Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnViệt Nam còn bao nhiêu năm để tận dụng thời kỳ dân số vàng?

Việt Nam còn bao nhiêu năm để tận dụng thời kỳ dân số vàng?

Bắt đầu từ năm 2007, với tỉ số người phụ thuộc chung dưới 50%, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng. Tại thời điểm này, chuyên gia nhận định thời kỳ dân số vàng sẽ kéo dài trong vòng 20 - 30 năm nữa, tức 2027 - 2037.

dan so

Năm 2023, với quy mô dân số vượt ngưỡng 100 triệu dân, Việt Nam cần phải làm gì để tận dụng nguồn lao động và đối mặt với già hóa dân số?

13 năm, lao động qua đào tạo tăng gần 7%

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung năm 2023, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 52,4 triệu người, chiếm 52% dân số. Trong khi đó năm 2010, khi dân số đạt gần 87,5 triệu dân thì lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 trở lên là hơn 50,5 triệu người.

Năm 2023, lực lượng lao động đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ ước tính 14,1 triệu người, chiếm 27%. Như vậy cả nước vẫn còn 38 triệu lao động chưa qua đào tạo. Năm 2010, trong tổng số 50,8 triệu người lao động, chỉ có 7,4 triệu người qua đào tạo, chiếm 14,7% tổng lao động.

Theo GS Nguyễn Đình Cử, chủ tịch Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Dân số, Gia đình và trẻ em, với khoảng một nửa dân số trong độ tuổi lao động dưới 34 tuổi, thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật và linh hoạt trong chuyển đổi nghề.

"Mỗi năm nước ta có từ 1,5 - 1,6 triệu người bước vào độ tuổi lao động, tuy nhiên lực lượng này vẫn chưa tạo nên sức bật cho nền kinh tế, vì có trên 70% là lao động giản đơn.

Sự thiếu hụt trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành thương mại, tài chính, ngân hàng, du lịch... là những thách thức không nhỏ đặt ra cho giai đoạn cơ cấu dân số vàng", GS Cử nhận định.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS.TS Giang Thanh Long - khoa kinh tế học, Đại học Kinh tế quốc dân - cũng cho rằng hiện nay số lao động qua đào tạo tại Việt Nam tăng trưởng rất chậm.

Thực tế, các ngành sản xuất ở Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đảm bảo tăng trưởng, cải thiện thu nhập cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, nhiều ngành sản xuất đang hướng tới xuất khẩu sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da… và nằm ở vùng thấp của chuỗi giá trị.

"Chúng ta chỉ lắp ráp, hoàn thiện gia công sản xuất chứ chưa sáng tạo, thiết kế độc lập và bị phụ thuộc, nói cách khác nếu có cú sốc kinh tế thì người lao động dễ gặp tổn thương. Do đó trước mắt là thay đổi trình độ kỹ năng người lao động, cùng với đó là thay đổi cấu trúc của nền kinh tế.

Sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật cần những lao động có trình độ cao. Việc đào tạo, tạo cơ chế cho lĩnh vực này phát triển sẽ là bước đệm giúp Việt Nam phát triển trong thời gian tới", GS Long nhận định.

Việt Nam còn hơn 10 năm "dân số vàng"

GS Long cho hay theo thống kê về cơ cấu dân số thì đến năm 2036, Việt Nam sẽ qua thời kỳ dân số vàng và bắt đầu đối diện với già hóa dân số.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Chánh Trung, chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM, cũng cho rằng tốc độ già hóa của Việt Nam nằm trong nhóm nhanh nhất thế giới, các chuyên gia dự báo Việt Nam đến năm 2036 sẽ bước qua thời kỳ cơ cấu dân số vàng.

Việt Nam muốn tận dụng tốt thời kỳ cơ cấu dân số vàng hiện nay và ứng phó kịp thời thời kỳ dân số già cần phải tập trung quyết liệt vào việc nâng cao chất lượng dân số, đầu tư cho y tế, giáo dục và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tránh nguy cơ lãng phí thời kỳ cơ cấu dân số vàng, ứng phó kịp thời thời kỳ dân số già.

"Tỉ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn của Việt Nam vẫn còn chưa cao, nhiều lao động đào tạo ra không đáp ứng được yêu cầu ngành nghề dẫn đến năng suất lao động thấp, đáp ứng chưa hiệu quả yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng hội nhập quốc tế", ông Trung nhận định.

Ông Nguyễn Khánh Cường - hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama2 - cho biết hiện Việt Nam đang trong giai đoạn thời kỳ "dân số vàng", cần phải tận dụng tốt lợi thế này để phát triển kinh tế, xã hội.

Cụ thể, chú trọng đào tạo nguồn lao động theo hai hướng gồm hướng nghiên cứu do các trường đại học trở lên đảm nhiệm, hướng thứ hai đào tạo nghề đảm bảo năng suất, tăng tính cạnh tranh, thì nguồn nhân lực tay nghề chất lượng cao là quan trọng.

"Hiện nay đào tạo học nghề hầu hết là từ con em nông thôn, lớp 9 học nghề được hưởng từ ngân sách, còn đối với phân cấp cao đẳng hiện nay phải đóng tiền học phí, trong khi chi phí đào tạo bỏ ra cao hơn nhiều học phí thu", ông Cường cho hay.

Nguồn: Tuổi trẻ

Từ khóa: dân số vàng, cách mạng công nghiệp, ứng phó, lợi thế

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007406393
Go to top