Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnMở rộng thương mại

Mở rộng thương mại

15.07-31

Những người ủng hộ CPTPP coi Hiệp định này như một liều thuốc bổ kinh tế cho thời kỳ hậu đại dịch, nhưng thương mại tự do lại là yếu tố thách thức trong một thế giới đầy căng thẳng hiện nay.

Đại dịch Covid-19 đã tạo ra một làn sóng hủy diệt đối với nền kinh tế toàn cầu và phải mất nhiều năm trước khi mọi thứ được phục hồi hoàn toàn. Thương mại hàng hóa toàn cầu có thể giảm tới 32% trong năm nay theo kịch bản xấu nhất được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra vào tháng Tư.

Triển vọng kinh tế trong hai năm tới vẫn đầy bất định. Năm nay, Ngân hàng Thế giới cho biết, sản lượng toàn cầu có thể giảm 5,2% và dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) do các tổ chức quốc tế khác đưa ra cũng không mấy sáng sủa.

Hiện tại, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng cùng với sự lên ngôi của chủ nghĩa bảo hộ và làn sóng chuyển dịch những chuỗi phân phối toàn cầu. Một số người cảm thấy sự liên kết giữa các quốc gia có sự khác biệt trong hệ thống kinh tế, chính trị không còn cần thiết và khả dĩ.

Trong bối cảnh đó, thương mại tự do đã trở thành chủ đề khá nhạy cảm, bất chấp nỗ lực của những người ủng hộ về lợi ích mà mô thức này có thể giúp nền kinh tế thế giới phục hồi sau đại dịch.

Một thỏa thuận thương mại đa phương đang được xem xét kỹ lưỡng là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Được coi là một thỏa thuận "thế hệ mới", Hiệp định bao gồm 11 quốc gia hướng tới tự do hóa thương mại toàn diện, bao gồm xóa bỏ thuế quan, bảo vệ đầu tư và đặt ra tiêu chuẩn cao cho các quy tắc về thương mại dịch vụ.

Cyn-Young Park, Giám đốc phụ trách hợp tác khu vực và hội nhập tại Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết: "Với căng thẳng thương mại toàn cầu ngày càng tồi tệ, việc tham gia CPTPP có thể tạo cơ hội cho các nền kinh tế thành viên tiếp cận thị trường hơn 500 triệu dân, với GDP hơn 10 nghìn tỷ USD".

CPTPP, theo bà Park, là một thỏa thuận đầy tham vọng so với hầu hết các Hiệp định khác trước đó. Có hiệu lực 18 tháng trước, CPTPP nhằm mục đích khuyến khích thương mại không rào cản, đầu tư xuyên biên giới và di chuyển thể nhân thông qua việc loại bỏ thuế quan toàn diện, hài hòa hóa các quy định và giảm rào cản kỹ thuật.

Cơ hội lớn luôn đi kèm với thách thức đối với các quốc gia đang tìm cách tham gia CPTPP. Tại Thái Lan, cuộc tranh luận về tham gia CPTPP của xứ Chùa Vàng đang rất căng thẳng. Nội các nước này đã thành lập một Ủy ban xem xét các vấn đề liên quan khi gia nhập CPTPP – báo cáo đánh giá dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 9. Tuy nhiên, quyết định về việc có nên tham gia không sẽ là vấn đề được thảo luận trong năm tới.

"Phân phối lợi ích và tái cơ cấu kinh tế là một quá trình đầy rủi ro. Các nhà hoạch định chính sách nên cân nhắc cẩn thận nếu điều kiện kinh tế xã hội và chính trị của đất nước trước khi quyết định tham gia CPTPP. Bất kỳ thỏa thuận thương mại lớn nào cũng sẽ mang đến thách thức lẫn cơ hội cho một nền kinh tế. Bất kỳ quốc gia nào muốn tham gia CPTPP nên đánh giá cẩn thận về yêu cầu cải cách tái cơ cấu nền kinh tế theo yêu cầu của Hiệp định", bà Park nói với Asia Focus qua email.

Thuận lợi và thách thức

CPTPP phát triển từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 thành viên – Hiệp định TPP đã chấm dứt tồn tại khi Hoa Kỳ rút khỏi ngay sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức vào đầu năm 2017. Các thành viên hiện tại của CPTPP là Nhật Bản, Úc Canada, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam

Ngoài Thái Lan, một số quốc gia khác cũng đang xem xét gia nhập CPTPP. Vương quốc Anh, rời Liên minh châu Âu vào ngày 31 tháng 1 sau sự kiện Brexit, đang chuẩn bị tiến hành các cuộc đàm phán thương mại song phương với Nhật Bản, hành động mà theo Thủ tướng Boris Johnson chính là bước đệm để gia nhập CPTPP.

"CPTPP tạo lợi thế cho những quốc gia thành viên thuộc Asean liên quan đến hoạt động mời gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thông qua CPTPP, các nước có thể cho thấy sự cải thiện môi trường kinh doanh, ví dụ như tạo thuận lợi thương mại bằng việc đơn giản hóa thủ tục hải quan, minh bạch các điều kiện đầu tư và thúc đẩy số hóa ", ông Atsushi Taketani, chủ tịch Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (Jetro) tại Bangkok cho biết.

Đồng thời, việc tuân thủ các tiêu chuẩn CPTPP bao gồm các tiêu chuẩn liên quan đến môi trường sẽ giúp thu hút các nhà đầu tư của các nước phát triển quan tâm lợi ích xã hội, môi trường và quản trị (ESG), ông nói thêm.

CPTPP, đặt mục tiêu thiết lập một khu kinh tế tự do rộng lớn với dân số 512 triệu người, GDP 14,8 nghìn tỷ USD, chiếm 13.5% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu. Đối với Thái Lan, chính phủ dự báo CPTPP sẽ giúp GDP quốc gia này tăng thêm 0.37%, ông Taketani cho biết.

"Những tính toán này được thực hiện trước đại dịch Covid-19. Do đó, con số này có thể cao hơn do nhiều doanh nghiệp gần đây đã bắt đầu hoặc dự tính tổ chức lại chuỗi cung ứng của họ".

"Tầm quan trọng của CPTPP đang tăng lên vì Covid-19 đã thúc giục chúng tôi xem xét lại chuỗi cung ứng toàn cầu và áp dụng công nghệ kỹ thuật số. Cả chính phủ và ngành công nghiệp Nhật Bản đều muốn Thái Lan tham gia CPTPP." ông Taketani giải thích với Asia Focus qua email

Phó Thủ tướng Somkid Jatusripitak đã nói việc tham gia CPTPP sẽ giúp GDP Thái Lan tăng 0.12% tương đương 13,3 tỷ baht. Không tham gia có nghĩa là Thái Lan sẽ mất 26,6 tỷ baht tương đương 0.25% GDP.

Tuy nhiên, vẫn có một số chỉ trích, tổ chức FTA Watch và BioThai, lo ngại Hiệp định đã nêu yêu cầu thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách nghiêm ngặt, chắc chắn sẽ có lợi cho các công ty đa quốc gia trong ngành nông nghiệp và dược phẩm, trong khi đẩy người nông dân, cộng đồng doanh nghiệp nội địa vào thế bất lợi

Đồng thời, họ cho rằng lợi nhuận xuất khẩu có thể không nhiều như dự báo do tất cả thành viên CPTPP ngoại trừ Canada và Mexico đã có các hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) với Thái Lan.

Các tập đoàn kinh doanh hàng đầu Thái Lan đã thúc giục chính phủ nước này tham gia đàm phán CPTPP bất chấp những thách thức mà các lĩnh vực nông nghiệp và y tế có thể gặp phải.

Tham gia các cuộc đàm phán sẽ giúp Thái Lan hiểu biết thêm về các điều kiện để có thể điều chỉnh chính sách qua đó tăng cường tính cạnh tranh cho quốc gia, ông Predee Daochai, Chủ tịch Ủy ban thường trực về thương mại, công nghiệp và ngân hàng cho biết. "Quá trình đàm phán gia nhập sẽ mất ít nhất bốn năm và Thái Lan có thể rút lui ở bất kỳ giai đoạn nào trong qua trình này", ông nói trong một cuộc họp ngắn vào đầu tháng 6.

Bà Park thừa nhận rằng sẽ có những lợi ích và thách thức đối với các thành viên Asean khi tham gia CPTPP. Đối với những nước có lợi thế so sánh với các thành viên khác, Hiệp định nêu trên có thể là một cơ hội. Ví dụ, Singapore có thể trở thành một trung tâm về dịch vụ kế toán, tư vấn và kỹ thuật cho các thành viên CPTPP.

Việt Nam sẽ có thể gia tăng xuất khẩu giày dép, hàng dệt may và các sản phẩm điện tử sang Canada, Mexico và Peru, nơi nước này ít có hiện diện thương mại. Thái Lan có thể nổi lên như một trung tâm thương mại du lịch và dịch vụ. "Tuy nhiên, lợi ích đạt được đòi hỏi phải có sự cải cách và tái cấu trúc – yếu tố có thể không có lợi cho tất cả mọi người và mọi lĩnh vực", bà lưu ý.

"Vì CPTTP đòi hỏi các tiêu chuẩn cao hơn về dịch vụ và cải cách thể chế so với Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), do vậy tái cấu trúc có thể là điều gây khó khăn và thách thức trong giai đoạn phát triển ở nhiều nền kinh tế Asean + 3. Một rủi ro khác chính là khi CPTPP được phê chuẩn bởi tất cả các thành viên, một số quốc gia thành viên Asean đứng ngoài Hiệp định này có thể mất thị trường Canada và Nhật Bản khi những nước tham gia chuyển hướng nhập khẩu từ Việt Nam hay Malaysia để hưởng lợi từ mức thuế quan thấp hơn”, bà Park chỉ ra.

Ông Taketani nhận định khi các công ty Nhật Bản quyết định đầu tư, một thỏa thuận hợp tác kinh tế (EPA) là một yếu tố họ sẽ tính đến.

"EPA bắt đầu trở nên cực kỳ quan trọng trong thời điểm các doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu tổ chức lại chuỗi cung ứng của mình sau đại dịch", ông lưu ý. "Do đó, khá rõ ràng rằng việc tham gia CPTPP chắc chắn sẽ có tác động đến chiến lược đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản trong khu vực Asean".

Bất cứ khi nào Phòng Thương mại Nhật Bản (JCC) tại Bangkok và Jetro khảo sát các công ty Nhật Bản tại Thái Lan, họ đều cho rằng Việt Nam là thị trường xuất khẩu hàng đầu trong tương lai, chiếm 49% ý kiến phản hồi trong nửa đầu năm 2020.

"Nếu Thái Lan không tham gia CPTPP, rất có thể các công ty Nhật Bản sẽ thay đổi chiến lược của họ", ông Taketani nói. "Họ có thể không tiếp tục xuất khẩu từ Thái Lan sang Việt Nam như trước đây, thay vào đó, họ sẽ trực tiếp đầu tư và sản xuất tại Việt Nam".

Sự tham gia của Trung Quốc

Trong khi thế giới còn đang tập trung vào vấn đề Bắc Kinh thông qua Luật an ninh quốc gia vào tuần trước, còn một sự kiện khác cũng đáng quan tâm chính là việc Thủ tướng đất nước hơn 1 tỷ dân tuyên bố Quốc hội nước này có thái độ tích cực và cởi mở về việc gia nhập CPTPP.

Đây là lần đầu tiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thể hiện sự quan tâm đối với Hiệp định đã nêu. Nước này, theo một số nhận định, từ trước tới nay, tập trung vào quá trình thảo luận về RCEP – một hiệp định thương mại với 15 quốc gia thành viên – mới đạt được đồng thuận vào cuối năm trước.

Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP, Nhật Bản đã đảm nhận vai trò lãnh đạo trong việc thông qua CPTPP vào cuối năm 2018. Từ thời điểm này, Trung Quốc cũng đã bắt đầu kín đáo tiếp cận 11 nước thành viên và tìm hiểu thái độ các nước về việc quốc gia đông dân nhất thế giới tham gia thỏa thuận này.

Nhiều chuyên gia đã đưa ra những yếu tố khiến Bắc Kinh quan tâm đến CPTPP. Thứ nhất, Hiệp định giúp giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào thị trường Hoa Kỳ cũng như tránh khả năng bị áp thuế và trừng phạt thương mại từ chính quyền Tổng thống Trump.

Trong bối cảnh Washington đang đứng ngoài CPTPP và việc ký kết RCEP dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. CPTPP sẽ giúp mở ra cơ hội cho Trung Quốc thâm nhập sâu hơn vào các thị trường khác tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, tham gia CPTPP cũng là động thái chứng minh cho thế giới thấy Trung Quốc nghiêm túc thực hiện tự do hóa thương mại và cải cách cấu trúc kinh tế.

Tuy nhiên, hệ thống kinh tế của Trung Quốc chưa đáp ứng các tiêu chuẩn do CPTPP đặt ra, theo ông Wang Huiyao, người sáng lập Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa tại Bắc Kinh kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội Hợp tác Kinh tế Quốc tế Trung Quốc.

Thể hiện ý kiến trên tờ Bloomberg vào tuần trước, ông nhận định rằng các quy tắc về trợ cấp cho nhóm doanh nghiệp nhà nước, cũng như các hạn chế về chuyển dữ liệu xuyên biên giới cần phải được dỡ bỏ. Trung Quốc đã thực hiện một số cải cách như ban hành Luật Đầu tư nước ngoài mới, mở cửa dịch vụ tài chính, đề xuất nhiều giải pháp hơn nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ, nhưng như vậy vẫn chưa đủ.

Hầu hết các thành viên CPTPP có vẻ hồ hởi với ý tưởng Trung Quốc tham gia Hiệp định này. Với sự gia nhập của quốc gia hơn 1 tỷ dân, CPTPP sẽ chiếm 28% GDP toàn cầu, nhiều hơn gấp bốn lần quy mô trước đây - theo tính toán của Viện kinh tế quốc tế Peterson. Tư cách thành viên Trung Quốc trong CPTPP cũng sẽ giúp nền kinh tế khu vực trở nên đồng nhất về mặt thể chế, hỗ trợ tăng trưởng và ổn định.

Thách thức và đề xuất

Bà Park nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận thương mại lớn nào cũng có thách thức và cơ hội. Mỗi quốc gia cần thận trọng đánh giá điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mình trước khi tham gia.

“Ngay cả khi một thỏa thuận thương mại quốc tế mang lợi ích về tổng thể, nó sẽ không hoàn toàn sẽ mang lại những kết quả tốt cho người dân, cộng đồng và các ngành công nghiệp, dịch vụ. Cần cân nhắc thận trọng về việc phân phối lợi ích, phân bổ nguồn lực và thay đổi cấu trúc khi trở thành thành viên của một hiệp định thương mại” – bà Park cho biết.

CPTPP nỗ lực mở ra cơ hội hội nhập sâu rộng hơn Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hay các thỏa thuận giao thương trước đây trong những lĩnh vực như quyền sở hữu trí tuệ và kinh tế số. Tuy nhiên, Hiệp định này dường như không có mấy tác động tích cực đến doanh nghiệp nhỏ và vừa – ông Kaewkamol Pitakdumrongkit, phó giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu đa phương – Trường S Rajaratnam thuộc Đại học khoa học Công nghệ Nanyang cho biết.

Tuy nhiên, CPTPP có tiềm năng thúc đẩy sự hồi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19. “CPTPP sẽ giúp vực dậy nền kinh tế các quốc gia thành viên khi các doanh nghiệp có thể sử dụng thỏa thuận này để tìm kiếm đối tác, thiết lập chuỗi cung ứng thay thế cho những hệ thống cũ đã đứt gãy do đóng cửa nhà máy và lệnh cấm du lịch bắt nguồn từ đại dịch Covid” – tiến sĩ Kaewkamo nói với tờ Asia Focus.

Bên cạnh đó, CPTPP có một chương về doanh nghiệp nhỏ và vừa (Chương 24) - theo đó các nước tham gia có nghĩa vụ thiết lập website cung cấp thông tin về Hiệp định này đến các doanh nghiệp nhỏ. Bà Kaewkamo cảnh báo việc tham gia vào CPTPP là một nhiệm vụ không dễ dàng đối với những nước muốn gia nhập.

“Quốc gia tham gia CPTPP sau sẽ cần thời gian và những nhượng bộ lớn trong một số lĩnh vực để đạt được thỏa thuận. Đầu tiên, họ cần đưa ra những nhượng bộ phù hợp để thuyết phục các quốc gia thành viên hiện hữu rằng việc để họ gia nhập sẽ mang lại giá trị gia tăng. Sau đó, họ cần đàm phán với 11 thành viên không phải về nội dung của thỏa thuận mà là về những cam kết họ có thể đưa ra về cắt giảm thuế. Về cơ bản, họ cần thảo luận về cách thức và thời gian cắt giảm thuế. Điều này phải mất nhiều thời gian và không thể nhanh chóng thực hiện” – bà Kaewkamol nói.

Bà Pavida Pananond, giáo sư chiến lược kinh doanh quốc tế tại Trường kinh doanh, Đại học Thammasat nhận định yếu tố quan trọng khi Thái Lan tham gia CPTPP chính là quốc gia Đông Nam Á sẽ có cơ hội tiến hành những cải cách trong các lĩnh vực quan trọng – qua đó có thể nâng cao tính cạnh tranh của xứ Chùa Vàng trong bối cảnh tác động từ mở rộng thương mại ngày càng bị giới hạn.

Cần có những đánh giá cần thiết để hiểu rõ về tác động của CPTPP. Tuy nhiên, chính phủ Thái đã không tiến hành tham vấn đầy đủ mà lại vội vã tham gia vào quá trình đàm phán do lo sợ lỡ cơ hội gia nhập.

Tuy vậy, tham gia CPTPP có điểm tích cực – theo nhận định của bà Pavida Pananond. Đứng ngoài CPTPP cũng có nghĩa nước này không thể trở thành một phần của thể chế toàn diện với một hệ thống các quy định chung.

Không hiểu về tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đến lĩnh vực giống cây trồng, chính phủ sẽ không thể đưa ra những chính sách cần thiết nhằm giảm các tác động tiêu cực đến người nông dân.

“Không có chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong nông nghiệp, Thái Lan sẽ không thể giúp ngành này gia tăng giá trị, từ đó khiến xứ Chùa Vàng chỉ có thể đóng vai trò hạn chế trong chuỗi cung ứng” – bà Pananond nói.

Theo bà tiến sĩ, Việt Nam, đang sản xuất nhiều giống lúa hơn Thái Lan và vượt quốc gia này về xuất khẩu gạo.

Bà Pavida đề nghị chính phủ tham gia vào quá trình đối thoại công chúng một cách nghiêm túc theo đó những tiếng nói, nhận định đối lập có thể được lắng nghe về các chủ đề còn gây tranh cãi.

Bà nói thêm “Nên có những cơ quan trung lập tham gia đánh giá về tác động của CPTPP thay vì phó thác hoàn toàn cho các bộ, ngành phụ trách quá trình đàm phán. Điều này sẽ giúp nâng cao niềm tin của công chúng và hạn chế mậu thuẫn về lợi ích”.

Nguồn: Bangkok Post

Từ khóa: mở rộng, thương mại

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007413267
Go to top