Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếXây dựng Sáng kiến Vành đai và Con đường thông qua BIT

Xây dựng Sáng kiến Vành đai và Con đường thông qua BIT

aadsf 400x267

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy đầu tư quốc tế, thương mại và kết nối cơ sở hạ tầng thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Bắc Kinh đang áp dụng các hiệp ước đầu tư song phương (BIT) để bảo vệ các khoản đầu tư liên quan đến BRI vì các lãnh đạo nước này coi luật đầu tư quốc tế như một mối đe dọa đối với chủ quyền trong nước.

Tính đến tháng 10 năm 2020, có 138 quốc gia đã ký thỏa thuận tham gia BRI. Nội dung của các hiệp định song phương này có thể xác định các lĩnh vực hợp tác cụ thể hoặc chỉ đơn giản là thể hiện ý định hợp tác chung. Theo Ngân hàng Thế giới, 71 nền kinh tế dọc theo các hành lang giao thông BRI quan trọng, bao gồm cả Trung Quốc, chiếm 35% đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu, 40% xuất khẩu hàng hóa toàn cầu và 60% dân số thế giới.

BIT cung cấp khuôn khổ pháp lý chính điều chỉnh các khoản đầu tư của Trung Quốc theo BRI. Trong các hiệp ước này, hai quốc gia đồng ý cung cấp một số biện pháp bảo vệ nhất định đối với các khoản đầu tư của cá nhân lẫn tập đoàn của bên kia. Một trong những nội dung quan trọng nhất trong các thỏa thuận là việc tiếp cận của nhà đầu tư với trọng tài quốc tế trong trường hợp xảy ra tranh chấp với quốc gia sở tại (ví dụ, tranh chấp về việc trưng thu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài). Trong trường hợp không có một cơ chế đa phương toàn diện, BIT sẽ là nguồn luật quan trọng nhất điều chỉnh các khoản đầu tư quốc tế cũng như các tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia sở tại.

Đến nay, Trung Quốc đã ký tổng cộng 145 BIT với 130 quốc gia. Trong số đó, có 100 quốc gia đã ký cả văn bản hợp tác BIT lẫn BRI với Bắc Kinh, chiếm 77% tổng số nước ký kết hiệp ước BIT và 72% tổng số các quốc gia tham gia BRI. Như vậy, BIT sẽ là nguồn quan trọng tạo hành lang pháp lý và giải quyết các tranh chấp tiềm ẩn giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia sở tại ở gần 3/4 các quốc gia tham gia BRI.

Trong bối cảnh đẩy mạnh BRI, các cơ quan chính phủ Trung Quốc vẫn sẽ sử dụng BIT như một công cụ pháp lý quan trọng nhất bảo vệ các khoản đầu tư ra nước ngoài. Ví dụ, năm 2015, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn phê chuẩn cơ chế trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp liên quan đến BRI.

BIT dường như được lập ra để bảo vệ các công ty Trung Quốc có hoạt động kinh doanh, vốn sở hữu hoặc có hoạt động đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, các dự án cơ sở hạ tầng lại là những thành tố tạo nên hầu hết hoạt động thương mại trong khuôn khổ BRI. Thông qua các thỏa thuận xây dựng - vận hành - chuyển giao hoặc thỏa thuận nhượng quyền, các công ty Trung Quốc sẽ khởi công và thầu các dự án xây dựng trong một khoảng trong thời gian cố định, thường là 20–30 năm hoặc lâu hơn. Một ví dụ minh họa các dự án dạng này là nhà ga do China Merchants Port Holdings xây dựng tại Cảng Colombo của Sri Lanka. Theo thỏa thuận kéo dài 35 năm, China Merchants Port Holdings sẽ xây dựng và vận hành các Nhà ga Quốc tế Colombo với tư cách là một liên doanh với Cơ quan Cảng Sri Lanka.

BIT cũng áp dụng đối với các công ty Trung Quốc tham gia vào các loại hình dự án khác, bao gồm các dự án xây dựng do doanh nghiệp tự vận hành trong thời gian không xác định. Nhà máy điện Sunon Asogli của Thâm Quyến Energy ở Ghana là một ví dụ. Ngoài ra, BITs cũng áp dụng cho các dự án ở nước ngoài trong đó một công ty Trung Quốc nắm cổ phần, ví dụ như trường hợp Cảng biển nước sâu Kribi mà Công ty Kỹ thuật Cảng Trung Quốc đang phát triển ở Cameroon.

BIT không bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng mà công ty Trung Quốc chỉ chịu trách nhiệm xây dựng với tư cách là nhà thầu. Đối với những công trình này, các công ty Trung Quốc thường chỉ chịu trách nhiệm về kỹ thuật, mua sắm và xây dựng. Tuy nhiên, các loại dự án trong đó công ty Trung Quốc đóng vai trò là chủ sở hữu, nhà điều hành hoặc nhà đầu tư lại ngày càng trở nên phổ biến hơn. Vì thế, việc bảo vệ nhà đầu tư trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Các điều khoản BIT cụ thể thường có lợi cho phía công ty Trung Quốc, thậm chí ngay cả khi thiếu các điều khoản đó thì phía Trung Quốc vẫn không bị thiệt. Ví dụ: phần lớn BIT của Trung Quốc thiếu các ngoại lệ an ninh, nghĩa là, Trung Quốc có thể từ bỏ nghĩa vụ của một quốc gia trong việc tuân thủ một phần hoặc tất cả các nghĩa vụ của hiệp ước khi lợi ích an ninh quốc gia thiết yếu gặp rủi ro. Các ngoại lệ về an ninh cho phép các quốc gia cân bằng giữa lợi ích an ninh và kinh tế trong khuôn khổ pháp lý của BIT. Khi không có ngoại lệ an ninh, các đối tác của Trung Quốc có thể đấu tranh để biện minh về mặt pháp lý cho các hành động được thực hiện chống lại các công ty Trung Quốc trên cơ sở an ninh quốc gia.

Mặc dù Trung Quốc đang áp dụng BIT để bảo vệ các khoản đầu tư BRI của mình, song vẫn còn khá nhiều lo ngại. Định nghĩa 'nhà đầu tư' trong nhiều BITs hiện không phân biệt giữa các thực thể thuộc sở hữu nhà nước và tư nhân, hay còn một số vấn đề mơ hồ về vai trò của trọng tài quốc tế. Hai quyết định năm 2017 liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) của Trung Quốc với tư cách là bên tranh chấp ở Yemen và Mông Cổ đã xác định rằng các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đủ tiêu chuẩn là nhà đầu tư được bảo vệ theo các điều khoản BIT liên quan, mặc dù các quốc gia chủ nhà lập luận ngược lại. Vấn đề này rất quan trọng đối với Trung Quốc vì các DNNN chiếm phần lớn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng như hầu hết các vụ mua bán và sáp nhập quốc tế. Việc đảm bảo tư cách nhà đầu tư cho DNNN sẽ giúp bảo vệ các doanh nghiệp này khi theo đuổi các yêu sách chống lại các quốc gia sở tại trong trường hợp có tranh chấp phát sinh.

Có thể Trung Quốc sẽ tìm cách bảo vệ các DNNN của mình một cách rõ ràng trong các BIT mới hoặc các BIT được đàm phán lại trong tương lai, nhất là khi các kết quả trọng tài gây bất lợi cho các DNNN của Trung Quốc. Một số chuyên gia Trung Quốc lo ngại rằng các cơ chế trọng tài quốc tế hiện có phục vụ cho quyền lực mềm của các nước phương Tây, nhất là Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư (ICSID).

Khác với thông lệ trước đây, BIT Trung Quốc-Tanzania năm 2013 lưu ý rõ ràng rằng định nghĩa "doanh nghiệp" bao gồm cả các DNNN. Do Trung Quốc đã đàm phán lại 15 trong số các BIT đầu tiên của họ vào những năm 2000 để tăng cường bảo vệ nhà đầu tư đối với các công ty Trung Quốc hoạt động ở nước ngoài, nên việc sửa đổi các hiệp ước của Trung Quốc theo hướng nêu trên hoàn toàn có thể xảy ra.

Bất chấp một số lo ngại vẫn đang tiếp diễn, Trung Quốc ngày càng ưa chuộng cac cam kết trong BIT. Thay vì coi luật đầu tư quốc tế như một mối đe dọa hoặc ràng buộc cố hữu, Trung Quốc hiện coi đây là một công cụ có giá trị giúp bảo vệ các khoản đầu tư và lợi ích của mình ở nước ngoài. Trung Quốc đang tích cực tận dụng các quy tắc và chuẩn mực quốc tế hiện có để thúc đẩy lợi ích quốc gia của mình thông qua việc tận dụng BIT để bảo vệ các khoản đầu tư BRI.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: sáng kiến vành đai và con đường, BIT, cam kết, khoản đầu tư, lợi ích, trọng tài quốc tế, quy tắc

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007415879
Go to top