Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánFTAGỡ khó để hàng Việt chiếm lĩnh thị trường Anh

Sau hơn một năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA) kim ngạch xuất khẩu hai chiều tăng trưởng đạt hai con số, bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam mới chỉ chiếm chưa đến 1% nhu cầu nhập khẩu mỗi năm của thị trường này, đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp cần thích ứng tiêu chuẩn của thị trường Anh để gia tăng xuất khẩu.

Nhiều giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp Việt Nam đã được trao đổi nhiều chiều tại tọa đàm “Thích ứng tiêu chuẩn của thị trường Anh, gia tăng xuất khẩu theo UKVFTA” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 13-12.

13 12 Tọa đàm

Ngại rào cản, doanh nghiệp “né” thị trường Anh

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, UKVFTA đã mang lại kết quả tích cực cho thương mại Việt Nam - Anh. Năm 2020, dịch Covid-19 xuất hiện khiến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Anh giảm sút, nhưng đến năm 2021, nhờ UKVFTA, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tới Anh đã bật tăng so với hai năm trước đó.

“Trong 10 tháng năm 2022, xuất khẩu hàng hóa sang Vương quốc Anh đã đạt 5,2 tỷ cho phép chúng ta kỳ vọng đến cuối năm nay sẽ đạt được đỉnh mới”, bà Thu Trang nói.

Nhiều mặt hàng đạt tăng trưởng xuất khẩu khá cao sang Anh như sắt, thép, cao su, thủy sản, rau quả, mây tre, kim loại, gốm sứ… Minh chứng cụ thể, bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, thời gian qua, dù đối mặt nhiều khó khăn, song xuất khẩu tôm tới thị trường Anh vẫn tăng trưởng tốt, chiếm 1/4 thị phần, đồng thời, đứng vị trí số 1 tại thị trường Anh.

Đến hết tháng 11- 2022, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Anh đạt 287 triệu USD, không sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái, được xem là rất tích cực trong bối cảnh lạm phát khiến sức mua hàng hóa nói chung sụt giảm.

Tuy nhiên, dư địa xuất khẩu vào thị trường Anh được đánh giá còn rất lớn, bởi hàng Việt Nam mới chỉ chiếm gần 1% nhu cầu nhập khẩu mỗi năm và chỉ chiếm 1,7% tổng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp “né” thị trường Anh bởi những lo ngại có nhiều rào cản, tiêu chuẩn cao.

Ngoài ra, theo bà Thu Trang, sự quan tâm của doanh nghiệp với UKVFTA còn hạn chế. Khảo sát của VCCI cho thấy, 61% doanh nghiệp chỉ nghe tên mà chưa từng thực sự tìm hiểu hiệp định này mang lại lợi ích gì. Thực tế trong năm đầu tiên thực thi UKVFTA, tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan mới chỉ chiếm 17,2%, thấp hơn so với các hiệp định thương mại tự do khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Anh cũng như người tiêu dùng Anh còn chưa biết nhiều đến hàng hóa Việt Nam.

Giành niềm tin để tăng thị phần tại thị trường Anh

Một trong những khó khăn với doanh nghiệp Việt Nam khi giao thương với thị trường Anh, theo bà Thu Trang là khi tách khỏi EU, Anh thiết lập những cơ chế mới, với những khác biệt không phải lúc nào doanh nghiệp cũng nhận diện được và đòi hỏi doanh nghiệp phải làm quen lại.

Tương tự, bà Tôn Nữ Thục Uyên, Phó Giám đốc Văn phòng TBT Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho biết, Anh thông báo xây dựng và ban hành những quy định nhằm tránh chi phí cho việc thử nghiệm lại hoặc chứng nhận lại cho doanh nghiệp. Đồng thời, Anh sẽ cố gắng tận dụng những quy định hiện giúp doanh nghiệp tránh phải ghi lại nhãn đối với sản phẩm, hàng hóa và dự kiến những quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 31-12 tới. Do đó, bà Thục Uyên lưu ý, doanh nghiệp cần phân biệt rõ đâu là những quy định của EU và đâu là quy định riêng của Anh.

Để khắc phục vấn đề này, nhất là những quy định mới về phát triển bền vững, bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam mong muốn, các cơ quan quản lý nhà nước, VCCI đẩy mạnh truyền thông nhiều để các doanh nghiệp có thể nắm bắt và thực hiện. Đồng thời, hiệp hội cũng sẽ thông tin nhiều hơn tới doanh nghiệp thủy sản về những thay đổi của thị trường Anh để đẩy mạnh xuất khẩu tới thị trường còn nhiều tiềm năng này.

Chia sẻ thêm về thị trường Anh, ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán thương mại Việt Nam tại Anh cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn phía Anh chấp nhận các chứng chỉ chất lượng của mình thì phải lựa chọn những tổ chức cấp chứng chỉ uy tín ở những nước EU phát triển, chứ không phải ở tất cả các nước EU.

Ông Cường cũng thông tin thêm, các doanh nghiệp Việt Nam không phải quá e ngại vì so với trước đây, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Anh ít nguy cơ đối diện phòng vệ thương mại hơn.

Để có thể cạnh tranh tại thị trường Anh, ông Cường cho rằng, cốt lõi là doanh nghiệp cần quan sát, học hỏi từ chính đối thủ của mình. Ví dụ, khi xuất khẩu sang Anh, tất cả doanh nghiệp Trung Quốc đều marketing hiệu quả bằng cách giới thiệu trên trang web của mình là sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn Anh. Mỗi sản phẩm đều có thông tin là nhà cung cấp cho các công ty của Anh để tạo niềm tin...

Đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam nên học hỏi về chiến lược xuất khẩu, năng lực logistics và hệ thống tài chính của các doanh nghiệp Thái Lan, từ đó đưa nông sản Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với nông sản Thái Lan và chiếm thị phần cao hơn ở thị trường Anh.

Truyền thông quốc tế vẫn nói, người Anh thận trọng trong làm ăn, nhất là với bạn hàng mới. “Đó là tính cách của người Anh, của các doanh nghiệp Anh nên doanh nghiệp Việt phải hiểu để có những giải pháp giành được niềm tin của họ”, ông Nguyễn Cảnh Cường chia sẻ.

Nguồn: Hà Nội mới

Từ khóa: hàng Việt, UVKFTA, thị trường Anh

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục FTA

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402226
Go to top