Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOHội nghị bộ trưởng WTO – lấy lại sức sống cho thương mại tự do

WTO 1206

Hội nghị bộ trưởng WTO lần thứ 11 (MC11) sẽ được diễn ra từ ngày 10 đến ngày 13 tháng 12 tại Buenos Aires, Argentina. Cuộc họp mang tính quyết định cao nhất của WTO định kỳ 2 năm một lần rơi đúng vào thời điểm quan trọng của tiến trình thương mại tự do. Hiện nay, tổ chức WTO và hệ thống thương mại tự do đang bị đe dọa bởi sự trổi dậy của chủ nghĩa bảo hộ và tâm lý chống thương mại ở nhiều nước thành viên WTO.

Thương mại toàn cầu còn gặp rủi ro bởi sự tranh cãi gay gắt giữa các nền thương mại lớn nhất thế giới, như Hoa Kỳ, Trung Quốc và thậm chí là EU – khối nước ủng hộ thương mại tự do. Chúng ta đều biết, nếu các quốc gia đều hạ thấp thuế suất nhập khẩu và hạn chế sử dụng các rào cản phi thuế quan, thương mại tự do sẽ thuận lợi, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng.

Tuy nhiên, từ năm 2010 trở lại đây, tăng trưởng thương mại trên thế giới đã bị giảm tốc. Ngày nay, tăng trưởng khiêm tốn đã trở thành “điều hết sức bình thường”, so với giai đoạn tăng trưởng chóng mặt của những năm 1990 – 2010. Xu hướng đáng quan ngại nhất có lẽ là việc nhiều hiệp định thương mại tự do như NAFTA và TPP đều đang lâm vào bế tắc.

WTO được thành lập năm 1995 tại Marrakesh. Kể từ đó, WTO điều phối thương mại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia thành viên thông qua việc “cung cấp một khuôn khổ để đàm phán các hiệp định thương mại và giải quyết tranh chấp”. Không may là, nhiệm vụ cốt lõi của WTO – hạ thấp thuế quan và thuận lợi hóa thương mại – đang gặp phải một trở ngại lớn khi vòng đàm phán Doha thất bại. Mục tiêu của vòng đàm phán Doha là nhằm dỡ bỏ các rào cản thương mại trên khắp thế giới, từ đó giúp cho hoạt động thương mại quốc tế có môi trường thuận lợi để tăng trưởng hơn.

Cuộc họp bộ trưởng lần gần nhất diễn ra vào tháng 12 năm 2015. Để tiếp nối, hội nghị sắp tới tại Buenos Aires cần phải giải quyết 5 vấn đề sau: (1) thương mại hàng hóa phi nông nghiệp; (2) thương mại dịch vụ; (3) thương mại điện tử; (4) các quy tắc cải thiện tình trạng bóp méo thị trường liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước (SOE), yêu cầu về hàm lượng khu vực (quy tắc xuất xứ) và hạn chế xuất khẩu; và (5) đầu tư. Thật khó để kỳ vọng Hội nghị MC11 có thể giải quyết hết các vấn đề trên trong 4 ngày hội họp. Tuy nhiên, các bộ trưởng và các quan chức cấp cao dự hội nghị cần phải đưa ra được cam kết sẽ tiếp tục theo đuổi các vấn đề trên. Đối với các quốc gia đang phát triển, thương mại là động lực thúc đẩy tăng trưởng.

Trong vài năm trở lại đây, toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đã trở thành những từ thông dụng trong các diễn đàn quốc tế và trên các phương tiện truyền thống. Tuy nhiên, một vài báo cáo thống kê cho thấy, tình trạng suy giảm khối lượng giao dịch thương mại đã diễn ra khá sớm từ đầu những năm 1990. Theo số liệu của IMF, độ đàn hồi của thương mại toàn cầu đã đạt đỉnh trong giai đoạn 1991 – 1995 và bắt đầu quay đầu đi xuống ngay sau đó. Độ đàn hồi thương mại (TE) là tỷ số giữa tỷ lệ tăng trưởng thương mại với tỷ lệ tăng trưởng GDP.  Trong giai đoạn 1981 – 1985, chỉ số TE đạt giá trị 1, có nghĩa là thương mại tăng cùng tốc độ với GDP. Sau năm 1985, thương mại bắt đầu bức tốc, và chỉ số TE đạt mức trên 2.5 trong thời gian 1991 – 2000. Tăng trưởng thương mại đã không còn mạnh mẽ trong những năm gần đây và tỷ số TE đang lơ lửng ở mức dưới 1.5 khi chỉ còn vài năm nữa là bước sang thập kỷ mới.

Nguyên nhân tăng trưởng thương mại chậm lại

Có rất nhiều nhân tố góp phần dẫn đến tình trạng giảm tốc này. Nhân tố chúng ta nghĩ đến đầu tiên chính là các biện pháp bảo hộ mà các nước áp dụng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009. Thậm chí cử tri ở các quốc gia phương Tây cũng đang quay lưng với toàn cầu hóa, với bằng chứng là kết quả các cuộc bỏ phiếu gần đây ở Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh và Đức. Theo một cuộc điều tra do thời báo phố Wall (NBC) tiến hành ở Mỹ, vào tháng 12/1999, chỉ có 31% người được hỏi cho rằng các thỏa thuận thương mại tự do làm tổn hại nước Mỹ. Nhưng đến tháng 2/2017, với câu hỏi gần tương tự, thương mại tự do có gây thiệt hại cho đất nước hay ko? Phần lớn người tham gia đều cho là có.

Jeseph Stiglitz, tác giả giải Nobel kinh tế năm 2001, cho rằng nguyên nhân khiến chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại đó là do sự thất bại của chính phủ trong việc bảo vệ tầng lớp lao động và các tầng lớp dễ bị tổn thương trong xã hội khỏi tình trạng mất việc làm khi giao dịch thương mại giảm.

Bằng cách nào WTO có thể giúp duy trì xu hướng tự do hóa thương mại? Đầu tiên, trong cuộc họp bộ trưởng lần này, WTO cần giải quyết được vấn đề tâm lý chống thương mại tự do của các nước. Giảm thuế phải đi đôi với việc đào tạo lại cho người lao động. Các nước cũng nên kìm lại sự bốc đồng của mình trong việc đối phó với thâm hụt thương mại bằng các biện pháp nhất thời như Mỹ đang làm. “Gần như tất cả các thành viên WTO đều đi theo vết xe đổ của nhau, đó là áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại, từ các biện pháp hợp pháp như tăng thuế đến mức trần hay áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại mà WTO cho phép, đến các biện pháp vi phạm cam kết của WTO”.

Hội nghị bộ trưởng sắp tới đây diễn ra giữa lúc thương mại và tương lai của nó đang ở giai đoạn bước ngoặt. Cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đã lên tiếng bày tỏ lo ngại, chẳng hạn như việc các doanh nghiệp phản đối đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) về luật thuế mới đối với nền kinh tế kỹ thuật số tại EU. Việc làm đó sẽ tạo ra rào cản thuế quan mới và ảnh hướng đến nỗ lực chung của các nước trong việc thiết lập một khuôn khổ thuế quan thống nhất toàn cầu. Từ giữa tháng 10 năm 2016 đến giữa tháng 5 năm 2017, các quốc gia thành viên WTO đã thực thi 74 biện pháp hạn chế thương mại, tức bình quân mỗi tháng sẽ có 11 biện pháp bảo hộ mới ra đời.

Gần đây, 3 tổ chức IMF, WTO và WB đã phát hành một báo cáo chung mang tên “Making Trade an Engine of Growth for All: The Case for Trade and For Policies to Facilitate Adjustment”, kêu gọi sự ủng hộ dành cho tự do hóa thương mại và kêu gọi cải tiến các quy tắc. Thương mại là động lực cho tăng trưởng, thế nhưng vai trò đó đang bị đe dọa, đồng thời ba tổ chức trên cũng kêu gọi chính phủ các nước tuyên truyền lợi ích của mở cửa thương mại đến dân chúng để xoa dịu hoài nghi, đặc biệt là người dân ở các nền kinh tế phát triển.

Tác giả: Tiến sĩ Abdullah Shibli – chuyên gia kinh tế và is an economist and Senior Research Fellow at the International Sustainable Development Institute (ISDI), a think-tank based in Boston, USA.

Nguồn: The Daily Star - TQ

Từ khóa: WTO, hội nghị bộ trưởng, chủ nghĩa bảo hộ, hạn chế thương mại

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007414681
Go to top