Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánEU-VN FTATriển vọng quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Ba Lan trong bối cảnh thực thi EVFTA

Ba Lan là thị trường nhiều tiềm năng trong EU và quốc gia này hiện là bạn hàng số một của Việt Nam tại Đông Âu. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 7 ngoài Liên minh châu Âu (EU) của Ba Lan. Với sự hỗ trợ của Hiệp định EVFTA- Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam, quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Ba Lan đã phát triển nhanh chóng và hiệu quả trong thời gian gần đây. Bài viết phân tích thực trạng, triển vọng và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Ba Lan trong bối cảnh thực thi EVFTA.

1. Quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - Ba Lan kể từ khi EVFTA có hiệu lực

Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực vào ngày 01/08/2020, mở đường cho việc gia tăng thương mại giữa EU và Việt Nam. Bởi Hiệp định EVFTA sẽ xóa bỏ gần như 99% thuế hải quan giữa EU và Việt Nam. Khoảng 65% thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của EU sang Việt Nam sẽ được xóa bỏ trong khi số còn lại sẽ được xóa bỏ dần trong thời gian 10 năm.

Ngoài ra, 71% thuế sẽ được xóa bỏ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU, số còn lại sẽ được áp dụng trong thời hạn 7 năm. Các lĩnh vực như dược phẩm, nông sản, máy móc và ô tô sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình tự do hóa thương mại song phương. Gần một nửa số sản phẩm dược phẩm từ EU, bao gồm Ba Lan, được miễn thuế hải quan 8% ngay khi hiệp định có hiệu lực, phần còn lại sau 7 năm. Điều này đã đánh dấu bước ngoặt to lớn của nền kinh tế Việt Nam.

Mặc dù Hiệp định có hiệu lực trong bối cảnh hết sức đặc biệt, khi Việt Nam và các nước EU đang đối mặt với sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Các gián đoạn trong chuỗi cung ứng do các quốc gia tạm thời đóng cửa để ngăn chặn dịch bệnh lây lan khiến cho thương mại giữa Việt Nam và EU bị ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, việc thực hiện EVFTA đã giúp cải thiện thương mại song phương với EU và các quốc gia thành viên, duy trì kết quả thương mại tích cực và hỗ trợ củng cố các chuỗi giá trị toàn cầu quan trọng của Việt Nam.

Trong số các quốc gia thành viên EU, Việt Nam coi Ba Lan là một trong những đối tác kinh tế - thương mại quan trọng hàng đầu tại khu vực Đông Âu của Việt Nam. Ba Lan coi Việt Nam là một trong năm đối tác ưu tiên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong chính sách tăng cường và mở rộng quan hệ với các nước khu vực châu Á. Ba Lan và Việt Nam luôn tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt, trọng tâm là thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư. Trong đó, quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Ba Lan đã phát triển nhanh chóng và hiệu quả, theo xu hướng gia tăng thương mại hai chiều của Việt Nam - EU kể từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Kim ngạch xuất nhập khẩu: Việt Nam hiện là thị trường cung cấp hàng hóa lớn thứ 12 cho Ba Lan với tỷ trọng chiếm 0,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này và là thị trường xuất khẩu hàng hóa đứng thứ 26 của Ba Lan với tỷ trọng chiếm 0,14%. Dữ liệu của Cơ quan thương mại và đầu tư Ba Lan cho thấy thương mại song phương giữa Ba Lan và Việt Nam năm 2019 đã vượt mốc 3 tỷ USD và đã ghi nhận mức tăng trưởng hai con số trong vài năm qua.

Năm 2020, mặc dù dưới tác động của đại dịch Covid 19, nhưng hai bên vẫn nỗ lực tăng cường trao đổi thương mại hai chiều và Ba Lan tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Trung Đông Âu trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã đi vào thực thi từ tháng 8 năm 2020. Có thể nói, EVFTA đã đem lại nhiều lợi thế và cơ hội đẩy mạnh giao thương giữa Việt Nam và Ba Lan. Điều này được chứng minh khi kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ba Lan năm 2020 đạt 2,11 tỉ USD, tăng 17,5% so với năm 2019. Xuất khẩu của Việt Nam sang Ba Lan đạt gần 1,774 tỷ USD, tăng 18,4%; nhập khẩu của Việt Nam từ Ba Lan đạt 341 triệu USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam xuất siêu sang Ba Lan 1,433 tỷ USD trong năm 2020.

Các lĩnh vực hợp tác chính giữa Việt Nam và Ba Lan là nông sản, dược phẩm, mỹ phẩm, công nghệ xanh và xử lý nước thải. Các lĩnh vực tiềm năng là phần mềm công nghệ thông tin, các ngành công nghiệp nặng như khai thác mỏ, đóng tàu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng điện tử và thiết bị, giày dép, dệt may và các mặt hàng nông nghiệp như cà phê, hạt tiêu, dừa và hạt điều.

Trong đó, các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ba Lan gồm hàng may mặc, thủy sản, hàng nông sản như ngũ cốc, cà phê hay giày dép các loại. Đặc biệt, hiện nay, Ba Lan cũng đang có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng khác như gạo, nông sản (gạo, trái cây họ cam quýt, chuối, thuốc lá, dầu dừa...), dầu ăn, thực phẩm hữu cơ, sản phẩm tốt cho sức khỏe từ Việt Nam. EVFTA đã thực sự thúc đẩy tăng cường hợp tác thương mại hàng nông, lâm, thủy sản của hai nước khi kim ngạch thương mại nông lâm thủy sản giữa hai nước đạt khoảng 250 triệu USD năm 2020 và trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt hơn 150 triệu USD.

Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ba Lan tiếp tục gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2021, đạt 1,3 tỷ USD, tăng 45,6% so với cùng kỳ năm 2020. Tính đến hết năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước đạt gần 2,6 tỉ USD tăng 21,8% so với năm 2020 (2,1 tỷ USD) trong đó Việt Nam xuất siêu hơn 1,6 tỉ USD. Nhập khẩu hàng hóa của Ba Lan đạt 27,5 tỷ Euro, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2020 (4 tháng đầu năm 2021).

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 19 vào Ba Lan. Những mặt hàng Việt Nam xuất nhiều vào Ba Lan năm 2020 gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (hơn 993,209 triệu USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (gần 224 triệu USD); hàng dệt may (69,399 triệu USD); cà phê (39,158 triệu USD); giày dép các loại (38,025 triệu USD)... Trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam như hàng dệt may, giày dép các loại, thủy sản, túi xách, ví, vali, mũ, ô dù... sang thị trường Ba Lan tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020, khi tiêu dùng của nước này phục hồi.

Bên cạnh đó, với những ưu đãi về thuế quan từ Hiệp định EVFTA, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép, giày dép các loại, thủy sản, túi xách, ví, vali, mũ, ô dù... đã tận dụng được cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Ba Lan. Theo Cơ quan thống kê Ba Lan, cũng trong thời gian này, doanh thu bán lẻ của Ba Lan ở hầu hết các nhóm hàng đều tăng so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hàng dệt, may, giày dép tăng 24,9%, doanh thu nhóm đồ nội thất, ti vi, đồ gia dụng cũng tăng 11,0%. Nhìn chung, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Ba Lan tăng khi nhu cầu nhập khẩu của nước này tăng.

Trong đó, nhập khẩu của Ba Lan về các sản phẩm từ sắt thép đang có sự gia tăng, đạt 1,97 tỷ USD (4 tháng đầu năm 2021), tăng 16,69% so với cùng kỳ năm 2020. Mặc dù, Ba Lan chủ yếu nhập khẩu sản phẩm này từ thị trường nội khối với tỷ trọng chiếm 69,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng. Tuy nhiên, Ba Lan đang có xu hướng đẩy mạnh nhập khẩu từ thị trường ngoài khối khi tăng trưởng nhập khẩu từ thị trường ngoài khối cao hơn so với nội khối, ở mức 24,3% so với 13,6% trong 4 tháng đầu năm 2021.

evfta

Trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Ba Lan đạt 1,01 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2021. Mặt hàng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu là nhóm mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, trị giá 513,6 triệu USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 50,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến là nhóm mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng trị giá 94,2 triệu USD, chiếm 9,2% tỷ trọng xuất khẩu. Đứng thứ ba là mặt hàng dệt may, trị giá 39,8 triệu USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, cũng trong thời gian này, Việt Nam còn xuất khẩu sang thị trường Ba Lan các sản phẩm từ sắt thép; sản phẩm từ chất dẻo sản phẩm, mây, tre cói và thảm; sản phẩm từ cao su; hàng thủy sản; cà phê; gỗ và sản phẩm gỗ; hạt tiêu; gạo; chè... trong đó, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng: Sản phẩm từ chất dẻo tăng 15,8%; hàng thủy sản tăng 34,6%; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc tăng 101,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Ba Lan kể từ khi EVFTA có hiệu lực đã có sự gia tăng. Cụ thể, trong quý II/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Ba Lan đạt 123,5 triệu USD, tăng 21,2% so với quý I/2021 và tăng 66,5% so với quý II/2020, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu từ Ba Lan trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 225,3 triệu USD, tăng 49,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Ba Lan tăng chủ yếu do nhập khẩu kim loại thường từ thị trường này tăng rất mạnh.

Về đầu tư: Việt Nam chưa phải là địa điểm đầu tư lớn của EU và Ba Lan. Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia đầu tiên mà Ba Lan đặt Văn phòng của Cơ quan Thương mại và Đầu tư. Đây là bước tiến rất quan trọng để thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư giữa hai nước. Trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA, xu hướng đầu tư từ EU và Ba Lan vào Việt Nam đang tăng lên đáng kể. Nhằm đón đầu những cơ hội do EVFTA mang lại, các nhà đầu tư của EU đã tăng vốn vào Việt Nam. Từ năm 2018 với mức vốn trung bình khoảng 1,6 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2018-2020. Tính tới ngày 20/12/2019, Ba Lan có 19 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 209,34 triệu USD đứng thứ 38 trong tổng số 135 quốc gia và vùng lãnh thổ đang có hoạt động đầu tư tại Việt Nam, trong đó có năm dự án cấp mới với trị giá 26,75 triệu USD.

Các dự án FDI của Ba Lan vào Việt Nam chủ yếu là các dự án 100% vốn nước ngoài, tập trung trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế biến chế tạo và thông tin truyền thông. Tính đến tháng 2 năm 2020, Việt Nam có khoảng 78 dự án đầu tư sang 10 nước EU (Anh, Ba Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Hà Lan, Pháp, CH Séc, Tây Ban Nha và Xlô-va-ki-a) với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 320,20 triệu USD13.

Việt Nam có bốn dự án đầu tư sang Ba Lan với tổng vốn đầu tư khoảng 5,1 triệu USD thuộc lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp thực phẩm. Trong đó, có dự án đầu tư trị giá 3 triệu USD của Vinamilk thông qua việc mở công ty Vinamilk Europe tại Ba Lan có chức năng buôn bán nguyên liệu nông nghiệp, bán buôn, lẻ sữa và các chế phẩm từ sữa.

Tuy nhiên, sau khi EVFTA ký kết, dịch Covid-19 ảnh hưởng tới việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam, tổng lượng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm của EU cũng giảm, chỉ đạt 1,625 tỷ USD năm 2020 (thấp hơn so với mức 1,801 tỷ USD năm 2019). Xét về tỷ trọng, tổng lượng vốn FDI đăng ký và cấp mới của EU trong tổng số vốn FDI thu hút vào Việt Nam lại tăng từ mức 4,74% (năm 2019) lên 5,7% (năm 2020). Điều này, cho thấy, các nhà đầu tư của EU vẫn đặt lòng tin để đầu tư vào Việt Nam với sự bảo hộ tốt hơn qua các cam kết của EVFTA và môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam cởi mở và thông thoáng hơn.

Tuy nhiên, bước sang năm 2021, dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam bị ảnh hưởng lớn. Tính đến hết tháng 9/2021, dòng vốn FDI của EU đăng ký vào Việt Nam chỉ đạt 815 triệu USD, bằng một nửa so với FDI của cả năm 2019 và năm 2020. Trong khi đó, thu hút FDI cả nước 9 tháng đầu năm 2021 vẫn đạt 22,145 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng vốn FDI của EU trong tổng FDI vào Việt Nam giảm từ 5,2% năm 2020 xuống còn 4,7% năm 2021, cho thấy dòng vốn FDI của EU vào Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực hơn các đối tác khác do đại dịch Covid-19.

Tính đến tháng 12 năm 2021 đã có 25/27 nước thuộc EU đầu tư vào Việt Nam với 2.263 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 22,41 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng vốn đăng ký tại Việt Nam. Các dự án tập trung vào ngành công nghiệp, công nghệ cao và có xu hướng tăng vào các ngành dịch vụ, năng lượng tái tạo, chế biến thực phẩm, công nghiệp phụ trợ, dược phẩm, nông nghiệp công nghệ cao...

Theo quốc gia đầu tư: Hà Lan là nước đầu tư nhiều nhất với 381 dự án, tổng vốn đầu tư gần 10,5 tỷ USD, chiếm 46,76% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam, đứng thứ hai là Pháp với 638 dự án, tổng vốn đăng ký 3,62 tỷ USD, chiếm 16,17% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam, thứ ba là Cộng hòa Liên bang Đức với 412 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,29 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư. Theo sau lần lượt là các nước Luxembourg, Bỉ, Cộng hòa Síp, Đan Mạch, Ba Lan...

Theo lĩnh vực đầu tư: Vốn đầu tư tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 611 dự án và 8,5 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 38,17% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam; đứng thứ hai là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa với 28 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 4,81 tỷ USD, chiếm 21,63% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam; thứ ba là hoạt động kinh doanh bất động sản với 48 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,83 tỷ USD, chiếm 8,22% tổng vốn đầu tư. Còn lại là các lĩnh vực như thông tin và truyền thông, bán buôn, bán lẻ, khai khoáng, vận tải kho bãi...

evfta1

Từ khi ký kết Hiệp định EVFTA đến nay, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư EU tại Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, chiếm khoảng 6% so với tổng vốn của các nước trong cùng kỳ; trong đó, Hà Lan, Đức, Pháp, Đan Mạch vẫn là những nhà đầu tư của EU quan tâm và mở rộng đầu tư tại thị trường Việt Nam.

Có thể nói, việc triển khai hiệu quả Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp GDP tăng lũy tiến 4,6% và 4,3% tương ứng năm 2025 và 2030, đồng thời đóng góp tích cực vào xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, minh bạch, tiệm cận các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU... Trong bối cảnh kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - EU, Ba Lan tiếp tục tăng mạnh, việc triển khai Hiệp định EVFTA sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam mở rộng quy mô đầu tư, nâng cao công suất để củng cố thị phần tại thị trường Ba Lan, EU.

2. Triển vọng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - Ba Lan trong bối cảnh thực thi EVFTA

Có thể nói, thời gian qua, quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam - Ba Lan không ngừng phát triển và đạt được nhiều kết quả quan trọng kể từ khi Hiệp định EVFTA có liệu lực. Xét về tiềm năng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Ba Lan có thể kể đến một số lĩnh vực mà Ba Lan có lợi thế và Việt Nam có nhu cầu như nông nghiệp, dược phẩm và công nghệ số. Ngược lại, Ba Lan chính là thị trường tiềm năng đối với nhiều ngành hàng của Việt Nam trong thời gian tới, do cho đến nay thị phần hàng Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ba Lan vẫn ở mức thấp và Hiệp định EVFTA sẽ là yếu tố hỗ trợ hàng Việt Nam tăng sức cạnh tranh tại thị trường này. Cụ thể:

Về các sản phẩm từ sắt thép: Đây là mặt hàng Việt Nam còn nhiều tiềm năng tăng trưởng tại thị trường này bởi thị phần sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ba Lan vẫn ở mức thấp, chỉ chiếm 0,6% trong tổng nhập khẩu và 2,5% trong tổng nhập khẩu ngoại khối. Trong nhóm sản phẩm từ sắt thép các loại xuất khẩu sang thị trường Ba Lan, sản phẩm có mã HS 7318 là sản phẩm xuất khẩu lớn nhất, đây là mặt hàng có mức thuế ngay lập tức được giảm từ 3,7% về 0% kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Các mặt hàng của Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhập khẩu của Ba Lan trong giai đoạn 2016-2020 là giày dép các loại (chiếm 15%). Tuy nhiên, với những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường Ba Lan đã tăng 32,3% so trong 6 tháng đầu năm 2021 với cùng kỳ năm 2020, đạt 27,1 triệu USD và triển vọng sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Về nông, lâm, thủy sản: Với tiềm năng to lớn của ngành nông nghiệp hai nước, thương mại nông lâm thủy sản sẽ có những triển vọng mới trong thời gian tới, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, góp phần cho mục tiêu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chung của hai nước tăng cao hơn như đối với các loại rau quả, nước trái cây, theo Hiệp định EVFTA, 94% các loại rau quả, nước trái cây thuế đã về 0%. Do đó, thị trường Ba Lan có nhu cầu rất cao về mặt hàng này, nhất là quả nhiệt đới như xoài, dứa, chanh leo. Tuy nhiên, xuất khẩu nhóm sản phẩm này của Việt Nam sang thị trường Ba Lan không đáng kể. Nhu cầu các loại nước cô đặc của xoài, dứa, chanh leo, nước mía, nước dừa đóng chai của Ba Lan cũng cao, sản lượng sản xuất doanh nghiệp Ba Lan không đủ cung cấp cho thị trường trong nước.

Về hàng thuỷ sản: Việt Nam có lợi thế đối với mặt hàng tôm do thuế tôm thẻ chân trắng đông lạnh xuất khẩu vào EU theo Hiệp định EVFTA sẽ giảm dần về 0% sau 5 năm. Tuy nhiên, cho đến nay thị phần hàng thủy sản của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ba Lan vẫn ở mức thấp. Trong 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Ba Lan từ Việt Nam chỉ chiếm 1,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ thị trường ngoài khối của quốc gia này.

Ngoài ra, thị trường Ba Lan còn rất nhiều dư địa cho các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam. Trong đó, với sản phẩm hạt điều chế biến sâu cũng được nhận định sẽ là mặt hàng có thể phát triển mạnh mẽ ở thị trường Ba Lan. Một số sản phẩm như giày dép bằng vải lanh, giày thể thao và túi xách nữ cũng chính là những mặt hàng Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu cao và thuế nhập khẩu thấp.

Để thương mại song phương giữa Việt Nam và Ba Lan phát huy tốt lợi ích từ EVFTA, Việt Nam và Ba Lan cần tích cực thực hiện một số biện pháp sau:

Về phía Việt Nam: Cần triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, nhất quán các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Quyết định số 1102/QĐ-TTg ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc thực hiện cam kết trong EVFTA theo hướng đảm bảo lợi ích trong quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - EU, Ba Lan. Các cơ quan, bộ ngành của Việt Nam trong đó có Bộ Công Thương cần tiếp tục thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực, nhận thức, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam về những cam kết trong hiệp định và đòi hỏi của thị trường. Qua đó, giúp doanh có thể đáp ứng được tiêu chuẩn về kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm của EU, các hàng rào kỹ thuật...

Về phía Ba Lan: Theo nhận định của các chuyên gia, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường của nhau giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Ba Lan sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng cường hơn nữa hợp tác thương mại giữa hai nước trong thời gian tới. Do đó, Ba Lan cần hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam được xuất sang thị trường EU. Việt Nam cũng đề nghị Ba Lan lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ để EU gỡ thẻ vàng IUU cho Việt Nam; khuyến khích doanh nghiệp EU đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp tại Việt Nam; tăng cường trao đổi giữa hai Bộ để xây dựng các dự án ODA trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn và đóng tàu khai thác hải sản trình lên Chính phủ hai nước xin nguồn ODA vay ưu đãi cho các đơn vị/địa phương của Việt Nam.

ThS. Trịnh Thị Hiền - Viện Nghiên cứu Châu Âu

Nguồn: VietQ

Từ khóa: Ba Lan- Việt Nam

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục EU-VN FTA

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007392492
Go to top