Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếQuan hệ Trung Quốc - Nhật Bản sau RCEP

Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản sau RCEP

nhat ban trung quocHiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. RCEP có ý nghĩa quan trọng về kinh tế vì hiệp định này đánh dấu lần đầu tiên ba nước lớn trong khu vực Đông Á: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc thiết lập quan hệ đối tác kinh tế toàn diện.

RCEP dự kiến sẽ làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ở khu vực Đông Á bằng cách tạo ra nhiều chuỗi cung ứng tích hợp hơn. Mặc dù RCEP xóa bỏ gần 91% thuế quan, mức độ tự do hóa của hiệp định này vẫn thấp hơn so với CPTPP với tỷ lệ xóa bỏ thuế quan là 98% nhưng RCEP có thể bù đắp lại về kim ngạch. Với quy mô khoảng 2,3 tỷ người và tổng GDP khoảng 29 nghìn tỷ USD, RCEP là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 30% dân số và GDP toàn cầu.

RCEP khuyến khích Trung Quốc và Nhật Bản hợp tác đầu tư và cùng đạt lợi ích, chẳng hạn như tại khu vực Đông Nam Á. Hiệp hội doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất của Nhật Bản - Keidanren (Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản), đã tìm cách mở rộng hoạt động của các công ty Nhật Bản tại thị trường Trung Quốc khổng lồ và RCEP giúp họ tiếp cận nhiều cơ hội hơn.

Nhưng hội nhập cũng làm tăng sự cạnh tranh giữa Trung-Nhật để giành vị trí lãnh đạo kinh tế khu vực, đặc biệt là sau khi Mỹ rút khỏi CPTPP. Trung Quốc đã đầu tư một số tiền lớn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) và thúc đẩy lợi ích kinh tế - chính trị của mình tại Đông Nam Á và các khu vực khác. Hội nhập kinh tế thông qua RCEP có thể giúp cho Trung Quốc nâng cao ảnh hưởng của mình ở những khu vực này, mang lại cơ hội lớn hơn để tham gia vào đầu tư và các hoạt động liên quan khác theo BRI.

Với sự thoái lui của Mỹ, Trung Quốc bất ngờ nộp đơn xin gia nhập CPTPP. Sự gia nhập của Trung Quốc sẽ làm cán cân quyền lực kinh tế ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nghiêng về phía nước này. Nhưng vẫn còn tồn tại một số rào cản. Chính phủ Trung Quốc có nhiều trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) nhằm duy trì mối quan hệ chính trị sâu sắc với chính phủ. Trung Quốc phải cam kết về trợ cấp doanh nghiệp nhà nước theo CPTPP, nếu không sẽ khó đáp ứng được điều kiện gia nhập vào hiệp định này. Vấn nạn “lao động cưỡng bức” tại Trung Quốc là một rào cản cùng với các vấn đề khác như dòng dữ liệu xuyên quốc gia và bảo vệ môi trường. Không rõ chính phủ Trung Quốc sẽ giải quyết các rào cản này bằng cách nào để nhận được sự đồng thuận từ các thành viên CPTPP.

Một số các quốc gia thành viên như Việt Nam cũng gặp vấn đề về trợ cấp cho DNNN và được miễn trừ khi tham gia CPTPP. Xét theo hướng đó, Trung Quốc không hẳn là không có khả năng gia nhập CPTPP. Trước đó Trung Quốc cũng đã khéo léo đàm phán với một số quốc gia thành viên CPTPP và có khả năng nước này sẽ được nhượng bộ để tham gia vào CPTPP.

Mặc dù triển vọng gia nhập CPTPP của Trung Quốc có thành sự thật hay không, việc này cũng là một cách để đánh giá ý định trong việc giành lại vai trò lãnh đạo ở châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Nhằm mục đích kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy, Mỹ đã thúc đẩy sáng kiến “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” và đề xuất Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEF). IPEF không phải là một hiệp định thương mại tự do mang tính chất ràng buộc và không phải là một khuôn khổ nhằm giúp Mỹ dẫn dắt kinh tế khu vực. Ngoài ra, Mạng lưới Chấm xanh (Blue Dot Network) được thành lập bởi Mỹ, Nhật Bản và Úc nhằm thúc đẩy nhiều dự án cơ sở hạ tầng “có chất lượng” so với BRI.

Không thấy Mỹ có dấu hiệu tham gia vào hội nhập kinh tế khu vực, Nhật Bản đã phản ứng với sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng cách đóng vai trò lãnh đạo và dẫn dắt các cuộc đàm phán để đạt được CPTPP. Nhưng vị trí lãnh đạo của Nhật Bản có thể bị đe dọa nếu đơn xin gia nhập của Trung Quốc được chấp thuận. Ấn Độ rút khỏi RCEP cũng có thể gây ảnh hưởng tới vai trò lãnh đạo, dẫn dắt của Nhật Bản. Sau cùng, Trung Quốc có khả năng sẽ trở thành cường quốc kinh tế thống trị khu vực bằng cách thiết lập các quy tắc thương mại và đầu tư có lợi cho nước này.

Trong quá trình thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, bên cạnh khả năng xảy ra cạnh tranh với Trung Quốc thì Nhật Bản cũng đạt được những lợi ích đáng kể. Nhật Bản có thể dễ dàng tiếp cận thị trường Trung Quốc khổng lồ bằng việc giảm thuế quan hoặc không áp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, khiến cho Trung Quốc phải tuân theo các quy tắc tự do hóa đầu tư và thương mại quốc tế. Quan trọng là hợp tác kinh tế với Trung Quốc cũng giúp cho an ninh khu vực được củng cố.

Nguồn: Diễn đàn Đông Á

Từ khoá: CPTPP, RCEP, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, BRI, hội nhập quốc tế, hội nhập kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007392062
Go to top