Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếThoả thuận giải quyết khủng hoảng khí hậu toàn cầu bằng cách chấm dứt kỉ nguyên của nhiên liệu hóa thạch

Thoả thuận giải quyết khủng hoảng khí hậu toàn cầu bằng cách chấm dứt kỉ nguyên của nhiên liệu hóa thạch

Screen Shot 2024 01 11 at 11.59.54 AM

Theo tờ Australian Financial Review, các quốc gia đã đạt được thỏa thuận kêu gọi giải quyết nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng khí hậu là nhiên liệu hóa thạch, phá vỡ thế bế tắc vốn đã cản trở các cuộc đàm phán về khí hậu trong 3 thập kỷ qua.

Cụ thể, thỏa thuận cuối cùng tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28) năm 2023 ở Dubai (UAE), đưa ra khuyến nghị rõ ràng là các nước “chuyển đổi khỏi sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng một cách công bằng, có trật tự và hợp lý để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 từ nay đến năm 2050, phù hợp với khoa học”.

Theo các chuyên gia, thỏa thuận này có thể là yếu tố thay đổi tích cực cho tình hình khí hậu thế giới, đồng thời “về cơ bản báo hiệu sự kết thúc kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch”. Nhiên liệu hóa thạch, bao gồm than, dầu và khí đốt, chiếm hơn 75% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu và gần 90% tổng lượng phát thải carbon dioxide.

Tuy nhiên, thỏa thuận tại COP28 vẫn khiến hành tinh rơi vào quỹ đạo nguy hiểm. Liên Hợp Quốc cho hay, đến năm 2030, thế giới sẽ phải cắt giảm 43% lượng khí thải nhà kính để đáp ứng mục tiêu đầy tham vọng nhất của Thỏa thuận Paris là hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở 1,5 độ C. Điều đó đòi hỏi phải cắt giảm mức phát thải hàng năm, vốn chỉ đạt được trong thời kỳ đại dịch Covid-19.

Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry nhận xét, COP28 là kỳ họp cuối cùng mà mục tiêu 1,5 độ C có thể vẫn nằm trong tầm tay. Trong khi, Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi thỏa thuận này là “cột mốc lịch sử” giúp duy trì hy vọng về Thỏa thuận Paris.

Chuyên gia Catherine Abreu, người sáng lập và là Giám đốc điều hành của nhóm vận động khí hậu Destination Zero cho biết, cuối cùng ảnh hưởng của các tác nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã giúp tạo động lực cho một thỏa thuận trong lĩnh vực này.

Trước đó, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) hồi đầu năm 2023 đã dấy lên hy vọng về việc chấm dứt kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch khi dự đoán, mức tiêu thụ dầu, khí đốt và than đá sẽ đạt đỉnh trước năm 2030 và bắt đầu giảm khi các chính sách về khí hậu có hiệu lực. Và để hiểu cách nào thế giới có thể chấm dứt tình trạng phát thải toàn cầu ngày càng tăng, cần nhìn vào ngành điện toàn cầu.

Bà Malgorzata Wiatros-Motyka, một nhà nghiên cứu của Ember nhận định: “Thế giới đang đứng trước đỉnh điểm phát thải của ngành điện”. Thông qua nghiên cứu việc sản xuất điện ở 78 quốc gia - chiếm 92% nhu cầu điện toàn cầu, báo cáo của Ember cho thấy, lượng khí thải từ việc sản xuất điện đã ổn định trong nửa đầu năm 2023 và có thể giảm từ năm tới. Đồng thời, năng lượng mặt trời được tạo ra tăng 16% và sản lượng năng lượng gió toàn cầu tăng 10%.

Trong khi đó, báo cáo hàng đầu của IEA - một trong những báo cáo có ảnh hưởng nhất trong cuộc tranh luận về khí hậu và năng lượng - đã phát hiện ra rằng, sự gia tăng ổn định của năng lượng gió và mặt trời đang trên đà vượt xa nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của thế giới, có nghĩa là năng lượng tái tạo sẽ bắt đầu thay thế nhiên liệu hóa thạch trên quy mô toàn cầu. Đồng thời, việc triển khai xe điện trên toàn cầu dự kiến sẽ bắt đầu làm giảm nhu cầu về nhiên liệu đường bộ, vốn chiếm khoảng 50% nhu cầu dầu ở các nước phát triển.

Việc giảm tốc độ sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong hệ thống năng lượng còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ. Văn bản này cũng đề cập đến sự cần thiết phải tăng cường các công nghệ có thể thu hồi lượng khí thải trong các lĩnh vực ngốn năng lượng và từ lâu phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, bao gồm thép, xi măng và vận tải biển.

Ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch từ lâu đã sử dụng công nghệ thu hồi carbon, hút carbon dioxide ra khỏi không khí và lưu trữ sâu dưới lòng đất như một loại thuốc chữa bách bệnh khí hậu. Nhưng các nhà môi trường lo ngại rằng công nghệ này, vốn có nhiều thành tích chưa rõ ràng và chưa bao giờ được triển khai rộng rãi, có thể trở thành tấm bình phong khiến việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch kéo dài trong nhiều thập kỷ tới.

Thỏa thuận cũng cho phép “nhiên liệu chuyển tiếp” đóng một vai trò nhất định. Điều này thường được cho là ám chỉ khí đốt tự nhiên, từ lâu đã được coi là “nhiên liệu cầu nối” mà xã hội có thể sử dụng trong khi chờ đợi các giải pháp thay thế sạch hơn xuất hiện.

Tuy nhiên, thành phần chính của khí tự nhiên là mê-tan, một chất gây ô nhiễm không khí mạnh và làm nóng bầu khí quyển nhanh hơn carbon dioxide trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia, đặc biệt là ở châu Âu, ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt khi giá năng lượng tăng vọt.

Nguồn: Vietq

Từ khóa: công nghệ, thu hồi carbon, khí đốt, nhiên liệu hóa thạch

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394104
Go to top