Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnCác nước thành viên CPTPP hoài nghi về khả năng Trung Quốc gia nhập hiệp định

Các nước thành viên CPTPP hoài nghi về khả năng Trung Quốc gia nhập hiệp định

15.07-33

Gần đây, một nhóm các quan chức cấp cao của Bắc Kinh đã bày tỏ mong muốn Trung Quốc gia nhập một hiệp ước thương mại Xuyên Thái Bình Dương mà Mỹ từng rời bỏ dưới thời Tổng thống Trump.

Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo từng tham gia đàm phán hiệp định này – được biết đến với tên gọi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), và sau này đổi thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – lại không mặn mà với khả năng tham gia của Bắc Kinh.

Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, một số cho rằng mô hình kinh tế bị chi phối nặng bởi chính phủ của Trung Quốc sẽ không đáp ứng được các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của hiệp định, như tiêu chuẩn về quyền lao động, doanh nghiệp quốc doanh hay nội địa hóa dữ liệu doanh nghiệp, trong khi đó, một số ý kiến khác cho rằng những căng thẳng địa chính trị đang gia tăng giữa Canada và Australia – hai thành viên trụ cột của CPTPP – sẽ cản trở khả năng gia nhập của Trung Quốc.

Tuy nhiên, tất cả các nhà lãnh đạo từng tham gia đàm phán CPTPP đều có một quan điểm chung là ngờ vực trước động thái này của Trung Quốc.

Theo các nguồn tin cấp cao từ New Zealand và Mexico, Bắc Kinh vẫn chưa có động thái chính thức, hoặc không chính thức, để bày tỏ nguyện vọng với 11 nước thành viên CPTPP hiện tại. New Zealand đang là thành viên lưu ký của hiệp định, chịu trách nhiệm xử lý thủ tục đăng ký cho những nước có nguyện vọng trở thành thành viên. Trong khi đó, Mexico đang là nước chủ tịch CPTPP nhiệm kỳ 2020. Vậy nên nếu Bắc Kinh thực sự có nguyên vọng gia nhập hiệp định thì ít nhất họ đã thông báo cho một trong hai nước này.

Một quan chức cấp cao giấu tên của Mexico cho biết: “ Chúng tôi vẫn chưa nghe được thông tin gì từ Trung Quốc”.

Cho đến hiện tại, Thủ tướng Lý Khắc Cương là nhân vật cấp cao nhất phía Bắc Kinh đã đưa ra một tuyên bố, tại Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc hồi cuối tháng 5, cho biết: “Trung Quốc có thái độ tích cực và cởi mở về khả năng gia nhập hiệp định CPTPP”.

Một quan chức cấp cao của New Zealand cho biết: “Những thông tin từ phía truyền thông thì khá đa dạng. Nhưng chúng tôi vẫn chưa được nghe đề xuất trực tiếp từ họ”. Ông cũng nhắc lại bình luận của Cựu Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chen Deming hồi cuối tháng 6 rằng Trung Quốc "đang cân nhắc khả năng gia nhập" nhưng "họ muốn biết thái độ của Nhật Bản đối với vấn đề này là như thế nào".

Vị quan chức New Zealand nói, Trung Quốc muốn thực sự chắc chắn [rằng mình được chào đón], họ không muốn bị làm bẽ mặt vì một quốc gia thành viên CPTPP từ chối, dù là Nhật Bản hay bất cứ quốc gia nào.

"Cho đến hiện tại, New Zealand chỉ mới nghe đề nghị từ Thái Lan, Hàn Quốc, và Anh, nhưng không có gì từ Trung Quốc. Trung Quốc không muốn bẽ mặt vì bị một quốc gia thành viên CPTPP từ chối, dù là Nhật Bản hay bất cứ quốc gia nào" - Vị quan chức New Zealand cho biết, vị này cũng xin được giấu tên do tình hịnh địa chính trị nhạy cảm với Trung Quốc.

Thay vào đó, một số thành viên CPTPP hiện tại và các cựu quan chức Mỹ - những người hi vọng Washington sẽ quay lại với thỏa thuận mà chính quyền Obama từng dày công xây dựng để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc - cho rằng Bắc Kinh đang "tung hỏa mù" bằng cách úp mở ý định gia nhập thỏa thuận mà Trump đã bỏ rơi trong những ngày đầu nhiệm kỳ tổng thống hồi năm 2017.

Một bộ trưởng nước thành viên CPTPP nhận xét: "Làm thế nào mà họ có thể bỏ qua cơ hội này" - ám chỉ những nỗ lực của Trung Quốc là nhằm khiêu khích các đối thủ tại Washington.

Một nhà đàm phán miêu tả những tuyên bố của Trung Quốc là "chiến thuật nói lấp lửng" và là cách để "khiến Mỹ cảm thấy nhức nhói vì đối thủ của mình đang dòm ngó CPTPP, nhưng thực tế Trung Quốc không hề muốn ngồi xuống với các nước thành viên, để thảo luận một cách nghiêm túc những khía cạnh mà họ cần thay đổi."

Tuy nhiên, không ai phàn nàn về việc này vì Trung Quốc vẫn có thể trở thành nền kinh tế thành viên lớn nhất nếu họ thật sự nghiêm túc với những ý định của mình. Và nhiều quốc gia thuộc Vành đai Thái Bình Dương đang muốn tăng cường quan hệ thương mại với Bắc Kinh, kể cả khi quan hệ chính trị có trở nên căng thẳng hơn.

Đồng thời, những động thái của Trung Quốc cũng mang lại một số lợi ích, bằng việc khiến Mỹ chú ý đến hiệp định. Một số người vẫn luôn kỳ vọng Mỹ sẽ quay lại với CPTPP khi một vị tổng thống khác lên nắm quyền.

Nhà đàm phán từ một quốc gia Thái Bình Dương nhận xét: "Chúng tôi thực sự nghĩ rằng đây là trò tung hỏa mù, nhưng nó không ảnh hưởng xấu đến chúng tôi, mỗi khi Trung Quốc đánh tiếng gia nhập hiệp định, Washington sẽ nghe thấy và dao động. Mỗi lần Trung Quốc tuyên bố như vậy, Washington sẽ chột dạ, và đây là điều tốt."

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc ngỏ ý muốn gia nhập, một quan chức thương mại cấp cao của Mỹ cho biết các cuộc thảo luận "cấp cao" từng diễn ra vào năm 2013, nhưng kết quả không đạt được gì.

Nguồn tin giấu tên cho biết: "Các quan chức cấp cao Trung Quốc từng nhiều lần bài tỏ mong muốn gia nhập hiệp định. Đặc biệt là sau khi Nhật Bản gia nhập TPP, ý định của Trung Quốc càng trở nên mạnh mẽ hơn. Và nó đang dần trở thành một đề xuất nghiêm túc."

Barbara Weisel nhận xét: "Về ý định của Trung Quốc, ta nên tự hỏi rằng, liệu có phải Trung Quốc thật sự quan tâm đến nội dung của hiệp định, hay vì họ có động cơ nào khác?"

Nhưng CPTPP chưa bao giờ trở thành một mục tiêu chính thức của Bắc Kinh, khi mà Trung Quốc đang tập trung các nguồn lực đàm phán đa phương của mình vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - hiệp định được xem là "đối trọng với TPP" trước khi Trum rút Mỹ ra vào tháng 1/2017.

Barbara Weisel, cựu trưởng đoàn đàm phán của Mỹ về TPP, và hiện là giám đốc điều hành Rock Creek Global Advisors, một cơ quan tham mưu chính sách kinh tế, nói thêm: "Tôi không nghĩ Trung Quốc thực sự nghiêm túc về khả năng gia nhập hiệp định trong thời gian mà chúng tôi đàm phán thỏa thuận giai đoạn 1. Thỉnh thoảng Trung Quốc lại đưa ra bình luận về khả năng gia nhập trong tương lai, nhưng tôi không nghĩ Trung Quốc từng thực sự nghiêm túc vào lúc đó".

Bà nói thêm rằng ngay cả khi Trung Quốc bài tỏ nguyên vọng, "Trung Quốc cũng không thể được đón nhận ngay lập tức, chỉ vì họ giơ tay và nói rằng mình muốn tham gia. Việc kết nạp thành viên mới là một quá trình phức tạp kéo dài".

"Về ý định của Trung Quốc, ta nên tự hỏi rằng, liệu có phải Trung Quốc thật sự quan tâm đến nội dung của hiệp định, hay vì họ có động cơ nào khác? Tôi không muốn phỏng đoán động cơ thực sự của Trung Quốc là gì. Tôi cảm thấy thú vị vì Trung Quốc chỉ lên tiếng sau khi Đài Loan làm điều tương tự, nhưng Trung Quốc cũng có thể có những động cơ khác" - bà Weisel bình luận, gợi nhớ về những nỗ lực trước đây của Đài Bắc, dẫn đến những cuộc thảo luận "chuyên sâu" với các thành viên TPP, nhưng không có đơn gia nhập chính thức nào được đưa ra.

Tu Xinquan nhận xét, hiện tại, vì Mỹ không còn là thành viên, nên đây được xem là cơ hội cho Trung Quốc, nhưng ngay cả khi Trung Quốc thực sự muốn gia nhập, các cuộc đàm phán cũng sẽ mất nhiều năm.

RCEP đã bị trì hoãn trong nhiều năm với sự rút ra của Ấn Độ, khiến quy mô hiệp định bị thu hẹp đáng kể. RCEP bị xem là một hiệp định tự do thương mại có chất lượng thấp hơn CPTPP, tập trung chủ yếu vào việc cắt giảm thuế, thay vì loại bỏ các tiêu chuẩn và rào cản phi thuế quan phức tạp như CPTPP.

Tu Xinquan, Viện trưởng Viện Trung Quốc về Nghiên cứu WTO cho biết: "Tôi nghĩ đây chỉ là một sự trù bị, một số cơ quan chính phủ đang tiến hành nghiên cứu CPTPP, vẫn chưa có những cuộc thảo luận nghiêm túc trong chính chủ, chủ yếu chỉ có những học giả giới thiệu và đề xuất Trung Quốc gia nhập. Một số cơ quan chính phủ đã bắt đầu nghiên cứu, nhưng không có cuộc thảo luận chính sách nghiêm túc nào". Ông Tu cũng cho biết RCEP đang là ưu tiên của Trung Quốc.

Ông Tu nói, một số học giả Trung Quốc cho rằng đây là thời điểm thích hợp để gia nhập CPTPP - hiệp định đang bao gồm các nước Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, và Việt Nam.

Ông Tu nói: "Bởi vì Mỹ không còn là thành viên, nên đây được xem là cơ hội cho Trung Quốc, nhưng ngay cả khi Trung Quốc thực sự muốn gia nhập, các cuộc đàm phán cũng sẽ mất nhiều năm. Ai biết được điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ? Nếu Joe Biden đắc cử tổng thống, liệu ông sẽ đưa Mỹ trở lại với CPTPP".

Là phó tổng thống dưới thời Barack Obama, ông Biden từng là nhà ủng hộ nhiệt liệt đối với thỏa thuận TPP ban đầu, và đã tuyên bố trong chiến dịch tranh cử rằng ông sẽ "tái đàm phán các phần [của thỏa thuận] với các nước ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ thuộc khu vực Thái Bình Dương, Mỹ có thể liên kết với các nước này và buộc Trung Quốc tuân theo.... các quy tắc thương mại của khu vực."

Một cuộc thăm dò ý kiến do công ty tư vấn Gallup thực hiện hồi tháng 2, phát hiện rằng 79% người Mỹ xem lĩnh vực ngoại thương là "một cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua gia tăng xuất khẩu hàng hóa Mỹ", đây là tỷ lệ ủng hộ cao nhất đối với thương mại trong 25 năm qua, sau 4 năm chủ nghĩa bảo hộ của chính quyền Trump.

Trong khi đó, một cuộc thâm dò do Viện Nghiên cứu Pew thực hiện hồi tháng 3, phát hiện rằng 66% có cái nhìn không thiện cảm với Trung Quốc, tăng từ mức 47% của năm 2017. Nhưng các chính trị gia Mỹ thì không nghĩ rằng ngay cả trong tình hình hiện tại, một chính sách thương mại hướng đến kiềm chế Trung Quốc sẽ được người dân Mỹ ủng hộ.

Clark Jennings, cố vấn thương mại của Nhà Trắng dưới thời ông Obama cho biết: "Tôi nghĩ CPTPP sẽ là một thách thức đối với chính quyền Đảng Dân chủ, ít nhất là trong nhiệm kỳ đầu tiên. Và nếu Joe Biden chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11, tôi không nghĩ rằng đây là thứ mà bạn muốn đổ hết nguồn lực chính trị vào ngay lập tức."

Tu Xinquan cho biết: "Tôi nghĩ phần khó khăn nhất của việc gia nhập CPTPP là việc tuân thủ các tiêu chuẩn về doanh nghiệp nhà nước (SOE), hiện tại, xu hướng cải cách SOE tại Trung Quốc đang đối lập với hiệp định.

Wendy Cutler, phó chủ tịch tổ chức Asia Society và từng là một trong những nhà đàm phán trưởng của Mỹ đối với TPP ban đầu, cho biết thêm rằng Mỹ sẽ không thể đơn giản quyết định tái gia nhập CPTPP "vì tình hình đã thay đổi trên thế giới và tại Mỹ, kể từ khi TPP được ký kết vào 2015 và CPTPP có hiệu lực từ tháng 3/2018."

Mọi thứ cũng có đã thay đổi tại Trung Quốc. Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, Bắc Kinh đã củng cố các lĩnh vực quốc doanh bằng cách thu hẹp phân khúc tư nhân, làm chậm tiến trình tự do hóa thị trường, trong khi tham gia vào một cuộc chiến thương mại khốc liệt với Washington. Các nhà phân tích dự báo rằng xu hướng phát triển của doanh nghiệp nhà nước sẽ tiếp diễn sau cú sốc kinh tế từ đại dịch Covid-19.

Ông Tu nói thêm: "Tôi nghĩ phần khó khăn nhất của việc gia nhập CPTPP là việc tuân thủ các tiêu chuẩn về doanh nghiệp nhà nước (SOE), hiện tại, xu hướng cải cách SOE tại Trung Quốc đang đối lập với hiệp định. Chúng không tương đồng với định hướng của CPTPP - ngày càng tách biệt chính phủ ra khỏi các SOE - và đây là vấn đề đang gây ra nhiều tranh cãi tại Trung Quốc."

Ngoài ra, Trung Quốc đang thường xuyên vướng phải những tranh chấp địa chính trị, khiến các vấn đề về thương mại và kỹ thuật hải quan bị ảnh hưởng bởi căng thẳng chính trị.

Những ví dụ mới nhất bao gồm lệnh cấm của Trung Quốc đối với hạt cải dầu Canada và việc bắt giữ hai công dân Canada, nhằm trả đũa việc Canada bắt giữ bà Mạnh Văn Châu, Giám đốc Tài chính Huawei; cũng như lệnh cấm đối với một số loại thị bò Úc và áp thuế nhập khẩu lên lúa mạch từ Úc, nhằm trả đũa việc Canberra ủng hộ một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus corona.

Tuy nhiên, một số nhà ủng hộ chủ nghĩa đa phương tại Trung Quốc lại xem lĩnh vực thương mại, chẳng hạn như mua bán cây ô liu, có thể giúp hạ nhiệt căng thẳng.

Wang Huiyao, cố vấn cho Hội đồng Nhà nước Trung Quốc và là nhà sáng lập Trung tâm về Trung Quốc và Toàn cầu hóa, cho biết: "Việc gia nhập CPTPP sẽ cải thiện đáng kể quan hệ giữa Trung Quốc với các nước này. Trung Quốc đã trở thành một đối tác thương mại lớn với những nước này, họ cũng phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Tôi nghĩ, đến cuối cùng thì, lợi ích kinh tế vẫn được ưu tiên và CPTPP có thể gắn kết Trung Quốc với các quốc gia này."

Tuy nhiên, các chuyên gia thương mại tại các nước thành viên CPTPP lại nghĩ khác.

Michael Woods cho biết: "Không đời nào có chuyện chính phủ Canada lúc này sẽ đứng lên và nói đây là một ý tưởng hay."

Michael Woods, nhà sáng lập công ty luật Woods, LaFortune LLP, và là người từng dẫn dắt các cuộc đàm phán song phương giữa Canada với Trung Quốc khi Bắc Kinh tham gia WTO, cho biết nếu ông vẫn còn là nhà đàm phán trưởng cho Canada, ông cũng khó nhìn thấy viễn cảnh Trung Quốc được chấp thuận gia nhập CPTPP trong thời điểm hiện tại.

Trước hết, có một thứ gọi là "điều khoản thuốc độc" trong Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) vừa đi vào hiệu lực tuần trước, về lý thuyết sẽ cho phép Mỹ ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào của các nước đối tác Bắc Mỹ muốn ký kết hiệp định với Trung Quốc.

Nhưng ngay cả khi họ lách qua được điều khoản này, ông Woods cho rằng thái độ của công chúng Canada về Trung Quốc đã xấu đi rất nhiều, và việc đàm phán thỏa thuận là bất khả thi.

Ông nói thêm: "Không đời nào chính phủ Canada trong lúc này sẽ dám đứng lên và nói đó là một ý tưởng hay."

Nguồn: SCMP

Từ khóa: CPTPP, chiến tranh thương mại, đàm phán hiệp định tự do thương mại, chủ nghĩa bảo hộ

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007412949
Go to top