Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOWTO _ Chuẩn bị cho một thế giới không còn WTO

 trump

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đang chết dần chết mòn. Người dân trên khắp thế giới sẽ rất lấy làm tiếc nếu tổ chức này không còn nữa vì nhiều lý do. Nhưng lý do nổi bật nhất trong số đó chính là: sẽ không còn một tổ chức giúp ngăn cản lãnh đạo các quốc gia làm những điều gây nguy hại về mặt kinh tế để đổi lấy lợi ích chính trị trong nước. Nếu như không có sự kiềm hãm của WTO, chính phủ các nước sẽ ngày một tiến hành thêm nhiều hành động giúp họ được nhận được sự ủng hộ về mặt chính trị, nhưng lại nguy hại cho cả nền kinh tế trong nước và quốc tế.

Phán quyết hồi giữa tháng 9 của cơ quan giải quyết tranh chấp thuộc WTO chống lại mức thuế của chính quyền Trump đối với Trung Quốc là một dấu hiệu về những gì sắp xảy ra. Chính sách thương mại tấn công Trung Quốc của Tổng thống Trump là một sai lầm – tay bút Linette Lopez của tờ Business Insider gọi đó là một “thảm họa lố bịch, không thể chối cãi”. Thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, điều từng khiến Trump lo ngại, giờ đây đã tăng trở lại mức kỷ lục của năm 2008. Nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc từ Mỹ ít hơn rất nhiều so với những gì mà nước này cam kết trong thảo thuận giai đoạn 1 – thỏa thuận mà Trump đánh giá cao. Và Bắc Kinh cũng đã không thực hiện cải cách cấu trúc, vẫn đi theo hướng nhà nước lãnh đạo. Người tiêu dùng và nhà sản xuất của Mỹ vẫn đang trả mức thuế quan đến 25% cho hầu hết hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi đó, nông dân Mỹ vẫn phải đối mặt với mức thuế trừng phạt từ Trung Quốc đối với nông sản xuất khẩu của họ và phải nhận trợ cấp từ chính phủ.

Với kết quả tệ hại trên, phán quyết của WTO là một cứu cánh cho Mỹ, giúp Mỹ có lý do để rút lại các chính sách thương mại của mình, thay vì tự mình tuyên bố rút lại. Vậy mà, Đại diện Thương mại Mỹ lại đả kích phán quyết của WTO, nói rằng nó chỉ góp phần cung cấp thêm bằng chứng cho thấy “WTO hoàn toàn không đủ năng lực để ngăn chặn các tập quán công nghệ nguy hại của Trung Quốc”. Ông hứa rằng chính quyền Mỹ “sẽ không để Trung Quốc lợi dụng WTO để gây hại cho công nhân, doanh nghiệp, nông dân và chủ trang trại Mỹ”. Và bởi vì chính quyền Trump đã làm tê liệt cơ quan phúc thẩm của WTO bằng cách chặn đứng việc bổ nhiệm thẩm phán mới cho cơ quan này, nên lần này, Mỹ có thể phớt lờ phán quyết trên mà không để lại hậu quả.

Các đời tổng thống Mỹ trước đây đã từng có cơ hội để hiểu về giá trị của WTO trong việc kiềm chế các động cơ xấu xa của người lãnh đạo. Năm 2002, nước Mỹ đã từng có một chính sách thương mại bị giễu cợt, đó là mức thuế quan năm 2002 dưới thời chính quyền George W. Bush đánh vào thép nhập khẩu, nhờ vào việc tận dụng kẻ hỡ trong quy định “phòng vệ thương mại” của WTO. Chính quyền Bush khá thật thà tại thời điểm đó khi thừa nhận rằng đòn thuế quan trên là một bước đi chính trị, vừa để tăng sự ủng hộ trong Quốc hội về chương trình thương mại tự do, vừa để giúp ông dành được chiến thắng quan trọng ở các bang như Pennsylvania và Ohio trong cuộc chạy đua chức tổng thống. Tuy nhiên, mức thuế quan trên đã gây ra thiệt hại nặng nề cho các ngành công nghiệp sử dụng thép làm nguồn đầu vào; số lượng việc làm bị mất đi ở những ngành này thì cao hơn số lượng việc làm tăng thêm trong ngành thép. Khi WTO ra phán quyết cho rằng mức thuế trên vi phạm quy định của WTO vào 21 tháng sau đó, dọn đường cho sự trừng phạt thuế quan của EU và các nước khác, Tổng thống Bush đã nhanh chóng thu hồi mức thuế trên.

Một thế giới nếu không có các quy định ràng buộc của WTO sẽ phức tạp hơn nhiều cho nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo. Mặc dù Trump hứa hẹn rằng mức thuế đánh trên hàng nhập khẩu của Trung Quốc và các đồng minh khác của Mỹ như Canada và EU sẽ giúp vực dậy ngành sản xuất, số lượng việc làm trong ngành sản xuất của Mỹ ngày nay còn ít hơn số lượng việc làm vào thời điểm ông nhậm chức tổng thống. Đối thủ bên Đảng Dân chủ, Joe Biden, cũng hứa sẽ tạo ra 5 triệu việc làm mới trong khu vực sản xuất. Nhưng nếu ông Biden chiến thắng, Biden sẽ phải giải quyết các hậu quả kinh tế mà các mức thuế quan để lại, và ông cũng sẽ không sẵn sàng xóa bỏ chúng vì Biden cũng theo đuổi chính sách cứng rắn với Trung Quốc. Không giống như trường hợp trước đây của ông Bush, WTO sẽ không có mặt để giải cứu cho vị tổng thống tiếp theo.

Những người ủng hộ Mỹ làm suy yếu hoặc rút khỏi các tổ chức quốc tế và các hiệp ước toàn cầu lấy lý do là các tổ chức và hiệp ước trên đang trói buộc đất nước họ. Nhận định trên có phần đúng – vì chắc chắn các nước nhỏ sẽ được lợi hơn nhờ vào một hệ thống thương mại dựa trên quy định, bởi vì hệ thống này giúp trói tay cả nước mạnh lẫn nước yếu. Các nước nhỏ hơn như Mexico, Hàn Quốc, Brazil, Indonesia và Thái Lan đều thường xuyên sử dụng đến hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO. Tuy nhiên, các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc mới là những nước sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO nhiều nhất, nhưng lại liên tục xúi giục bỏ mặc nó, tưởng rằng với quy mô kinh tế của mình có thể cho phép họ làm những gì họ muốn một cách thường xuyên hơn.

Những người chỉ trích các hiệp ước quốc tế đã phớt lờ ưu điểm của các dạng thỏa thuận này, đó là giúp lãnh đạo các nước có thể vượt lên trên các áp lực chính trị trong ngắn hạn. Lấy ví dụ, nếu chính phủ Mỹ cam kết đáp ứng mục tiêu phát thải trong Hiệp định Paris, họ sẽ có lý do tốt hơn để từ chối lời đề nghị từ các nhà sản xuất năng lượng hóa thạch cũng như các đồng minh của họ trong quốc hội. Trong nghiên cứu về chính sách kinh tế quốc tế, chuyên gia chính trị đến từ Harvard ông Robert Putnam lập luận rằng các hiệp định quốc tế thường cho phép nhà lãnh đạo theo đuổi những chính sách mà họ cho rằng hợp lý trong dài hạn vốn sẽ bị các nhóm lợi ích trong nước phản đối.

Thậm chí nếu Trump bị hạ bệ vào tháng 11 tới, chi phí của một thế giới hậu WTO cũng có khả năng tăng cao. Các nước phát triển đang bước vào cuộc chạy đua trợ cấp – chi hàng tỷ đô la để lôi kéo các công ty “di dời” sản xuất khỏi Trung Quốc và các nơi khác. Họ hoàn toàn phớt lờ quy định hạn chế hoạt động trợ cấp của WTO. Cả Biden và Trump đều đang hứa hẹn sẽ sử dụng luật “mua hàng Mỹ” - vốn phân biệt đối xử với hàng hóa nước ngoài - trong nhiều gói thầu mua sắm của chính phủ. WTO và các hiệp định thương mại khác có tác dụng hạn chế những việc làm này. Nhưng nếu WTO không còn, các nước còn lại không còn cách nào ngoài việc hành động tương tự và ưu tiên cho doanh nghiệp trong nước. Hạn chế về trợ cấp nông nghiệp – nội dung mà đã phải rất vất vả mới đạt được sự thống nhất giữa Mỹ và EU trong vòng đàm phán Uruguay, vòng đàm phán dẫn đến sự ra đời của WTO – cũng bị vứt sang một bên. Điều đó sẽ làm tổn hại đến người nộp thuế ở các nước phát triển và người nông dân ở các nước đang phát triển, những người bị buộc phải cạnh tranh mà không có bất kỳ sự hỗ trợ tài chính tương tự từ chính phủ nước họ.

Những người chỉ trích WTO từ cánh tả lẫn cánh hữu đều cho rằng tổ chức thiếu dân chủ, và lập luận rằng các nước nên được tự do sử dụng trợ cấp, thuế quan và các công cụ hạn chế nhập khẩu khác để theo đuổi các mục tiêu kinh tế nội địa. Lập luận trên có phần nào đúng: Mục đích tổng thể của WTO, suy cho cùng, là ràng buộc các nước thành viên bằng quy định và ngăn các nước làm những điều mà gây hại cho các đối tác thương mại của mình. Nhưng WTO từ trước đến nay cũng luôn chịu ơn các nước thành viên quyền lực nhất, hơn là những gì mà những người chỉ trích nhận thấy.

Như những người sáng lập ra nước Mỹ đã biết, nền dân chủ quá tự do thường không phải là một điều tốt. Mà mô hình tốt hơn là, người lãnh đạo được bầu ra phải luôn cân bằng được nghĩa vụ của họ với cử tri hiện nay, thế hệ tương lai và, thậm chí với các nước khác. Làm suy yếu các thể chế quốc tế như WTO sẽ kéo đổ trụ cột thứ ba, khiến cho các lãnh đạo trong tương không có nhiều cách để từ chối các yêu cầu thiển cận (từ các nhóm lợi ích). Kết quả là, nền kinh tế ở Mỹ và nhiều nơi khác sẽ bị tổn hại.

Nguồn: World Politics Review

Từ khóa: WTO, Tổng thống Trump, động trợ cấp của WTO

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394115
Go to top