Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếTrump đang phá vỡ WTO. Liệu Trung Quốc có muốn cứu?

Trump đang phá vỡ WTO. Liệu Trung Quốc có muốn cứu?

WTO23032018

Một phái đoàn thương mại của Mỹ sẽ đến Trung Quốc trong tuần này để thảo luận về các bất đồng thương mại giữa hai nước và về việc Mỹ đe dọa trừng phạt 150 tỷ USD. Việc cử một đội ngũ thương mại gồm Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, Đại diện thương mại Mỹ Robert E. Lighthizer, Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro và Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow có ý nghĩa ngoại giao hết sức quan trọng - là sự xa rời tập quán thương mại vốn tồn tại trong 20 năm qua, đó là giải quyết các tranh chấp dựa trên luật lệ và theo hướng đa phương tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Geneva, Thụy Sĩ.

Lần thảo luận song phương này – và lại diễn ra ở Bắc Kinh – càng làm dấy lên lo ngại về tương lai của WTO, liệu tổ chức này có còn đủ sức ràng buộc các nước tuân thủ các quy tắc thương mại, và có còn khả năng đảm nhiệm vai trò là một định chế cốt lõi trong việc duy trì trật tự luật pháp quốc tế?

Từ trước đến nay, chính quyền Trump đã tung ra 3 đòn giáng mạnh vào WTO. Trong khi Trung Quốc – một cường quốc kinh tế lớn đang có lợi ích ngày càng xa rời các quy tắc thương mại của WTO – cũng đang thận trọng quan sát diễn biến quan hệ giữa Mỹ và WTO.

Các động thái thương mại đơn phương của Mỹ sẽ giúp Trung Quốc củng cố thêm lý lẽ chính trị để hành động tương tự nếu nước này muốn – từ chối tuân theo các quy tắc thương mại toàn cầu hoặc phớt lờ cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại đa phương hiện nay. Nếu Hoa Kỳ đạp đổ WTO, Trung Quốc sẽ đứng trước 2 sự lựa chọn, giữ lại WTO nếu nước này nhận thấy các quy tắc hiện tại đáng được duy trì, hoặc tạo ra một hệ thống mới để có thể thương lượng lại từ đầu theo hướng có lợi hơn cho Trung Quốc.

Tại sao mọi việc lại đến bước này?

Đầu tiên, chính quyền Trump đã từ chối bổ nhiệm hoặc tái bổ nhiệm bất kỳ thành viên mới nào từ bất kỳ quốc gia nào cho Cơ quan phúc thẩm của WTO. Điều này có nghĩa là hệ thống tòa án của WTO đang thiếu người và có thể đóng cửa vào năm tới, ảnh hưởng đến các nước muốn dùng đến cơ chế giải quyết tranh chấp này.

Đòn giáng thứ hai của Mỹ đó là đưa ra các quyết định vi phạm nguyên tắc nền tảng của WTO. Trong WTO, các nước thống nhất chỉ dùng cơ chế xét xử đa phương để giải quyết tranh chấp thay vì hành động đơn phương. Việc Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt lên Trung Quốc liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ vào tháng trước là một dạng hành động đơn phương kể trên.

Mỹ đưa ra lời đe đọa dựa trên đánh giá của chính nước này rằng Trung Quốc đang vi phạm quy tắc về bảo hộ sở hữu trí tuệ. Cách làm này của Mỹ đã thực sự đưa thế giới trở về với thời kỳ trước khi WTO ra đời. Khi đó, các nước sẽ là người quyết định xem các nước khác có đang vi phạm quy tắc hay không. WTO ra đời là nhằm mục đích ngăn chặn các cuộc tấn công thương mại đơn phương bằng cách đem tất cả các tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan chung được lập ra bởi các nước.

Và đòn giáng thứ ba mà Mỹ đánh vào WTO đó là khi chính quyền Trump tuyên bố đánh thuế lên thép và nhôm vì mục đích an ninh quốc gia. WTO cho phép các nước có quyền không tuân theo các quy tắc thương mại vì lý do an ninh quốc gia, nhưng từ trước đến nay, các nước rất thận trọng khi sử dụng đến đặc quyền này bởi vì nó có thể phá vỡ mọi quy tắc thương mại.

Tình huống hiện nay có ý nghĩa gì với Trung Quốc?

Trung Quốc có thể nhìn nhận các hành động thương mại của Mỹ như màn mở đầu cho chiến dịch tái cấu trúc WTO. Không giống như các cường quốc phát triển khác (Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản), các quy tắc của WTO thường không phù hợp với mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Lấy ví dụ, mặc dù Trung Quốc đã thắt chặt luật sở hữu trí tuệ, nước này vẫn muốn các công ty nước ngoài chia sẻ các bí quyết công nghệ để Trung Quốc có thể sử dụng cho ngành sản xuất giá trị cao của mình. Nước này cũng thường dùng trợ cấp cho các ngành công nghiệp như một biện pháp để thúc đẩy kinh tế.

Một điểm cuối cùng, Trung Quốc cũng thường dùng sức mạnh kinh tế của mình để ép các nước mở cửa thị trường. Như Chad Bown đã từng giải thích, cho đến ngày nay, hầu hết các quốc gia vẫn tiếp tục xem Trung Quốc là “nền kinh tế phi thị trường” và dùng lý lẽ đó để dựng rào cản thuế quan nhằm hạn chế hàng hóa Trung Quốc tiếp cận thị trường trong nước.

Dựa vào tiền lệ mà Mỹ tạo ra trong những tháng gần đây, Trung Quốc có thể nắm bắt thời cơ để hạ thấp uy tín của WTO. Trung Quốc cũng có thể chặn đứng việc bổ nhiệm của Cơ quan Phúc thẩm, đơn phương trả đũa (được xem là vi phạm quy định của WTO) và ngăn dòng vốn nước ngoài vào thị trường nước này bằng lý lẽ an ninh quốc gia đang bị đe dọa. Câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có muốn duy trì WTO của hiện tại, hay muốn nhân cơ hội này để thiết lập lại trật tự thương mại thế giới?

Các quy tắc thương mại ổn định sẽ có lợi hơn cho Bắc Kinh

Trung Quốc có thể sẽ muốn giữ lại WTO để duy trì các quy tắc thương mại mang tính ổn định, vì như thế sẽ có lợi cho nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng của nước này. Rất nhiều nền kinh tế lớn khác trên thế giới nhìn chung ủng hộ các quy tắc do WTO lập ra, tạo ra một khuôn khổ ổn định cho nền kinh tế của Trung Quốc tiếp tục lớn mạnh. Bắc Kinh cũng coi trọng tính pháp lý của cơ chế giải quyết tranh chấp dựa trên luật lệ của WTO hơn là dựa vào các biện pháp chính trị kém ổn định.

Ủng hộ WTO còn giúp Trung Quốc có được lớp vỏ bọc là người dẫn dắt thương mại thế giới, đúng như mong ước mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã bày tỏ tại Hội nghị Davos vào năm nay. Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Phong gần đây kêu gọi Mỹ từ bỏ chủ nghĩa đơn phương và tuân theo quy trình khiếu kiện đa phương của WTO, cũng như kêu gọi Mỹ chấm dứt hành động cản trợ việc bổ nhiệm thẩm phán cho Cơ quan Phúc thẩm của WTO.

Mặc dù Trung Quốc đã rất thành công trong việc vận dụng các quy tắc của WTO để mở rộng kinh tế, câu hỏi lớn đặt ra là liệu Trung Quốc có còn tiếp tục gắn chặt với các quy tắc của WTO trong thời gian tới hay không? Khi nước ngày gia nhập WTO vào năm 2006, Trung Quốc đã chấp thuận tuân theo quy định của WTO như là cách hữu hiệu nhất để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, kèm theo lời hứa sẽ trở thành nền kinh tế thị trường chậm nhất là vào năm 2017. Nếu lời hứa này không được thực hiện, và Hoa Kỳ đơn phương trừng phạt Trung Quốc, khi đó, các động cơ để Trung Quốc ủng hộ WTO sẽ tan biến.

Tuy nhiên, khó có khả năng Trung Quốc sẽ chính thức rút khỏi WTO. Khi Mỹ bất chấp luật lệ của Tổ chức, Trung Quốc có thể hưởng lợi với vai trò là kẻ đi sau – Trung Quốc cũng có thể không tuân thủ quy định của WTO trong một số vấn đề nhất định, như việc tiếp cận thị trường và sở hữu trí tuệ.

Điều này sẽ thay đổi hệ thống thương mại thế giới như thế nào?

Với việc 2 trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới hành động đơn phương trong vấn đề thương mại, khả năng của WTO trong việc điều hòa chính sách thương mại của các nước khác cũng sẽ bị suy yếu đi khá nhiều. Ít nhất thì, lời đe dọa về chiến tranh thương mại bằng các hành động trả đũa đơn phương cũng như tình trạng ăn miếng trả miếng ngày một leo thang, điều mà WTO ngăn chặn, sẽ còn quay trở lại.

Còn trong tình huống xấu nhất, tình huống hiện nay sẽ dẫn đến một hệ thống thương mại thế giới “hai làn” trong tương lai – có nghĩa là, các nền kinh tế lớn sẽ tự đặt ra luật lệ và tự giải quyết tranh chấp cho riêng mình, và quy định của WTO chỉ còn áp dụng cho các nước không có sức mạnh kinh tế để đi kiện các nước còn lại.

Nguồn: Washington Post – TQ

Từ khóa: WTO, Trung Quốc, chiến tranh thương mại, Mỹ, cơ chế giải quyết tranh chấp

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007412924
Go to top