dụng từ ngày 1-1-2014 mở ra cơ hội tăng kim ngạch XK của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng dệt may, da giày... Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, muốn tận dụng lợi thế từ GSP, các DN cần chú ý tới khối lượng XK để tránh đạt ngưỡng “trưởng thành”.

“Đe dọa” tính bền vững
Theo quy chế GSP mới, 88 nước, trong đó có Việt Nam được hưởng ưu đãi GSP thay vì 176 nước như trước đó. Việt Nam được hưởng chế độ GSP đối với tất cả các mặt hàng, kể cả những mặt hàng trước đã bị xếp vào nhóm hàng đã “trưởng thành” như giày dép, mũ nón, ô dù. Các mặt hàng sẽ được đưa vào diện “trưởng thành” khi có sự gia tăng về thị phần tại EU với ngưỡng quy định là 17,5%, riêng hàng dệt là 14,5%.

Theo ông Trần Ngọc Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), với quy định này, hầu hết mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, thủy sản, cà phê, chè, nhựa… sớm đạt và vượt ngưỡng “trưởng thành”. Chẳng hạn, như đối với cà phê, chè, gia vị nếu áp dụng GSP mới, thị phần của cà phê Việt Nam sẽ tăng từ 12,11% hiện tại lên tới 21,68%, vượt ngưỡng “trưởng thành”. Với mặt hàng thủy sản, thị phần XK thủy sản của Việt Nam vào EU có thể tăng từ 9,9% lên 19%, vượt ngưỡng “trưởng thành”. Giày dép của Việt Nam vừa được EU cho hưởng lại GSP nhưng sau khi Trung Quốc không được hưởng GSP, thị phần nhóm hàng này đạt 34%, cũng vượt ngưỡng “trưởng thành”. Song điều này cũng đồng nghĩa với việc những ưu đãi của GSP vốn mang lại lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa XK của Việt Nam sẽ dần mất đi và có nguy cơ đe doạ đến tính bền vững của thị phần XK các mặt hàng tại thị trường này. Trong số các mặt hàng XK có thế mạnh của Việt Nam vào EU, ông Quân cho biết thêm, chỉ có sản phẩm gỗ, nguyên liệu dệt và hàng điện tử, điện thoại là có khả năng được hưởng ưu đãi GSP ổn định do có thị phần khá thấp (dưới 4%).

Còn theo ông Claudio Dordi, Cố vấn trưởng Dự án Hỗ trợ chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu, việc có ưu đãi thuế quan trên thị trường châu Âu cũng tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho các DN dệt may Việt Nam, đặc biệt khi đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam hiện nay là Trung Quốc đang bị áp thuế MFN (hơn GSP trung bình 3%). Thay vì đặt các đơn hàng ở Trung Quốc, khách hàng sẽ lựa chọn Việt Nam để được giảm thuế NK khi các DN Việt Nam xuất hàng sang châu Âu. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh do GSP đem lại không mang tính bền vững vì việc đáp ứng được các quy tắc của GSP và thời hạn có hiệu lực của GSP không phải là mãi mãi.
tax Không mong được ưu đãi

Để được hưởng những ưu đãi từ GSP mới, các DN XK phải đáp ứng những yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo quy định của EU. Ông Thân Đức Việt, Giám đốc Điều hành Tổng công ty May 10 cho rằng lợi thế cạnh tranh mà GSP mang lại là lợi thế “ngoại sinh”, chứ không phải “nội sinh”, nên không mang tính bền vững. Trên thực tế, khó khăn chính của Tổng công ty May 10 khi tận dụng các lợi thế của GSP chính là việc đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ nguyên liệu để xin được C/O form A (đủ điều kiện hưởng ưu đãi). Bởi đối với hàng FOB hiện tại của Tổng công ty này, các nguyên liệu chính vẫn do khách hàng chỉ định và chủ yếu nhập từ Trung Quốc, trong khi các phụ liệu tự mua trong nước chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 10%), nên rất khó xin được giấy chứng nhận ưu đãi. Hoặc như các sản phẩm gỗ - vốn được đánh giá là được hưởng ưu đãi dài hạn, song những yêu cầu về quy tắc xuất xứ với nguồn gỗ hợp pháp được sản xuất trong nước cũng là “rào cản” để tận hưởng những ưu đãi từ GSP.

Đứng từ góc độ chuyên gia, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại nhìn nhận, danh mục, mức thuế GSP thường không cố định mà được điều chỉnh theo định kỳ, làm ảnh hưởng đến khả năng xâm nhập thị trường. Điều này dẫn đến sức sản xuất của nhiều mặt hàng có GSP bị ảnh hưởng và điều chỉnh. GSP cũng gây tâm lý ỷ lại, không tạo sức ép tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nên không tạo ra sự cân bằng động trong XK. XK có thể tăng nhờ GSP, nhưng NK cũng tăng do sức cạnh tranh về năng suất lao động, chất lượng và giá thành trong sản xuất vẫn thấp. Trong điều kiện Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc tham gia vào nhiều hiệp định mậu dịch tự do song phương và khu vực, mức thuế NK trong các hiệp định này sẽ giảm xuống sau một thời gian (thường là 10 năm) thì ý nghĩa của GSP cũng sẽ giảm dần và triệt tiêu. “Không nên dựa mãi vào GSP, không ai mong muốn nghèo mãi để hưởng GSP”, ông Tuyển nói.

Vì vậy, để có thể khai thác được lợi ích từ GSP, theo vị chuyên gia này, các DN phải nắm vững các quy định về GSP của từng nước (quy tắc xuất xứ, chế độ trưởng thành, điều kiện về cạnh tranh…) để tránh những vướng mắc (thậm chí thiệt hại) khi XK theo chế độ này. EU cho hưởng GSP với tất cả các mặt hàng nhưng không nên dồn tập trung nhiều mặt hàng bởi như thế sẽ nhanh chóng đạt ngưỡng “trưởng thành”, khi đó DN sẽ ngừng được hưởng GSP.

Theo Báo Hải quan

Từ khóa: GSP, tạo đà, xuất khẩu, EU
 

 

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007422914
Go to top