Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích bình luậnToàn cầu hoá sẽ chiếm ưu thế hơn so với chủ nghĩa bảo hộ

Toàn cầu hoá sẽ chiếm ưu thế hơn so với chủ nghĩa bảo hộ

toan cau hoa 2

Mặc dù Hoa Kỳ đang theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ và sự mở rộng của đồng euro, tuy nhiên thị trường thế giới hiện nay vẫn đang tập trung vào vấn đề toàn cầu hóa và triển vọng của nền kinh tế toàn cầu.

Ông Koji Fujiwara, chủ tịch và giám đốc điều hành của ngân hàng Mizuho, người có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan tiền tệ trong và ngoài nước, nói rằng Tokyo có thể tận dụng xu hướng toàn cầu để cải thiện tình trạng tương đối của các tổ chức tiền tệ.

Hỏi: Những nước phát triển phương Tây đang có xu hướng hướng nội. Ông nghĩ gì về điều này?

Đáp: Có thể có một sự bế tắc tạm thời, nhưng xu hướng toàn cầu hoá sẽ không thay đổi, bởi vì chủ nghĩa toàn cầu trung và dài hạn sẽ không bị áp đảo bởi các xu hướng bảo hộ ngắn hạn và xu hướng hướng nội.

Những đổi mới trong công nghệ kỹ thuật số sẽ không bị lạc hậu, vì nó vượt qua khỏi rào cản biên giới quốc gia. Ngành tài chính sẽ đóng vai trò lớn và là cơ sở hạ tầng kết nối nền kinh tế toàn cầu.

Hỏi: Ông nghĩ nhân tố nào khiến Anh quyết định rời khỏi Liên minh Châu Âu?

Đáp: Tôi đã đến thăm Vương quốc Anh và nhận ra rằng những người làm việc trong ngành tài chính đang gánh một cảm giác khủng khiếp bởi viễn cảnh các tổ chức tài chính Anh bị mất "hộ chiếu duy nhất" - điều cho phép các ngân hàng Anh có thể hoạt động ở bất cứ nơi nào trong khối.

Mặc dù các ngân hàng quyết định chuyển sang hoạt động ở châu Âu, nhưng các ngân hàng này nên tạo thuận lợi cho khách hàng trước đó vì nếu không chuỗi cung ứng có thể bị gián đoạn.

Hỏi: Ông nghĩ gì về nền kinh tế Nhật Bản?

Đáp: Xuất khẩu của Nhật Bản đang tăng lên khi nền kinh tế Trung Quốc đang dần khởi sắc và giá các nguồn nguyên liệu đang chạm đáy. Với sự gia tăng vốn đầu tư, kinh tế Nhật Bản cũng đang trên đà phục hồi.

Trong khi đó, vẫn còn những bất trắc về nguy cơ địa chính trị và tình hình chính trị ở nước ngoài. Tôi đang theo dõi chặt chẽ những yếu tố này bởi vì chúng có thể gây sức ép lên nền kinh tế.

Hỏi: Tình trạng hiện tại của các nước Châu Á 20 năm sau cuộc khủng hoảng tiền tệ?

Đáp: Kinh tế Trung Quốc đã tăng kể từ nửa cuối năm ngoái do sự kiểm soát hiệu quả nguồn hàng tồn kho cũng như nhờ các gói kích cầu kinh tế của chính phủ. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc dự kiến ​​sẽ chậm lại do những điều chỉnh đối với tốc độ tăng trưởng công nghiệp quá mức của quốc gia này.

Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng Trung Quốc sản dự kiến ​​tổ chức trong thu năm nay cho thấy sự suy thoái kinh tế sẽ được khắc phục nhờ Bắc Kinh đầu tư tài chính  vào cơ sở hạ tầng.

Các quốc gia châu Á khác cũng cho thấy kinh tế của họ dần phục hồi khi xuất khẩu sang Trung Quốc đạt đỉnh điểm, tuy nhiên những nước này vẫn được cho là có kim ngạch xuất khẩu sang các nước phương Tây cao hơn. Mặc dù có những lo ngại rằng việc Mỹ tăng lãi suất có thể khiến đồng tiền của thị trường các nước đang phát triển mất giá, nhưng sự thực thì các đồng tiền này đã chạm đáy từ đầu năm nay.

Chủ nghĩa bảo hộ đang phát triển có thể ảnh hưởng tới thương mại thế giới và có thể tạm thời giải quyết những khó khăn cho những nền kinh tế mới nổi.

Hỏi: Ông nhìn nhận gì về triển vọng cải cách các quy định tài chính ở Hoa Kỳ?

Đáp: Các đề xuất bãi bỏ một số quy định về tài chính của Hoa Kỳ về cơ bản là nhằm giảm gánh nặng cho các tổ chức tài chính nhỏ hơn. Tuy nhiên, có những điều không chắc chắn về các quy định đối với các ngân hàng lớn, và chúng tôi sẽ phải thận trọng khi bày tỏ thái độ.

Tôi nghĩ rằng chính quyền của ông Donald Trump sẽ có những biện pháp cân bằng chính sách kích cầu kinh doanh nhằm tăng cường các chức năng tài chính của nền kinh tế và kêu gọi thắt chặt các quy định đối với khu vực tài chính.

Hoa Kỳ vẫn là một thị trường quan trọng của ngân hàng Mizuho, ​​và chúng tôi muốn phát triển hoạt động kinh doanh của mình đồng thời cũng sẽ chú ý đến các quy định ở Hoa Kỳ.

Phỏng vấn bởi nhà báo Nikkei Motonao Uesugi

Nguồn: asia.nikkei.com – MH

Từ khóa: toàn cầu hoá, chiếm ưu thế, chủ nghĩa bảo hộ

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007407289
Go to top