Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Chúng ta cần toàn cầu hóa

toan cau hoa 1

Tự do thương mại, di cư, và đầu tư trực tiếp nước ngoài đem đến những lợi ích tiềm năng lâu dài cho tất cả các bên liên quan. Liệu chúng ta sẽ để cho sự thiếu hiểu biết và chủ nghĩa cơ hội chính trị ngăn cản chúng ta hiện thực hóa những lợi ích đó?

Từ sự kiện Brexit, đến khi Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ, đến tỷ lệ ủng hộ dành cho Đảng dân tộc ngày một tăng ở những quốc gia như Đức và Ý, phần lớn biến động trong kết quả bầu cử ở các nền dân chủ phương Tây trong những năm gần đây đang được xem là làn sóng chống lại toàn cầu hóa. Nhưng quá trình toàn cầu hóa không đáng bị các cử tri quay lưng.

Tất nhiên, quá trình toàn cầu hóa có thể khiến cho một số thành phần trong các nền thương mại gặp nhiều khó khăn hơn. Nhân sự trong các ngành dễ bị cạnh tranh mạnh bởi nguồn nhân lực nước ngoài là những đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương nhất. Làn sóng nhập cư làm tăng lực lượng lao động sẵn sàng chấp nhận mức lương rẻ mạt, dẫn đến kéo giảm tiền lương của lao động địa phương, đặc biệt là các công việc tay nghề thấp. Ngoài ra, các doanh nghiệp thì có xu hướng chuyển dịch dây chuyền sản xuất của mình đến các quốc gia khác có lực lượng lao động giá rẻ và dồi dào hơn.

Tuy nhiên, nhìn chung, lợi ích của thương mại tự do hay thậm chí là việc mở cửa cho nhập cư là rất lớn, bởi vì xu hướng đó làm tăng tổng tài sản của các nước tham gia. Tất cả những gì cần làm để khắc phục những yếu điểm trên chính là chính sách tái phân phối hiệu quả, bao gồm mạng lưới an sinh xã hội đủ mạnh.

Nhưng những chính sách như vậy hiếm khi được thực hiện, để cho sự phản kháng có lý do nổi lên. Các đảng phái chính trị sau đó nhanh chóng nắm bắt cơ hội, theo đuổi các chính sách hoàn toàn trái ngược với những gì cần thiết. Hoa Kỳ là nơi mà xu hướng này thể hiện rõ ràng nhất. Chính quyền tổng thống Trump đang dọa phát động một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, chỉ vì muốn xoa dịu một số phần tử trong các đơn vị bầu cử của mình.

Các mức thuế quan mà tổng thống Trump dựng lên, đầu tiên và quan trọng nhất, nhắm tới giảm thiểu thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Điều mà Trump có lẽ không hiểu là thị trường chỉ hoạt động hiệu quả khi một bên mua nhiều hơn số nó bán ra cho một bên đối tác, và ngược lại. Nếu không tồn tại thâm hụt thương mại, kinh tế thế giới sẽ trở lại với hệ thống hàng đổi hàng, và làm suy kiệt khả năng tận dụng lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia.

Điều đó không phải là không có tiền lệ. Đạo luật Thuế Smoot – Hawley của Hoa Kỳ năm 1930 tăng thuế quan trên hơn 20.000 mặt hàng nhập khẩu lên mức 50% để bảo hộ người nông dân và doanh nghiệp trong nước. Đạo luật này kích hoạt làn sóng trả đũa từ các đối tác thương mại của Mỹ, hậu quả là thương mại thế giới suy giảm 66% trong giai đoạn từ năm 1929 đến 1934, làm trầm trọng thêm cuộc Đại suy thoái. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều nhà kinh tế, trong đó có tác giả, cùng nhau ký một lá thư nhắc nhở gửi đến Nghị viện Mỹ, sau khi đã từng gửi một bức thư tương tự vào năm 1930. Hy vọng rằng lần này các nhà làm luật sẽ lắng nghe.

Nhưng có một nhân tố khác cũng liên quan đến cán cân thương mại nhưng lại thường bị gạt ra khỏi các cuộc đối thoại: đó là đầu tư. Năm ngoái, thặng dư thương mại của Nhật Bản với Hoa Kỳ đã tăng 3,1%, lên 69,7 tỷ USD, làm cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ phải lên tiếng kêu ca. Tuy nhiên, phản ứng trên cho thấy Hoa Kỳ đã bỏ sót thực tế rằng đầu tư của các công ty Nhật Bản tại Mỹ đã gia tăng trong vài thập kỷ qua.

Đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia Nhật Bản, đặc biệt là ngành sản xuất, đã tạo ra 865.000 việc làm tại Mỹ vào năm 2015, đóng góp 72,2 tỷ USD vào quỹ bảo hiểm của Hoa Kỳ, xếp thứ hai chỉ sau Anh, quốc gia cung cấp 1,1 triệu việc làm ở Mỹ và 84,9 tỷ USD tiền bảo hiểm. Trong khi đó, làn sóng đầu tư từ Hàn Quốc chỉ tạo ra 45.000 việc làm cho Mỹ, còn Trung Quốc là 38,000. Các công ty đa quốc gia Nhật Bản là những nhà đầu tư lớn nhất trên 10 bang ở Mỹ, bao gồm California, Kentucky, Nebraska, và thậm chí vùng Vành đai Công nghiệp ở Ohio, nơi mà các cử tri có xu hướng chống toàn cầu hóa, góp phần đáng kể vào chiến thắng của Donald Trump.

Cử tri coi hoạt động đầu tư rất khác so với các phương thức còn lại của toàn cầu hóa. Việc Tập đoàn Nhật Bản Marubeni mua lại một phần công ty quản lý hàng hóa Gavilon ở Omaha không bị người dân phản ứng như việc nhập khẩu hàng hóa hay nhập cư. Có thể người dân hiểu rằng bước đi này có thể mở ra cánh cửa đến với các thị trường mới (như Trung Quốc) cho ngành nông nghiệp ở Nebraska.

Sự phân biệt này không chỉ xảy ra ở Mỹ. Tại Hungary, làn sóng bài trừ toàn cầu hóa, đặc biệt là bài trừ nhập cư, đã giúp Thủ tướng Viktor Orbán giành chiến thắng, đảm bảo nhiệm kỳ thành công thứ ba của mình tại cuộc bầu cử nước này vào ngày 8 tháng Tư. Nhưng các khoản đầu tư vào Hungary của các công ty Nhật Bản, chẳng hạn như Subaru, không những không bị chỉ trích, mà còn được hoan nghênh.

Vì vậy, phản ứng dữ dội chống lại một số khía cạnh của toàn cầu hóa là mạnh hơn nhiều so với những khía cạnh khác. Tình trạng này dường như bắt nguồn từ hiểu biết không đầy đủ về chức năng thương mại hoặc lợi ích mà nó mang lại. Tự do thương mại, chuyển cư, và đầu tư trực tiếp nước ngoài đem đến những lợi ích tiềm năng lâu dài cho tất cả các bên tham gia. Liệu chúng ta sẽ để cho sự thiếu hiểu biết và chủ nghĩa cơ hội chính trị ngăn cản chúng ta hiện thực hóa những lợi ích đó?

Nguồn: Project - Syndicate - KDu

Từ khóa: toàn cầu hóa, Mỹ, chiến tranh thương mại, nhập cư, đầu tư

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007411655
Go to top