Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hội nhập và phát triểnKinh nghiệm phối hợp chống gian lận xuất xứ

Kinh nghiệm phối hợp chống gian lận xuất xứ

28.07-40

Tại buổi Tọa đàm với chủ đề “EVFTA với công tác quản lý hải quan và tạo thuận lợi thương mại” do Đoàn Thanh niên Tổng cục Hải quan tổ chức sáng 27/7, bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa (Bộ Công Thương) đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến vai trò của cơ quan Hải quan, cũng kinh nghiệm phối hợp với Hải quan quốc tế trong xác minh xuất xứ hàng hóa.

Với góc độ là cơ quan chủ trì đàm phán, bà đánh giá vai trò, vị trí của cơ quan Hải quan trong việc đàm phán và ký kết Hiệp định EVFTA?

- Trong quá trình đàm phán, các cơ quan của Bộ Công Thương đã trao đổi nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phía Tổng cục Hải quan, qua đó thống nhất nhiều nội dung để triển khai Hiệp định đạt hiệu quả.

Trong quá trình đàm phán, cũng như thực thi Hiệp định, Bộ Công Thương luôn sát cánh cùng Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về Hải quan) để có sự trao đổi nghiệp vụ, chuẩn bị các phương án nội luật hóa, triển khai thực thi Hiệp định.

Thưa bà, trong Hiệp định EVFTA, quy tắc xuất xứ của các ngành hàng được khái quát chung như thế nào?

- Quy tắc xuất xứ trong EVFTA được khai quát, chia ra thành các ngành hàng cụ thể nhưng nhóm ngành nông sản và nhóm hàng công nghiệp.

Đối với nhóm hàng nông sản được chia làm 2 mảng là nông sản cơ bản và nông sản chế biến. Nông sản cơ bản, bắt buộc phải có xuất xứ thuần túy và nông sản chế biến yêu cầu nguyên liệu phải có xuất xứ thuần túy. Ví dụ, mặt hàng cá hồi đóng hộp, cá hồi phải có xuất xứ thuần túy, các nguyên phụ liệu khác đi kèm không cần phải có xuất xứ.

Nhóm hàng công nghiệp gồm dệt may, da giầy, sắt thép… chia làm 2 cách tiếp cận: Theo công đoạn gia công chế biến cụ thể, tức là tùy vào mỗi mặt hàng khác nhau, quy trình gia công, chế biến sẽ yêu cầu các công đoạn khác nhau và ở mỗi công đoạn đều được thể hiện trong các quy định về quy tắc xuất xứ; theo hàm lượng, trị giá hàng hóa nguyên liệu nhiều nhất khoảng 70%.

Thưa bà, những bài học kinh nghiệm nào khi phối hợp với EU trong công tác chống gian lận xuất xứ?

- Đối với các cơ quan Hải quan nước ngoài khi sang Việt Nam kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, thông thường sẽ thực hiện các bộ hồ sơ kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa qua giấy gồm các bước sau:

Thứ nhất, đề nghị đưa ra các bộ câu hỏi tùy thuộc vào mặt hàng đang được yêu xác minh (cơ quan cấp C/O tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam hiểu thế nào về tiêu chí xuất xứ của một mặt hàng nhất định?). Ví dụ tiêu chí xuất xứ của chiếc micro có xuất xứ Việt Nam là gì? Nguồn nguyên liệu sản xuất từ đâu?

Thứ hai, đề nghị kiểm tra các nguồn nguyên liệu đầu vào và mô tả quy trình sản xuất bằng tiếng Anh.

Ví dụ, tại các cuộc kiểm tra của Hải quan các nước EU tại Khu Công nghiệp Bình Dương, nhiều doanh nghiệp chia sẻ, thời điểm đề nghị cấp C/O không phải mô tả quy trình sản xuất. Tuy nhiên, cơ quan Hải quan nước ngoài bắt buộc phải mô tả quy trình sản xuất bằng tiếng Anh gây khó dễ cho doanh nghiệp. Cơ quan Hải quan nước ngoài có thể từ chối ưu đãi nếu doanh nghiệp Việt Nam không chứng minh được hàng hóa có xuất xứ.

Đơn cử như trường hợp kiểm tra một DN sản xuất thép tại Việt Nam. Nhà nhập khẩu tại EU đã phải chịu phạt 9 triệu USD, trong khi doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ chịu phạt 40 triệu đồng do trong quá trình gửi C/O, doanh nghiệp VIệt Nam không biết nhà nhập khẩu đã thay đổi, làm giả chứng từ.

Xin cảm ơn bà!

Nguồn: Hải Quan Online

Từ khóa: kinh nghiệm, phối hợp, chống, gian lận xuất xứ

Hội nhập và phát triển

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Lượt truy cập

007424683
Go to top