Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếTương lai của thương mại toàn cầu

Tương lai của thương mại toàn cầu

KarlBraunerNew Europe đã có cuộc trò chuyện với Phó Tổng giám đốc WTO Karl Brauner về những thách thức trong thương mại toàn cầu

New Europe (NE): Theo ông những thách thức nào trong thương mại quốc tế liên quan đến tính toàn vẹn của WTO và thương mại đa phương?

Karl Brauner (KB): Tôi nghĩ thách thức lớn nhất chính là thực hiện những cải cách cần thiết nhằm hỗ trợ WTO trong vấn đề giao thương toàn cầu ở thế kỷ 21 cũng như tiếp tục khẳng định vai trò của tổ chức này đối với thương mại thế giới. Chúng ta đang phải thực thi những quy định ra đời từ cách nay gần 1 thế kỷ. Thời gian đó không phải quá lâu, tuy nhiên, nhiều vấn đề đã phát sinh từ khi các quốc gia thành viên WTO thông qua một thỏa thuận thương mại vào năm 2004 và tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh được thành lập một năm sau đó.

Lĩnh vực thông tin truyền thông đã chứng kiến một cuộc cách mạng; trong khi đó internet đã và đang thay đổi cuộc sống của chúng ta theo cách khó mà hình dung nổi. Chúng đang phải thừa nhận một thực tế ngày càng rõ ràng rằng đại dịch COVID-19 đã buộc các doanh nghiệp khắp thế giới thích ứng với môi trường làm việc ảo.

Tin tức tốt lành là một số thành viên trong WTO đang đề xuất và tiến hành các sáng kiến nhằm giải quyết những vấn đề đã nêu. Hơn 80% quốc gia thành viên đang thảo luận về việc thiết lập những quy định mới nhằm đảm bảo sự phát triển của thương mại điện tử, đồng thời đảm bảo bảo hộ một cách đầy đủ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Những cuộc đàm phán giữa các quốc gia phát triển mạnh về thương mại điện tử tập trung vào hàng loạt chủ đề như thúc đẩy thương mại số, thanh toán điện tử, tiếp cận dữ liệu, bảo vệ và chính sách riêng tư áp dụng đối với người tiêu dùng. Vẫn chưa rõ cách thức các cuộc thảo luận sẽ được tiến hành như thế nào, tuy vậy, nhiều đại biểu hy vọng rằng đàm phán sẽ mang đến một kết quả quan trọng vào tương lai không xa. Chúng ta cũng đang thấy những tiến triển trong đàm phán các lĩnh vực khác ví dụ như vai trò của WTO đối với thương mại thế giới vào thời điểm hiện tại.

Hơn 90 thành viên WTO đang tiến gần đến việc đạt thỏa thuận về những chính sách mới nhằm giúp các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa có cơ hội lớn hơn trong bối cảnh thương mại toàn cầu phát triển. Bên cạnh đó, hơn 60 nước cũng đang hướng đến một thỏa thuận đảm bảo quy định nội địa liên quan đến yêu cầu về điều kiện, thủ tục, tiêu chuẩn kỹ thuật và giấy phép không được gây cản trở đến thương mại dịch vụ. Ngoài ra, hơn 100 thành viên đang tham gia thảo luận nhằm giúp hệ thống quy định về đầu tư trở nên rõ ràng, hiệu quả và minh bạch hơn. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là WTO cần thay đổi.

Một vài quốc gia mong muốn các thách thức liên quan đến quá trình khởi xướng, đàm phán, và ký kết những thỏa thuận thương mại liên phải được giải quyết với sự đồng thuận của tất cả thành viên WTO. Lấy nông nghiệp là một ví dụ, các nước đã cùng đàm phán về việc mở cửa thị trường, đồng thời hạn chế trợ cấp nông sản suốt 20 năm qua, tuy vậy, kết quả cuối cùng vẫn còn xa vời.

Một số nước thành viên khác mong muốn WTO cần đề ra cách thức để tăng cường hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật và ủy ban của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh cũng như thúc đẩy tính ràng buộc trong các thỏa thuận hiện thời – những quốc gia, tổ chức như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản muốn thảo luận về vấn đề thắt chặt quy định về trợ cấp chính phủ. Xác định những quốc gia đang phát triển đủ điều kiện hưởng ưu đãi riêng theo quy định của WTO cũng đang là một trong số những đề xuất mà Hoa Kỳ kiến nghị, trong khi đó nhiều thành viên đang phát triển lại cho rằng các ưu đãi hiện tại vẫn còn hạn chế.

Tuy vậy, hầu hết các nước đều cho rằng WTO cần thay đổi – Khối 20 nền kinh tế phát triển nhất thế giới, trong thông cáo chung gần đầy cũng đã kêu gọi sự đổi mới của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh. Có nhiều thành viên như Nhóm Ottawa (Úc, Brazil, EU, Nhật Bản, Kenya, Hàn Quốc, Mexico, New Zealand, Na Uy, Singapore, Thụy Sỹ) đang thúc đẩy những ý tưởng ban đầu về cải cách; đồng thời, đề xuất của EU về vấn đề này cũng đang rất được mong đợi. Hy vọng rằng Hội nghị Bộ trưởng WTO năm tới sẽ đạt được một số tiến bộ trong việc giải quyết chủ đề đã nêu.

NE: Ông đánh giá thế nào về tình hình bế tắc hiện tại của Cơ quan giải quyết cấp Phúc thẩm của WTO?

KB: Tình hình khá xấu. Cơ quan Phúc thẩm đang trong tình trạng bế tắc và không có dấu hiệu rõ ràng cơ quan này sẽ trở lại hoạt động sớm. Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu chỉ trích nhắm vào Cơ quan Phúc thẩm và cản trở việc bổ nhiệm mới các thẩm phán –quyết định khiến cơ chế này đóng băng hoạt động. Điều này cũng có nghĩa rằng, trong khi chờ giải pháp, các phán quyết của Ban hội thẩm bị kháng nghị sẽ không thể giải quyết, dẫn đến bế tắc trong tranh chấp.

Các quốc gia có ý kiến khác nhau về cách thức giải quyết vấn đề nêu trên. Hoa Kỳ đã có những chỉ trích chi tiết về cái mà họ gọi là sự lạm quyền và sai lầm trong việc giải thích quy định của WTO suốt mấy năm qua. Tuy vậy, theo tôi, cần phải thẳng thắng rằng một số thành viên tuy đồng ý với lập luận của Mỹ nhưng phần lớn đều lên án việc xứ cờ hoa đóng băng hoạt động của Cơ quan Phúc thẩm.

Các thành viên, một mặt nhận thức sự cần phải tiến hành cải cách, mặt khác vẫn muốn duy trì cơ chế giải quyết tranh chấp hai cấp cùng với sự tồn tại của Cơ quan Phúc thẩm. Các quan chức thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ, tuy nhiên, thể hiện một cách nhìn khác, ủng hộ tiến trình giải quyết tranh chấp một cấp trong đó tước bỏ quyền kháng nghị của bên thua kiện. Đây rõ ràng là một bước thay đổi lớn với các thức mà thê giới xử lý những vụ tranh chấp bấy lâu nay. Không có bất kỳ chỉ dấu nào cho thấy một hệ thống giải quyết kiện tụng mới đang xuất hiện; nếu viễn cảnh này xảy ra chăng nữa, cơ chế đã nêu phải có được lòng tin và sự ủng hộ của tất cả thành viên WTO, bao gồm Hoa Kỳ. Thế giới đang chứng kiến hậu quả của việc hàng trăm vụ kiện thương mại bị bỏ mặc, rơi vào bế tắc vì không thể giải quyết. Giải quyết tranh chấp là một trong những cột trụ của WTO; không quá lời khi cho rằng các nước tham gia WTO cảm thấy thiếu động lực để đàm phán hoặc sửa đổi những quy tắc giao thương hiện hành nếu hộọkhông được bảo đảm rằng những gì đã cam kết sẽ được thực thi nghiêm ngặt.

NE: EU có thể đóng vai trò gì để thúc đẩy thương mại tự do toàn cầu?

KB: Chắc chắn là một vai trò quan trọng. EU luôn là một bên tham gia đầy ảnh hưởng trong WTO và sẽ luôn như vậy. EU đã thể hiện sự chủ động trong các cuộc đàm phán tiến đến thiết lập một thỏa thuận quốc tế liên quan đến giải quyết trợ cấp đánh bắt hải sản theo hình thức nguy hại cũng như tham gia thảo luận về những vấn đề như thương mại điện tử, doanh nghiệp quy mô nhỏ, thúc đẩy đầu tư và nội địa hóa quy định về dịch vụ.

Dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hội đồng Ursula von der Leyen, EU tiếp tục thể hiện sự ủng hộ đối với sự tồn tại và mục tiêu của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh. Tôi vui mừng khi biết trong thông điệp chung của gửi đến toàn khối vào tháng 9, bà Ursula nói EU mong muốn giữ vai trò dẫn dắt trong tiến trình cải cách WTO, quan điểm này cũng tương đồng với tuyên bố gần đây của Đại sứ EU tại Mỹ Stavros Lambrinidis về tầm quan trọng ưu tiên cải cách WTO mà khối này hướng đến về trong bối cảnh quan hệ xuyên Đại Tây Dương.

EU cũng là một trong những bên ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực của đại sứ New Zealand tại WTO David Walker về điều phối các quan điểm khác nhau liên quan đến cải cách Cơ quan Phúc thẩm – chủ đề nhận được sự đồng ý rộng rãi tuy nhiên thiếu đồng thuận giữ các thành viên. Vào thời điểm nỗ lực đã nêu không đạt kết quả, EU cùng một nhóm những nước tham gia WTO đã đề xuất một cách thức khác nhằm bảo toàn cơ chế giải quyết tranh chấp hai cấp thông qua việc đổi mới Cơ quan Phúc thẩm bằng việc áp dụng hình thức và quy tắc trọng tài thay thế trong giải quyết tranh chấp.

Cơ chế nêu trên đang nhận được ủng hộ của hơn một chục thành viên WTO như một giải pháp tạm thời trước khi đạt được một sự đồng thuận rộng rãi về một phiên bản bền vững của Cơ quan Phúc thẩm. Đây không phải là một đề xuất hoàn hảo khi nhiều quốc gia không muốn tham gia hệ thống đã nêu; vậy nhưng đây là một ý tưởng góp phần tạo nên một cơ chế giải quyết tranh chấp ổn định và minh bạch cho những bên tham gia.

NE: Những thành tựu cùng thất bại lớn nhất WTO đã trải qua trong suốt thời gian 7 năm ông làm việc ở đây là gì?

KB: Nói chung, tôi rất vui khi tham gia vào công việc tại WTO khi tổ chức này đã được những thỏa thuận quan trọng ở các cuộc gặp cấp Bộ trưởng vào năm 2013 và 2015. Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại (TFA) (được 153/164 quốc gia thành viên phê chuẩn) có thể được xem là thành tựu lớn nhất. Thực thi đầy đủ TFA có khả năng giúp giảm chi phí giao thương đến 14%, đồng thời thúc đẩy giá trị xuất khẩu toàn cầu ở mức từ 750 tỷ USD đến 1000 tỷ USD (phụ thuộc vào thời gian và phạm vi thực hiện thỏa thuận đã nêu).

Tin vui là những nền kinh tế đang và kém phát triển nhất thế giới – đối tượng hưởng lợi lớn nhất từ hiệp định đã nêu – đang xúc tiến quá trình thực thi đầy đủ nội dung thỏa thuận. Tôi biết được rằng tại cuộc gặp đầu tuần này, 15 nước đang phát triển đã tiến hành thực thi toàn diện TFA, bên cạnh đó, hàng loạt thành viên đã áp dụng những chính sách nhằm tạo thuân lợi cho giao thương nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19, qua đó nhấn mạnh đến yếu tố dịch chuyển hàng hóa nhanh chóng và hiệu quả xuyên biên giới.

Tôi cũng vui khi đóng góp trong tiến trình WTO thông qua gói sáng kiến hỗ trợ những quốc gia kém phát triển nhất thế giới, bao gồm thiết lập thời gian biểu cụ thể cho việc xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp, một trong những hình thức hỗ trơ có bản chất gây biến dạng giao thương; ngoài ra, những chính sách liên quan đến ưu đãi trong lĩnh vực dịch vụ, giảm hà khắc trong đánh giá quy tắc xuất xứ cùng hàng loạt biện pháp khác áp dụng với những nền kinh tế kém phát triển nhất cũng đã được thông qua. Bên cạnh đó, WTO cũng đã nhất trí đươc về các quy định bổ sung liên quan đến bãi bỏ thuế quan cho hơn 200 sản phẩm công nghệ cao với tổng giá trị hơn 1.300 tỷ USD. Đây thực sự là một thành tựu lớn, mang lại lợi ích cho thương mại toàn cầu lớn hơn tổng giá trị giao thương mặt hàng dệt may, sắt, thép cộng lại.

Về những thất bại, tôi hy vọng WTO có thể đạt được một thỏa thuận về xóa bỏ trợ cấp đối với hành vi đánh bắt vi phạm pháp luật, không báo cáo và không theo quy tắc, đồng thời giảm các biện pháp hỗ trợ cho những đội thuyền đánh bắt không kiểm soát. Liên Hợp Quốc cũng đã yêu cầu chúng tôi giải quyết vấn đề đã nêu – qua đó, giúp giải quyết tận gốc khủng hoảng về suy giảm nguồn hải sản toàn cầu.

Hy vọng về những chính sách đột phá tại Hội nghị Bộ trưởng được lên kế hoạch tổ chức tại Kazakhstan vào cuối tháng 6 (nhưng đẫ bị hoãn lại do đại dịch) có thể là khởi đầu cho các bước phát triển mới cho hoạt động của WTO. Chúng tôi cũng mong đợi có thể đạt được điều gì đó tại Hội nghị Bộ trưởng vào năm sau; tuy vậy, mỗi ngày qua đi với khoảng trống pháp lý, thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng thương mại khó khăn hơn.

Nguồn: New Europe

Từ khóa: WTO, EU, thỏa thuận, thương mại.

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007415864
Go to top