Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếTác động của chủ nghĩa quốc gia công nghệ Mỹ-Trung đối với ASEAN

Tác động của chủ nghĩa quốc gia công nghệ Mỹ-Trung đối với ASEAN

6PM SAT 07112020 AN

Tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) vào tháng 9 năm 2020, Tổng thư ký LHQ chia sẻ, căng thẳng địa chiến lược, sự ngờ vực toàn cầu và mặt tối của thế giới kỹ thuật số là những mối đe dọa lớn có thể chia rẽ thế giới. Những mối đe dọa này xuất phát từ sự cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cuộc đối đầu này có nguy cơ dẫn đến một cuộc Chiến tranh Lạnh mới mà có thể 'chia cắt địa cầu'.

Những mối đe dọa trên được gọi chung là Chủ nghĩa dân tộc về công nghệ (technationalism), một hành vi theo chủ nghĩa trọng thương mà cả hai cường quốc đang theo đuổi. Chủ nghĩa này có thể làm suy yếu lý tưởng hợp tác toàn cầu hướng tới một tương lai chung cho tất cả các quốc gia.

Chủ nghĩa dân tộc về công nghệ giúp tăng cường an ninh quốc gia, củng cố nền kinh tế và các giá trị chính trị-xã hội của một cường quốc, nhưng đổi lại, cường quốc còn lại sẽ chịu thiệt hại. Tác động của chủ nghĩa này sẽ vang dội khắp Đông Nam Á, nơi mà cả hai cường quốc đều coi là một đấu trường chiến lược trong cuộc tranh giành ảnh hưởng địa chính trị của họ ở châu Á - Thái Bình Dương.

Chủ nghĩa dân tộc về công nghệ sẽ ảnh hưởng đến Đông Nam Á

‘Nước Mỹ trên hết’ của Tổng thống Trump và ‘Sản xuất tại Trung Quốc 2025’ của Chủ tịch Tập Cận Bình là hai chính sách dân tộc về công nghệ mà hai nước dùng để cạnh tranh nhau. Theo chủ nghĩa này, thương mại và công nghệ không được dùng làm yếu tố thúc đẩy hợp tác quốc tế. Thay vào đó, chúng trở thành công cụ để các cường quốc tiến hành chiến tranh kinh tế chống lại nhau.

Mỹ đã thiết lập một chiến dịch quyết liệt trên toàn cầu nhằm chống lại những chính sách và thực tiễn của Trung Quốc mà Mỹ cho rằng không công bằng, làm đe dọa đến trật tự thế giới tự do. Các phản ứng của Trung Quốc đối với chiến dịch của Mỹ ngày càng tăng. Ví dụ: ‘Sáng kiến ​​Toàn cầu về An ninh Dữ liệu’ của Trung Quốc thách thức ‘Sáng kiến ​​Mạng sạch’ của Hoa Kỳ - sáng kiến nhằm mục đích loại bỏ sự thống trị công nghệ 5G và năng lực định hình các tiêu chuẩn công nghệ toàn cầu của Trung Quốc.

Một ví dụ khác là việc Trung Quốc đưa ra 'Danh sách thực thể không đáng tin cậy'. Đây là biện pháp đáp trả các nỗ lực tương tự của Mỹ làm tê liệt những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như ByteDance, Tencent và Huawei.

Vì Mỹ và Trung Quốc đều là những đối tác thương mại quan trọng của Đông Nam Á, khu vực này chắc chắn sẽ phải đối mặt với những tác động từ các hành vi thất thường và các hành động ăn miếng trả miếng của hai cường quốc. Ví dụ, các nước Đông Nam Á có thể sẽ rất vất vả trước sự đứt gãy kỹ thuật số phức tạp bắt nguồn từ sự phân chia công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ, nếu các nước ASEAN muốn tận dụng nền kinh tế kỹ thuật số để khai thác tốt hơn cơ hội ở 2 thị trường trên.

Ngay lúc này đây, chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tới Đông Nam Á vào tháng 10 năm 2020 và việc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tham gia các cuộc họp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 9 năm 2020 cũng là những động thái ngoại giao đối trọng nhau của cả hai cường quốc, nhằm lôi kéo sự ủng hộ của các nước trong khu vực. Ví dụ, Ngoại trưởng Pompeo đã hối thúc các nước Đông Nam Á xem xét lại các thỏa thuận với một số công ty Trung Quốc mà Mỹ đã đưa vào danh sách đen.

Tuy nhiên, sự gần gũi về địa lý và quy mô của nền kinh tế của Trung Quốc khiến các nước Đông Nam Á phải duy trì đồng thời mối quan hệ có ý nghĩa với Trung Quốc và Mỹ. Một lý do nữa khiến các nước ASEAN không thể từ bỏ Trung Quốc là vì đây là nền kinh tế lớn duy nhất đã đạt được tăng trưởng dương trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19.

Các nước Đông Nam Á phải đối mặt với thách thức khó khăn và vô tận trong việc thuyết phục các cường quốc rằng, ASEAN đã và sẽ không đứng về phía nào cả. Tuy nhiên, nếu phe quá khích ở phương Tây coi sự hiện diện ngày càng tăng của các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ở Đông Nam Á như một nỗ lực thúc đẩy chương trình “Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số”, thì Mỹ có thể coi khu vực này là một mắt xích yếu trong mạng lưới đồng minh và đối tác của mình.

Hơn nữa, Mỹ cũng có thể sẽ tập trung sử dụng một số chính sách kinh tế mang tính cưỡng ép đối với Đông Nam Á, nếu doanh nghiệp và nhà cung cấp công nghệ chuyển đến khu vực này nhiều hơn là quay trở lại Mỹ. Còn nếu phe diều hâu ở Trung Quốc nhận thấy bất kỳ khó khăn nào cản trở chiến lược ‘Trung Quốc cộng một’ khi ASEAN đáp lại lời kêu gọi của Hoa Kỳ đứng lên chống lại Trung Quốc, Đông Nam Á có thể phải đối mặt với hậu quả.

Ví dụ, Australia là một đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc. Tuy nhiên, nước này vấp phải sự trả đũa ngoại giao và kinh tế của Trung Quốc vì đã cố tình đứng về phía Mỹ trong việc đổ lỗi cho Trung Quốc về sự lây lan của COVID-19.

Với tầm quan trọng chiến lược của Đông Nam Á đối với cả hai cường quốc, khu vực này có thể trở thành tâm điểm của các chiến dịch cạnh tranh ảnh hưởng và hoạt động tình báo. Vì công nghệ - gồm cơ sở hạ tầng, dịch vụ, nhân tài và vốn - là yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, các nước Đông Nam Á sẽ cần tăng cường các biện pháp để quản lý rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng. Những biện pháp này có thể bao gồm việc chỉ định các công ty đa quốc gia liên quan đến công nghệ được thành lập trong nước hoặc đặt trụ sở trong nước làm tài sản chiến lược.

Tuy nhiên, một cường quốc có thể coi những công ty này là mối đe dọa nếu các công ty này tiến hành hoạt động kinh doanh có lợi cho chiến lược vĩ đại của cường quốc đối lập. Ví dụ, vào năm 2018, Mỹ đã chặn Broadcom có ​​trụ sở tại Singapore mua lại Qualcomm do lo ngại thỏa thuận này có thể thúc đẩy sự thống trị của Trung Quốc trong công nghệ 5G, đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.

Vững tay chèo trong sự hỗn loạn của chủ nghĩa dân tộc công nghệ

Một Đông Nam Á bị phân cực bởi Chủ nghĩa dân tộc công nghệ Mỹ-Trung sẽ gây bất lợi về kinh tế cho các nước trong khu vực và cuối cùng ảnh hưởng đến quan hệ thương mại và hợp tác công nghệ với cả hai cường quốc. Các quốc gia Đông Nam Á nên đoàn kết hơn trong việc đối phó với chủ nghĩa dân tộc công nghệ Mỹ-Trung, lấy lợi ích của quốc gia và ASEAN làm trung tâm thay vì lấy Mỹ hay Trung Quốc làm trung tâm. ASEAN cần phải xác định rõ lợi ích chung của các nước về công nghệ, kinh tế và an ninh quốc gia là gì.

Về mặt công nghệ, các quốc gia Đông Nam Á với tư cách là người sử dụng đáng kể công nghệ 4G và 5G nên thể hiện tiếng nói nổi bật hơn trong việc thiết lập các tiêu chuẩn công nghệ và an ninh mạng. Điều này càng quan trọng hơn khi các quốc gia trong khu vực đang sử dụng số hóa và các giải pháp thành phố thông minh để cơ cấu lại nền kinh tế hậu COVID-19.

Sách trắng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2018 với tên gọi ‘Định hình sự sẵn sàng cho tương lai của ASEAN’ đã nhấn mạnh rằng, thiết lập tiêu chuẩn chung là cần thiết để hệ thống của các nước có thể tương tác với nhau và luồng dữ liệu được di chuyển liền mạch, nếu khu vực muốn đạt được mục tiêu ‘thị trường chung về kỹ thuật số’.

Hơn nữa, tiếng nói này có thể vừa đại diện cho một bức tường thành đa phương của các nước Đông Nam Á chống lại làn sóng cạnh tranh Mỹ-Trung đang gia tăng, vừa đóng vai trò là một cầu nối quan trọng nếu thế giới chia tách thành hai khối kinh tế-chính trị.

Về mặt kinh tế, các chính phủ và các ngành công nghiệp ở Đông Nam Á cần một cuộc kiểm tra mức độ phụ thuộc và mức độ dễ bị tổn thương của họ trước các chính sách của Mỹ và Trung Quốc. Cuộc kiểm tra này nên bao gồm việc đánh giá các lỗ hổng trong nội bộ khu vực do sự cạnh tranh giữa các nước lớn mang lại. Các quốc gia Đông Nam Á nên thận trọng, không để chủ nghĩa dân tộc công nghệ làm chệch hướng các kế hoạch quốc gia nhằm tăng cường kết nối internet và nâng cao mức sống cho người dân, đặc biệt là cộng đồng có thu nhập thấp trong khu vực.

Một giải pháp cần thiết nữa đó là tăng cường đem các chuỗi cung ứng công nghệ về lại trong khu vực để phòng tránh rủi ro do các hành động kinh tế ép buộc của các cường quốc và để phòng ngừa chi phí kinh doanh gia tăng bắt nguồn từ sự phân mảnh của nền kinh tế toàn cầu.

Các quốc gia cũng nên tập trung vào việc xây dựng năng lực bản địa nhiều hơn trong các lĩnh vực chiến lược như viễn thông và trí tuệ nhân tạo, vốn rất quan trọng đối với tầm nhìn của ASEAN về Công nghiệp 4.0.

Về mặt an ninh quốc gia, các nước Đông Nam Á nên cẩn thận để không bị cuốn vào cuộc cạnh tranh công nghệ Mỹ-Trung. Sự cạnh tranh này không được phép trở thành vấn đề gây tranh cãi tiếp theo - bên cạnh tranh chấp Biển Đông - làm suy yếu sự thống nhất của ASEAN.

Các chính sách gây hấn của Mỹ và Trung Quốc nhằm chống lại nhau dựa trên nhận thức và thực tế chiến lược có thể khác với các nước Đông Nam Á. Hơn nữa, chủ nghĩa dân tộc công nghệ thường được Mỹ miêu tả như một cuộc xung đột ý thức hệ giữa các giá trị của nền dân chủ tự do và chủ nghĩa chuyên chế kỹ thuật số, vì công nghệ 5G cho phép các quyền giám sát và quản trị xã hội mạnh mẽ hơn.

Thay vì bị lung lay bởi những luận điệu tư tưởng của các cường quốc, các nước Đông Nam Á nên xác định rõ các giá trị chính trị - xã hội tốt đẹp làm nên tên tuổi quốc gia mình, và do đó, phải bảo vệ các giá trị đó.

Những chiến lược trên có thể hiệu quả đối với hầu hết các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, cho dù là chiến lược nào, Đông Nam Á cần phải bắt đầu ngay từ bây giờ, để có thể vững tay chèo trước tình huống hỗn loạn ngày càng tăng do chủ nghĩa dân tộc công nghệ Mỹ-Trung mang lại.

Nguồn: The Asean Post

Từ khóa: Covid, ASEAN, công nghệp 4.0, cạnh tranh công nghệ, kỹ thuật số, chiến lược, bảo vệ giá trị

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007416765
Go to top