Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếSBI Ecowrap: Ấn Độ cần tập trung vào việc tăng năng suất, giảm thuế nhập khẩu để thúc đẩy “Một Ấn Độ tự cường”

SBI Ecowrap: Ấn Độ cần tập trung vào việc tăng năng suất, giảm thuế nhập khẩu để thúc đẩy “Một Ấn Độ tự cường”

17apr2020060009gmt01ebxn 15871127159621935618819 15871127945341352557041 crop 15871128039631740270388

Một báo cáo của Bộ phận nghiên cứu kinh tế thuộc State Bank of India (SBI) cho biết, Ấn Độ cần tập trung vào việc tăng năng suất và giảm thuế nhập khẩu để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách “Một Ấn Độ tự cường”.

Theo báo cáo của tiến sĩ Soumya Kanti Ghosh, cố vấn kinh tế trưởng của SBI, mặc dù thuế quan đã giảm nhưng Ấn Độ là một trong những quốc gia có mức thuế trung bình cao nhất trên thế giới đối với các mặt hàng sản xuất, gia công.

Báo cáo nêu rõ “Xem lại số liệu nhập khẩu nguyên liệu thô, sản phẩm trung gian, vốn và hàng tiêu dùng của Ấn Độ trong giai đoạn 1990-2017 và mức thuế nhập khẩu bình quân gia quyền tương ứng với từng loại hàng hóa đó, chúng tôi thấy rằng, chỉ cần tăng 1% thuế quan, thì hàng nhập khẩu sẽ giảm trung bình khoảng 2 tỷ USD; Các mức thuế này có thể là nhằm cải thiện cơ sở sản xuất của đất nước, tuy nhiên thuế quan trên không khuyến khích cải thiện năng suất.”

Cũng theo báo cáo, trong rổ hàng hóa xuất khẩu, chiếm tỷ trọng cao nhất là hàng tiêu dùng, chủ yếu là các sản phẩm chế tạo, tiếp theo là sản phẩm trung gian. Cả hai nhóm hàng hóa này đều có mức thuế nhập khẩu cao nhất; do đó, tạo ra trường hợp ngược với thực tế là, thuế nhập khẩu cao hơn vẫn không thể bảo hộ các ngành công nghiệp này.

Báo cáo cũng nêu rõ “Mức thuế cao đang tác động mạnh đến vị thế của Ấn Độ trong Chuỗi giá trị toàn cầu (GVC). Các quốc gia có thể tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) bằng cách tham gia vào liên kết phía sau hoặc liên kết phía trước. Liên kết phía sau được tạo ra khi quốc gia A sử dụng đầu vào từ quốc gia B để sản xuất trong nước. Liên kết phía trước được tạo ra khi quốc gia A cung cấp đầu vào được sử dụng cho sản xuất ở quốc gia B. Các quốc gia có chỉ số vị thế lớn hơn thường là các quốc gia cung cấp đầu vào, tức là họ đóng góp nhiều giá trị gia tăng hơn cho xuất khẩu của các quốc gia khác so với các quốc gia khác đóng góp cho họ.”

Báo cáo cũng cho biết, “sự tham gia của Ấn Độ vào GVC có tăng trong những năm qua khi nền kinh tế mở cửa và hướng tới toàn cầu hóa, nhưng với tốc độ chậm”.

“Tuy nhiên, chỉ số vị thế lại theo xu hướng giảm do các mối liên kết phía sau nổi bật hơn so với mối liên kết phía trước. Xu hướng này có lẽ sẽ khiến Ân Độ tăng thuế quan, nhưng biện pháp này thực sự có thể phản tác dụng. Với chính sách “Một Ấn Độ tự cường”, chính phủ hy vọng sẽ tằng cường liên kết phía trước.”

Trong báo cáo, kết quả so sánh nhiều quốc gia - các nhà sản xuất hàng đầu thế giới- về giá trị gia tăng sản xuất (MVA), cho thấy từ năm 2004 đến 2017, Trung Quốc đã giành được khoảng 18% thị phần trong lĩnh vực sản xuất GVA, trong khi Ấn Độ tăng 1,5%, cao thứ hai (đứng vị trí thứ 6 về thị phần sản xuất toàn cầu với 3%).

Các thị trường mới nổi khác như Brazil, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan cũng đã tăng tỷ trọng trong sản xuất của thế giới. Tuy nhiên, mức tăng tương ứng là ít hơn 1% đối với mỗi quốc gia.

Theo số liệu về sản xuất công nghiệp chế tạo, có thể thấy tốc độ tăng trưởng sản xuất chế tạo ở Ấn Độ rất kém trong những năm cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000. Trong 3 năm 2005-2006 và 2007-2008, Ấn Độ chưa từng tăng trưởng sản xuất chế tạo ở mức hai con số. Tỷ trọng tổng thể trong GDP cũng ở mức 15-18% trong vài năm qua.

Ví dụ so sánh xuất khẩu dệt may từ Ấn Độ sang Mỹ, nước mà kim ngạch nhập khẩu chủ yếu không thay đổi kể từ năm 2004, cho thấy rằng đến năm 2020, nhập khẩu của Mỹ có nguồn gốc chủ yếu từ Trung Quốc - vốn chỉ chiếm 17% thị phần vào năm 2004, đạt mức cao nhất là 36,3% trong năm 2016 và hiện là 26,9%.

Báo cáo cũng chỉ ra “Bangladesh và Ấn Độ, mỗi nước đã giành được thị phần tương đương khoảng 3-4%. Nhưng do nền kinh tế Bangladesh nhỏ hơn nhiều, mức tăng thị phần này chuyển thành chuyển thành lợi nhuận lớn hơn cho Bangladesh so với Ấn Độ.”

“Bangladesh đã sản xuất chuyên môn hóa hơn trong một số các sản phẩm cụ thể như là quần dài, quần ba lỗ, quần ống túm, quần short được làm từ vải cotton và có lợi tức đáng kể từ năm 2015 bằng cách tăng thị phần trong danh mục này lên 6-7% chỉ trong 5 năm.”

Điều này cũng khuyến cáo rằng cần có sự quan tâm tập trung vào lĩnh vực dệt may nếu Ấn Độ muốn cạnh tranh với các nước láng giềng châu Á như Việt Nam, Bangladesh và những nước khác.

Nguồn: Times of India

Từ khóa: Ấn Độ, tự cường, tăng trưởng, sản xuất chế tạo, lĩnh vực dệt may, lợi nhuận lớn hơn

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007416501
Go to top