Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnTrump đẩy mạnh thương mại tự do ra ngoài phạm vi Hoa Kỳ

Trump đẩy mạnh thương mại tự do ra ngoài phạm vi Hoa Kỳ

Donald Trump 0106

Châu Âu và Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận mang tính bước ngoặt, điều này có vẻ là một phát đạn vang dội trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Hóa ra Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến các thỏa thuận thương mại khổng lồ thực sự xảy ra.

Nhật Bản và EU là những cường quốc kinh tế đầu tiên tham gia vào phong trào thương mại tự do để phản ứng lại trước việc Tổng thống Trump ra sức thúc đẩy bảo hộ mậu dịch ở Washington. Tuần trước, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ký một hiệp định chính trị tại Brussels về thỏa thuận tự do thương mại lớn nhất thế giới, chiếm gần 30% sản lượng kinh tế toàn cầu.

Đó là một sự thay đổi lớn trong vài năm qua, ngay cả khi một số quan chức cao cấp của EU đã sẵn sàng để giải quyết thỏa thuận của Nhật và thậm chí còn sẵn sàng để viết ra một thông báo về hồi kết của toàn bộ chính sách thương mại thuộc khối này. Điều tệ nhất đã xảy ra vào cuối tháng 10 năm ngoái, khi một hợp đồng được cho là khá dễ dàng được ký kết với Canada dường như bị cản trở bởi phe đối lập tại Bỉ, nghị viện khu vực của Wallonia.

Bị trấn áp bởi đạo luật chống thương mại hướng về phía quan điểm Chính trị của châu Âu, Bộ trưởng Thương mại Ottawa ông Chrystia Freeland đã đặt câu hỏi tại hội đồng Walloon ở Namur rằng liệu EU có thể đạt được thỏa thuận với bất kỳ nước nào trên thế giới nếu như không thể giải quyết được một quốc gia “vừa tử tế, vừa kiên nhẫn” như Canada. Thỏa thuận EU-Canada tồn tại bởi một động thái ngắn ngủi nhưng khát vọng đối với thương mại tự do của Châu Âu dường như đã lộ ra sự tan vỡ.

Sau đó, Ông Trump chiến thắng trong chiến dịch bầu cử vào tháng 11/2017 một phần là nhờ việc đánh vào sự sợ hãi thương mại tự do ở các quốc gia thuộc Vành đai Gỉ sắt.

Càng nhiều người châu Âu chống lại các giao dịch thương mại tự do, thì việc thực hiện các giao dịch ấy tại EU, Châu Á và Châu Mỹ La tinh càng dễ dàng hơn.

Ông Ulrich Speck, chuyên gia phân tích chính sách đối ngoại của Viện nghiên cứu Hoàng gia Elcano cho biết: "Trong một thời gian khá dài, mọi người nghĩ rằng mọi thứ sẽ trở lại bình thường sau cuộc bầu cử của Trump. Nhưng thay vào đó, cú sốc Trump vẫn còn tồn tại. Điều này đã tạo ra một sự cấp bách mới cho EU và Nhật Bản."

Chất xúc tác cho hành động

Mối thâm giao giữa Nhật và Mỹ dạo gần đây được thể hiện qua các hiệp định được ký kết giữa các chính quyền. Trong những năm gần đây, thỏa thuận Tokyo-Brussels dường như rất gần với việc sụp đổ, với việc Nhật Bản miễn cưỡng mở cửa ngành nông nghiệp để đổi lấy việc tiếp cận thị trường xe hơi rộng hơn của châu Âu.

Ưu tiên của Nhật Bản là Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương với Mỹ và 10 quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương, nhưng khi Tổng thống Trump ra lệnh rút lui, rõ ràng các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã nhận thấy được thế giới sắp thay đổi.

Ông André Sapir, một chuyên gia về thương mại của nhóm cố vấn Bruegel cho biết: "Có một khoảng cách rất lớn giữa Tokyo và Brussels. Nhưng sau một thời gian, khoảng cách đó đã được rút ngắn. Chúng ta cần hiệu ứng của Trump để vượt qua rào cản đó một cách nhanh chóng. "

Trước khi rời Brussels, Ông Abe Thủ tướng của Nhật không để lại bất cứ sự nghi ngờ nào về lý do tại sao ông lại đẩy mạnh thỏa thuận và đưa ra một sự ám chỉ rõ ràng đến Tổng thống Trump. Ông nói với các bộ trưởng: "Điều quan trọng là chúng tôi phải vẫy lá cờ của tự do thương mại để hưởng ứng với những động thái toàn cầu chống chủ nghĩa bảo hộ một cách nhanh chóng và kết thúc hiệp định tự do thương mại với châu Âu”.

Một quan chức cao cấp của EU cũng đồng ý thỏa thuận về thương mại và đầu tư này: "Chúng ta có lẽ đã được hỗ trợ bởi những gì mà cả hai phía chúng ta cùng nhìn nhận như là một sự suy thoái của xu hướng quốc tế".

Vẫn còn sáng suốt từ cú sốc khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận TPP, ông Abe viếng thăm Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker hồi tháng 3/2017 để đưa các nỗ lực chính trị cấp cao vào cuộc đàm phán và cố gắng hoàn thành việc đàm phán trước mùa hè.

Một cuộc họp thậm chí còn mang tính quyết định hơn đã diễn ra một vài ngày trước đó, khi ông Abe gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel. Sau cuộc họp đó, bà Merkel kiên quyết nói với các phóng viên: “Chúng tôi muốn sớm có thỏa thuận với Nhật Bản vì đó có thể là một tuyên bố đúng đắn trong việc đáp trả các chính sách của Trump”.

Các nhà ngoại giao châu Âu am hiểu về đàm phán thương mại cho biết Merkel đã chỉ thị cho Juncker thực hiện thỏa thuận Nhật Bản càng sớm càng tốt. Lãnh đạo của nền kinh tế phát triển châu Âu, cũng là nhà tổ chức cuộc họp thượng đỉnh G20 tại Hamburg, muốn sử dụng thỏa thuận Nhật Bản như một đòn cảnh cáo trực tiếp nhằm vào Trump.

"Mục tiêu của tôi là tại hội nghị thượng đỉnh G20 đưa ra tín hiệu mạnh mẽ cho các thị trường mở và chống lại chủ nghĩa bảo hộ", bà Merkel nói với quốc hội Đức hồi tháng trước.

Tình thế chênh vênh của Tokyo

Đối với Tokyo, đàm phán thỏa thuận thương mại với Brussels là một hành động cân bằng giữa lợi ích kinh tế và các mối quan tâm về chiến lược.

Trên mặt trận kinh tế vĩ mô, Thủ tướng Nhật Bản đã tạo ra thương mại tự do và mở cửa nền kinh tế như là một phần quan trọng trong những cuộc cải cách "Abenomics" (cải cách 3 mũi tên) nhằm kéo nền kinh tế ra khỏi hàng chục năm đình trệ. Châu Á cũng mong muốn giành được thị trường tốt hơn ở châu Âu cho việc xuất khẩu xe hơi của mình, đặc biệt là sau khi đối thủ Hàn Quốc giành được các điều khoản tốt hơn trong xuất khẩu ô tô theo một thỏa thuận thương mại năm 2012 của EU.

Tuy nhiên, Nhật Bản đã không thể tiến gần hơn đến các mối quan hệ với châu Âu do sự phụ thuộc quân sự vào Mỹ, đặc biệt là mong nhận được sự bảo hộ của Mỹ, nhằm chống lại Bắc Triều Tiên và sự mở rộng hải quân của Trung Quốc.

Thủ tướng Abe là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trump sau cuộc bầu cử hồi tháng 11/2016 và hồi tháng 02/2017, ông đã có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Trump thông qua việc đến thăm khu nghỉ mát Mar-a-Lago ở Florida để chơi gôn. Tokyo từ lâu đã không muốn nhận lấy sự đối lập của Trump đối với TPP về vấn đề mệnh giá.

Trên mặt trận thương mại, điều này có nghĩa là Nhật Bản đã phải bước đi trên một tình thế tạm thời rất chênh vênh.

"Người Nhật lo lắng về những nhượng bộ sâu rộng mà EU muốn về sữa hoặc thịt nhập khẩu vì những lý do khác nhau mà điều này có thể xuất hiện trong những nhu cầu của nước Mỹ", ông Petr Ježek, Chủ tịch phái đoàn của Nghị viện châu Âu về các mối quan hệ với Nhật Bản, cho biết. Việc cắt giảm thuế nông nghiệp cho cả Brussels và Washington sẽ là một liều thuốc độc chính trị ở Nhật Bản, bởi vì những người nông dân lớn tuổi và có sức ảnh hưởng của đất nước lo ngại rằng họ sẽ bị xóa sổ bởi một cuộc cạnh tranh quốc tế.

Việc Tổng thống Trump rút lui trong thương mại hầu như đã giải quyết những bế tắc một cách không ngờ đến, Ông Ježek nói. Ông cho biết: "Giờ đây, rõ ràng là TPP - hay bất cứ thỏa thuận thương mại nào khác với Washington - đều thỉnh thoảng bị gác qua một bên, dường như không còn một vấn đề nghiêm trọng nào nữa xảy đến với châu Âu”.

Trên thực tế, một nhà ngoại giao châu Âu cho biết Nhật Bản sẵn sàng cung cấp cho châu Âu một loại hình tiếp cận nông nghiệp giống như dự kiến ​​ban đầu Nhật Bản định dành cho Hoa Kỳ ở TPP.

"EU chỉ bước vào nơi mà Hoa Kỳ rời đi," ông nói.

Vẫn chưa kết thúc

Bất chấp một thoả thuận chính trị nhanh chóng và bất ngờ, các nhà quan sát phản đối việc vui mừng quá sớm. Một vài người lưu ý rằng vẫn còn quá sớm để nói liệu thỏa thuận giữa EU và Nhật có thực sự đủ sức làm nên một cơn gió ngược làm rung chuyển hiệp định của Canada hay không.

Nhà nghiên cứu thương mại của Bruegel, Ông Sapir, cho biết: "Chúng tôi không biết làm thế nào thỏa thuận thương mại này được thông qua nếu như các nghị viện khu vực lại một lần nữa đe doạ ngăn chặn nó”. Các nguồn tin ngoại giao tại Brussels cho biết Ủy ban Châu Âu đang làm việc về một đề nghị chia các thoả thuận thương mại thành hai vấn đề chính, một là khắc phục những điều khoản gây tranh cãi về đầu tư, hai là để ngăn chặn họ khỏi việc trở thành con tin của các quốc hội trong nước và khu vực.

Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy, ở Đức - trung tâm của sự đối lập với các giao dịch thương mại của EU vào năm ngoái - lượng hỗ trợ cho toàn cầu hóa đã tăng từ 50 lên 63% trong vòng sáu tháng đầu năm nay.

Thỏa thuận chính trị được ký kết hôm mùng 06/07/2017 bao gồm hơn 90% là các vấn đề đang được thảo luận và các quan chức EU tuyên bố họ sẽ cố gắng hoàn thiện hiệp định vào tháng 1 năm 2018, trong khi hiệu ứng của Trump vẫn còn đang tiếp tục được đẩy mạnh

Ông Pedro Silva Pereira, người báo cáo của Nghị viện châu Âu về thỏa thuận của Nhật Bản, gọi thỏa thuận thương mại này là “một thành tựu quan trọng về kinh tế và chiến lược”. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng cả hai bên sẽ phải tiếp tục công việc liên quan của họ trong những tháng tới để hoàn thành mọi thứ vào tháng Giêng.

"Đây không phải là chặng cuối của con đường", ông nói.

Nguồn: politico.eu-HT

Từ khóa: Trump, đẩy mạnh, thương mại tự do, ra ngoài phạm vi, Hoa Kỳ

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007406416
Go to top