Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếThương mại xuyên biên giới: Thách thức về quản lý thuế

Thương mại xuyên biên giới: Thách thức về quản lý thuế

thương mại dịch vụ

Ngày nay, việc mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ có thể diễn ra tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới chỉ cần sau một vài thao tác nhấp chuột trên máy tính hoặc bấm bàn phím điện thoại thông minh. Xu thế này đã tạo ra bước phát triển về kinh tế, xã hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan nhà nước về quản lý thuế liên quan đến doanh thu phát sinh từ giao dịch này.

Việt Nam đã có Luật Giao dịch điện tử; Nghị định số 52 về thương mại điện tử; Thông tư 39 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn dịch vụ thanh toán trung gian nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hình thức thanh toán trực tuyến. Nhìn chung các quy định hiện hành nêu trên bước đầu thiết lập được khuôn khổ pháp lý, tạo cơ sở cho việc quản lý đối với tổ chức và cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có trụ sở hoặc văn phòng đại diện trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, ta vẫn chưa thể quản lý được các tổ chức, cá nhân không đặt cơ sở tại Việt Nam mặc dù họ đã và đang cung cấp dịch vụ cũng như bán hàng hóa thông qua giao dịch trực tuyến cho cá nhân và tổ chức tại Việt Nam với số lượng giao dịch ngày càng lớn.

Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Các hiệp định này chủ yếu đề cập vấn đề thuế suất ưu đãi, chính sách xuất nhập khẩu... giữa các nước thành viên. Khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực thi hành, cần chú ý rằng điều 10.6 của hiệp định này có quy định khá rõ liên quan đến thương mại xuyên biên giới như sau: Các quốc gia thành viên không được phép yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ của một Bên khác phải thiết lập hoặc duy trì văn phòng đại diện hay bất kỳ hình thức doanh nghiệp nào, hoặc phải sinh sống, trên lãnh thổ Bên đó như một điều kiện để cung cấp dịch vụ xuyên biên giới.

Hiện nay, đa số các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ và bán hàng hóa thông qua giao dịch trực tuyến có trụ sở hoặc văn phòng giao dịch tại các quốc gia phát triển. Do vậy, lợi thế quản lý thuế vẫn thuộc về các quốc gia phát triển. Các tổ chức, cá nhân tại các nước nghèo và đang phát triển vẫn đang sử dụng dịch vụ và mua hàng từ các nước phát triển nhưng các nước nghèo, đang phát triển này dường như vẫn chưa quản lý được các giao dịch này chứ chưa nói đến việc thu được thuế phát sinh từ các giao dịch đó.

Tại các quốc gia phát triển, họ có những cách thức riêng để quản lý các giao dịch thương mại điện tử như thiết lập các phần mềm kiểm soát riêng đối với giao dịch điện tử hoặc lập ra một cơ quan công nghệ cao thực hiện sàng lọc giao dịch điện tử. Tuy nhiên, mô hình này khó có thể vận dụng tại các nước nghèo và đang phát triển, do cơ sở hạ tầng công nghệ còn chưa đồng bộ. Cho nên, cần phải có cơ chế phối hợp giữa quốc gia nơi cung cấp dịch vụ, bán hàng với quốc gia nơi sử dụng dịch vụ và mua hàng. Nhưng trước khi tính đến việc thỏa thuận về cơ chế phối hợp và chia sẻ tỷ lệ thu thuế liên quan đến các giao dịch thương mại điện tử thì trước hết từng quốc gia phải có phương án phù hợp của riêng mình để quản lý được các giao dịch thương mại điện từ phát sinh từ trong nước với tổ chức và cá nhân ở nước ngoài.

Đối với Việt Nam, cần đối chiếu các thỏa thuận song phương và hiệp định thương mại tự do quốc tế mà Việt Nam đã ký kết (gọi chung là luật quốc tế) để sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật trong nước mà luật quốc tế chưa điều chỉnh hoặc đối chiếu các điều khoản mà Việt Nam còn bảo lưu hoặc các quy định luật quốc tế còn mang tính chất quy định khung để điều chỉnh bằng quy định trong nước mà không bị trái với các điều khoản của luật quốc tế.

Điểm d, khoản 1, điều 4 Nghị định 52 năm 2013 của Chính phủ Việt Nam về thương mại điện tử quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử gồm: “Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa đăng ký hoặc chưa được cấp phép theo các quy định của Nghị định này”. Quy định này buộc các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đều phải đăng ký hoặc xin phép cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, quy định này chỉ có tính khả thi với các tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc văn phòng đại diện trên lãnh thổ Việt Nam. Còn đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài mà không có trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam, dù họ không đăng ký hoặc không xin phép thì Việt Nam cũng khó có thể kiểm soát và buộc họ phải thực hiện. Do đó, trên thực tế, chúng ta vẫn không thể quản lý được các giao dịch thương mại điện tử mà tổ chức và cá nhân nước ngoài là nhà cung cấp.

Thiết nghĩ, để giải quyết các tồn tại trên, cơ quan chức năng của Việt Nam nên nghiên cứu theo hướng ban hành một số quy định về việc khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước sử dụng dịch vụ/mua hàng hóa từ tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua giao dịch trực tuyến thực hiện việc kê khai giao dịch trực tuyến với cơ quan thuế về giao dịch của mình nhằm giúp cơ quan thuế có thể nắm được số lượng và số tiền từ các giao dịch mà tổ chức, cá nhân trong nước đã thực hiện. Một số chính sách như ưu đãi về thuế, khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp... cũng nên được xem xét để khuyến khích vấn đề kê khai giao dịch nêu trên.

Trên cơ sở dữ liệu quản lý được, Việt Nam có thể thỏa thuận với quốc gia nơi có tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, bán hàng về việc chia sẻ cho Việt Nam một tỷ lệ tiền thuế nhất định đối với các giao dịch thương mại điện tử phát sinh từ Việt Nam với nước thành viên.

Nguồn: thesaigontimes.vn - Trần Quang Vinh

Từ khóa: Thương mại, xuyên biên giới, Thách thức, về quản lý thuế.

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007415595
Go to top