Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếĐể có chính sách thương mại và biện pháp điều hành kinh tế đúng đắn

Để có chính sách thương mại và biện pháp điều hành kinh tế đúng đắn

cangsaigon13032018

Viết bởi William A. Reinsch-người đang giữ vị trí đồng chủ tịch của phân ban Kinh doanh quốc tế thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington

Lạ lùng thay, chính quyền của Tổng thống Trump đang ngày càng tiến bộ trong cách tiếp cận thương mại của mình. Ban đầu, chủ nhân Nhà Trắng cùng các cố vấn của mình đã phạm phải sai lầm ở cả 2 khâu: phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp, điển hình là việc Tổng thống Trump nhận định thâm hụt thương mại song phương chính là vấn đề chính yếu trong quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ với các đối tác. Tuy vậy, gần đây, chính quyền Trump đã có bước tiến bộ: nhận ra đúng vấn đề cần phải giải quyết, nhưng cách thức giải quyết vấn đề tiếp tục sai lầm. Ví dụ cơ bản nhất cho tình huống trên chính là quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong khi đa phần các chuyên gia cho rằng ông Trump cùng cộng sự đã phân tích đúng những điểm hạn chế trong giao thương song phương Mỹ-Trung, thì buồn thay, phương án giải quyết vấn đề là áp thuế không những không thể giải quyết vấn đề, mà ngược lại, còn tạo ra những hệ quả nguy hại gián tiếp. Vậy nhưng, như các chuyên gia kinh tế đã nói, phát hiện đúng căn bệnh chính là bước đầu tiên để chữa trị nó; do đó, có thể nhận định, nước Mỹ đang có những bước tiến bộ trong giải quyết vấn đề thương mại của mình.

Trong khi đó, một trường hợp “phát hiện nguyên nhân đúng- cách thức xử lý sai” khác vốn đã âm ỉ từ đời tổng thời trước thì nay lại trổi dậy và thu hút nhiều sự chú ý hơn, khi mà nguy cơ thảm họa đang đến rất gần. Đó chính là vấn đề giữa Mỹ và Cơ quan Phúc thẩm của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO).

Đối với những ai không có kiến thức sâu về WTO, cần giới thiệu lại một chút về Cơ quan phúc thẩm của tổ chức này. Tại vòng đàm phán Uruguay, ngoài việc thảo luận về việc hình thành WTO, các nước còn đàm phán để sửa đổi và củng cố cơ chế giải quyết tranh chấp. Kết quả là, các phán quyết của Ban hội thẩm không thể bị bác bỏ bởi bên thua kiện (tình huống đã từng xảy ra theo các Điều khoản của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan(GATT) trước đây).

Theo quy định của WTO, một phán quyết của Ban hội thẩm chỉ vô hiệu khi tất cả thành viên của tổ chức đều phản đối nội dung của văn bản. Vòng đàm phán Uruguay cũng đã giúp thể chế và chính thức hóa quy trình giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các thành viên. Cơ chế mới do WTO thiết lập, một mặt duy trình cách tiếp cận truyền thống, theo đó, các thành viên của Ban hội thẩm trong một vụ việc không phải là công dân của của bất kỳ quốc gia/vùng lãnh thổ nào đang là bên tham gia tranh chấp, mặt khác thành lập nên Cơ quan phúc thẩm - một thiết chế mới trong hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO. Cơ quan Phúc thẩm gồm 7 thành viên với nhiệm kỳ 4 năm (có thể được tái bổ nhiệm thêm một nhiệm kỳ nữa), có thẩm quyền xem xét lại, công nhận, thay đổi một phần hay toàn bộ phán quyết của Ban hội thẩm, trên cơ sở kháng nghị của một trong các bên tham gia tranh chấp.

Như vậy, vấn đề gây tranh cãi, nói một các tóm tắt, chính là thẩm quyền quá rộng của Cơ quan phúc thẩm. Theo mục đích ban đầu, nhiệm vụ của Cơ quan phúc thẩm chỉ bó hẹp trong việc đưa ra phán quyết về những nội dung các nước thành viên đã cam kết trong GATT và những hiệp định khác của WTO. Đại diên thương mại Mỹ Robert Lighthizer cũng đã từng bày tỏ, thẩm quyền của Cơ quan phúc thẩm chỉ nên dừng ở đó.

Trên thực tế, mọi việc lại khác đi, Cơ quan phúc thẩm WTO không ngại giải thích các điều khoản trong các hiệp định rộng hơn ngữ nghĩa đơn thuần của nó, và thậm chí còn bổ sung các nguyên tắc mới bên cạnh những nội dung đang tồn tại. Với trường hợp của Hoa Kỳ, tình huống như vừa nêu liên quan chủ yếu đến việc áp dụng luật nội địa về vấn đề chống bán phá giá và áp thuế chống bán phá giá; nhiều nước cho rằng luật hoặc việc diễn giải luật của Hoa Kỳ về chủ đề này vi phạm các nghĩa vụ mà nước này đã cam kết với WTO. Các tranh cãi chủ yếu xoay quanh phương pháp tính quy về 0-nội dung mà Hoa Kỳ đã nỗ lực biện hộ cho tính hợp pháp của nó trước cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.

Các cuộc đối đáp về chủ đề này nhanh chóng rơi vào mớ bòng bong tranh cãi không dứt, gây khó khăn cho người bình thường muốn hiểu thực chất việc gì đang diễn ra. Bởi những phân tích đã nêu, hầu hết luật sư tại Mỹ cũng như ở các nước khác đều đồng thuận rằng Cơ quan phúc thẩm đã vượt quá thẩm quyền được trao, đồng thời đang tự ý thiết lập những quy định mới hoàn toàn không được đề cập trong vòng đàm phán Uruguay.

Để khắc phục những điểm hạn chế kể trên, Hoa Kỳ đã cố ý không bổ nhiệm thành viên mới đến Cơ quan phúc thẩm WTO, qua đó, thúc đẩy vô hiệu hóa hoạt động của thiết chế này. Kết quả là, hiện tại mới chỉ có 4 trên 7 thành viên thường trực theo quy định để duy trì hoạt động bình thường của cơ quan vừa nêu. Số lượng thành viên tham gia sẽ giảm xuống còn 3 vào tháng 9/2018, khiến quá trình giải quyết các vụ việc trở thành gánh nặng khủng khiếp trên vai các trọng tài viên của Cơ quan phúc thẩm WTO nhất là tại thời điểm số lượng tranh chấp cần giải quyết đang tăng.

Dễ nhận ra cách làm của Hoa Kỳ hiện nay không đem lại nhiều kết quả thực chất cho hoạt động của WTO cũng như cho Hoa Kỳ-quốc gia thường xuyên sử dụng đến cơ chế phúc thẩm này. Tệ hại hơn, chiến lược của Mỹ mang tính hủy hoạt hơn là xây đắp lại khuôn khổ hoạt động của Cơ quan phúc thẩm. Cố gắng hủy diệt tất cả để bắt đầu lại từ đầu, giữa bối cảnh WTO-vốn mang trong mình sự chia rẽ-đang hoạt động trên cơ sở đồng thuận, không thể mang đến một viễn cảnh tốt đẹp cho tất cả thành viên của tổ chức này. Bằng cách làm yếu đi hoạt động của Cơ quan phúc thẩm, nước Mỹ sẽ mất cơ hội phản biện khi bị họ xử thua trong bất kỳ vụ kiện thương mại nào. Một lần nữa, đây là biểu hiện của phạm trù nhận định vấn đề đúng-xử lý vấn đề sai.

Nguồn: CSIS - LA

Từ khóa: Cơ quan phúc thẩm, WTO, Hoa Kỳ, tranh chấp thương mại

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007413258
Go to top