Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếĐông Nam Á - điểm đến hấp dẫn tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu

Đông Nam Á - điểm đến hấp dẫn tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu

2023 12 19 145578 1702999882. large

Đông Nam Á nổi lên như một địa điểm hấp dẫn khi các công ty tìm cách quản lý chi phí cung ứng và giảm thiểu rủi ro cho chuỗi cung ứng. Điều này mang đến cơ hội sinh lợi để khám phá cơ hội sản xuất tại các thị trường đầy tiềm năng.

Các công ty đa quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong việc định hình chiến lược chuỗi cung ứng và cấu hình lại mạng lưới của doanh nghiệp, để ứng phó với những biến động địa chính trị toàn cầu. Động lực giữa cường quốc sản xuất Trung Quốc và một số đối tác thương mại lớn đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sản xuất hiện có, trong khi công nghệ và chi phí lao động thay đổi tương đối. Đại dịch Covid-19 bùng phát đã cho thấy sự cần thiết của một chuỗi cung ứng linh hoạt, đặc biệt khi căng thẳng địa chính trị gia tăng càng tạo ra những cân nhắc phức tạp hơn cho các đối tác thương mại toàn cầu. Theo một cuộc khảo sát của Boston Consulting Group, những cân nhắc phức tạp này là lý do tại sao hơn 90% các nhà sản xuất toàn cầu có ý định thiết kế lại nguồn cung ứng của họ trong 5 năm tới.

Các công ty có khả năng phục hồi có khả năng hoạt động tốt hơn gấp đôi so với các công ty không có khả năng phục hồi về hiệu suất tổng lợi nhuận của cổ đông (TSR) dài hạn. Hơn nữa, việc chuyển đổi dấu ấn thành công có thể cải thiện khả năng phục hồi và tính bền vững của các công ty, cũng như cắt giảm chi phí sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu của họ từ  20 - 50%. Theo đó, Đông Nam Á đã nổi lên như một địa điểm hấp dẫn trong bối cảnh này.

Một trọng tâm sản xuất mới

Đông Nam Á có khả năng cạnh tranh hấp dẫn về chi phí sản xuất. Mô hình so sánh chi phí sản xuất toàn cầu độc quyền của Tập đoàn Tư vấn Boston (BCG) đánh giá rằng, chi phí sản xuất cơ bản ở Đông Nam Á hiện thấp hơn tới 15% so với Trung Quốc, ngay cả trước khi áp dụng chi phí hậu cần và thuế quan tiềm năng. Hơn nữa, khu vực này cũng được hưởng lợi từ sự dịch chuyển đáng kể khỏi Trung Quốc, với tỷ lệ xuất khẩu sang Mỹ tăng 65% từ năm 2018 đến năm 2022, trong khi nhập khẩu hàng hóa của Mỹ từ Trung Quốc giảm 10%.

Khảo sát cho thấy, tiêu dùng nội địa ở Đông Nam Á được dự đoán sẽ đạt 4.000 tỷ USD vào năm 2031. Tăng trưởng nhanh chóng trong khu vực cũng đã tạo nên một thị trường nội địa rộng lớn, với GDP là 3.600 tỷ USD vào năm 2022, với tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập trung bình và cao sắp đạt được 84% số hộ gia đình vào năm 2031.

Ở cấp độ khu vực, ASEAN cũng đã thực hiện một loạt chính sách hỗ trợ, với các biện pháp nhằm tăng cường tự do lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia thành viên trong những năm gần đây. Việc mở rộng và hiện đại hóa các cảng được bổ sung bằng việc đầu tư vào năng lượng, giao thông và hạ tầng kỹ thuật số. Theo đó, mạng lưới đường cao tốc ASEAN, dự án đường sắt Singapore - Côn Minh và Tam giác tăng trưởng Indonesia - Malaysia - Thái Lan đều là những minh chứng rõ nét nhất về hệ sinh thái đang phát triển.

Những sáng kiến kể trên phù hợp với Kế hoạch Tổng thể Xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN, được tạo ra với mục tiêu tạo dựng một nền kinh tế khu vực hội nhập sâu sắc và cùng có lợi, với sự di chuyển liền mạch của hàng hóa và con người. Ngoài ra, các hiệp định thương mại lớn như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được tạo ra cho thấy khu vực này có khả năng cạnh tranh khi tiếp cận với các quốc gia chiếm từ 40% trở lên GDP toàn cầu.

Trên toàn cầu, giá trị gia tăng của ngành sản xuất ở Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ 748 tỷ USD vào năm 2022, lên 1.400 tỷ USD vào năm 2028. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự kiến là 11%, đưa Đông Nam Á dẫn đầu về tăng trưởng sản xuất toàn cầu, vượt xa các đối thủ như Ấn Độ (8,4%), Trung Quốc (3,6%) và Mexico (3,3%). Theo Mô hình Thương mại Toàn cầu độc quyền của BCG, xuất khẩu của Đông Nam Á sẽ tăng gần 90%, đạt 3.200 tỷ USD vào năm 2031. 

“Nhân tố” mang đến cơ hội sản xuất mới

Thị trường sản xuất của Đông Nam Á được thống trị bởi 6 quốc gia chủ chốt với những cân nhắc đặc biệt về các cơ hội mà các nước này mang lại. Trong đó, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam tự hào có cơ hội sản xuất đa dạng trên nhiều ngành công nghiệp, mang lại lợi ích hấp dẫn cho các công ty. Theo đó, cơ hội sản xuất của Indonesia đang gia tăng đáng kể, nhưng để có thể tận dụng được phần lớn giá trị cơ hội này, các công ty phải đưa ra những lựa chọn chiến lược một cách thận trọng, đồng thời đánh giá những lợi ích và thách thức của địa phương.

Indonesia hiện là nền kinh tế lớn nhất của Đông Nam Á, với nền tảng tăng trưởng cao và lợi thế nhân khẩu học hấp dẫn, quốc gia này sẵn sàng khẳng định mình là một địa điểm hấp dẫn trong khu vực. Theo chỉ số phân tích từ tháng 8.2023 của Viện Quản lý Dự án (PMI) cho thấy, sản xuất của Indonesia cao nhất trong số các nước ASEAN và chỉ thấp hơn một chút so với quốc gia dẫn đầu châu Á là Ấn Độ. Hơn nữa, quốc gia này cũng tự hào khi có chi phí sản xuất được điều chỉnh theo năng suất thấp, thấp hơn khoảng 15% so với Trung Quốc.

Mặc dù tự hào về những nguyên tắc cơ bản đáng khích lệ, Indonesia cũng phải đối mặt với một số thách thức đặc biệt, bao gồm việc phát triển kết cấu hạ tầng nhằm hạn chế mạng lưới thương mại giữa liên đảo và nội đảo, áp lực lạm phát đối với hàng hóa sản xuất trong nước. Chính vì những thách thức đó, các công ty cần suy ngẫm về sự phức tạp của việc tham gia và vận hành, để bảo đảm quá trình chuyển đổi chuỗi cung ứng thành công. Ngoài ra, các công ty và doanh nghiệp cần hiểu dòng chảy thương mại toàn cầu sẽ phát triển như thế nào trong thập kỷ tới, theo từng lĩnh vực và điều này có thể thay đổi lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác ra sao.

Thêm vào đó, việc so sánh các chi phí giữa các quốc gia và khu vực khác nhau cũng rất cần thiết. Điều này bao gồm sự hiểu biết về những tác động của các thành phần chính, như sự khác biệt giữa các khu vực về mức lương, năng suất lao động, chi phí hoạt động, thuế quan… Ngay cả trong từng quốc gia, các công ty cần có những phân tích khu vực dựa trên nguồn nhân tài sẵn có tại địa phương, cơ sở cung ứng, ưu đãi của chính phủ, kết cấu hạ tầng...  

Kết hợp với nhiều yếu tố, Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia, sẽ là điểm đến hấp dẫn để tái cấu trúc chuỗi cung ứng nhờ vào các biện pháp chính sách khu vực và thị trường nội địa đang phát triển mạnh mẽ; khi cơ hội khu vực đã chín muồi, việc hiểu rõ bối cảnh địa phương là yếu tố quan trọng để hiện thực hóa cơ hội này.

Nguồn: Đại biểu Nhân dân

Từ khóa: châu Á, trọng tâm, cơ hội, chính sách khu vực

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394104
Go to top