Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANTại sao ASEAN phải thúc đẩy thể chế và mạng lưới kết nối

asean

Đông Nam Á vẫn thiếu nguồn nhân lực cần thiết để đối phó các thách thức chiến lược và xã hội ngày càng tăng ở khu vực.

Trong các tổ chức chính phủ quốc tế, tổng thư ký là người quan trọng nhất song chức năng hoạt động lại như một thư ký thông thường. Lý do là các nước thành viên không muốn nhường quyền ra quyết định có chủ quyền cho một cơ quan quốc tế đại diện quyết định.

Logic tương tự có thể được áp dụng cho các tổ chức khu vực. Hai tổ chức khu vực thường được xem là hình mẫu thành công gồm: Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, giữa hai tổ chức có những khác biệt đáng kể về mạng lưới nguồn lực và các thể chế xung quanh chúng.

EU tuyển dụng hàng chục nghìn quan chức hành chính và ngoại giao làm việc cho Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu; đồng thời, các cơ quan tư vấn và nhà cố vấn cũng là nguồn đầu vào của Chính sách Đối ngoại và An ninh chung của EU. Nếu không xét đến việc liệu EU có thật sự có chính sách ngoại giao và an ninh chung không, ít nhất EU đang cố thực hiện theo như cam kết trong những hoàn cảnh khó khăn, như Nga- nhà cung ứng năng lượng chính của EU, ngừng xuất khẩu năng lượng của mình để đáp trả lại lệnh trừng phạt của EU và các nước phương Tây khác trong cuộc xung đột với Ukraine.

Ngược lại, Ban Thư ký của ASEAN chủ yếu đóng vai trò là bộ phận giúp lưu trữ các tài liệu về quan hệ quốc tế của ASEAN. Nhiều tài liệu trong số này cho thấy những nguyện vọng dài hạn điển hình như khu vực Đông Nam Á thiếu một quỹ phát triển khu vực với nguồn ngân sách thực hiện dài hạn.

Trong khi Đông Nam Á, không giống châu Âu, hiện không trải qua cuộc xung đột nào; tuy nhiên, danh sách các vấn đề mà ASEAN phải đối mặt ngày càng dài và thách thức hơn, bao gồm: cuộc khủng hoảng Myanmar, biến đổi khí hậu, Covid- 19, cuộc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và sông Mekong và chi phí sinh hoạt cao. Mặc dù, sự tham gia của ASEAN vào một số hiệp định thương mại khu vực quan trọng bao gồm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hứa hẹn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập và kết nối với các chuỗi cung ứng toàn cầu, thì RCEP cũng có khả năng đẩy nhanh sự gián đoạn về mặt kinh tế, xã hội và văn hóa trong khu vực các nước Đông Nam Á.

Tuy nhiên, bất chấp các thách thức này, sự hỗ trợ về mặt thể chế của ASEAN phần lớn là không đủ. Mặc dù, ngày càng có nhiều thực thể được công nhận ở ASEAN, phần lớn tổ chức, thể chế và các bên liên quan lại không cung cấp nguồn nhân lực nào cho ASEAN.

Một ví dụ về đơn vị cung cấp nguồn nhân lực đầu vào cho khu vực này là Hội đồng Hợp tác An ninh ở châu Á- Thái Bình Dương (CSCAP), một tổ chức Track II đã thành lập vào năm 1993. CSCAP là một cơ chế không chính thức bao gồm các trung tâm nghiên cứu chiến lược từ các nước thành viên ASEAN và 17 nước không phải thành viên ASEAN trong Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Cơ chế cho phép các tri thức, học giả và nhà hoạch định chính sách trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm về các thách thức chính trị khu vực và an ninh liên quan đến ARF. CSCAP có mối quan hệ với các thể chế và tổ chức trên thế giới.

Tuy nhiên ngoài CSCAP, nhìn chung các hỗ trợ như trên vẫn còn thiếu tại ASEAN. Thứ nhất, ASEAN thiếu các nhóm chuyên gia trung lập chuyên nghiên cứu các vấn đề khu vực phức tạp, đưa ra lời khuyên cho ASEAN về những định hướng tương lai và giúp điều phối các mối quan hệ đối ngoại với nhiều đối tác và toàn bộ các cơ chế hợp tác đa phương.

Thứ hai, sự phối hợp kém giữa các nhóm chuyên gia cố vấn quốc gia, các bộ quốc gia và các thể chế ASEAN. Ví dụ, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Malaysia (ISIS) hiện không có mối quan hệ nào với nhóm chuyên gia cố vấn cùng tên trực thuộc Bộ Ngoại giao Malaysia ở Putrajaya, mặc dù viện là một phần của mạng lưới ASEAN-ISIS và được công nhận ở ASEAN. Các nhóm chuyên gia cố vấn khác của ASEAN-ISIS quanh khu vực ASEAN gần như xem các vấn đề an ninh quốc gia và khu vực không phải là ưu tiên hàng đầu.

Thứ ba, các nhóm chuyên gia cố vấn không tập trung vào các mối vấn đề nổi trội về xã hội và văn hóa khu vực.

Theo nghĩa rộng, ASEAN chưa xây dựng được chi tiết về cách thức các học giả và các bên liên quan có thể tham gia vào các cơ chế do ASEAN điều hành và được đề cập trong Triển vọng ASEAN về Ấn Độ- Thái Bình Dương (AOIP), do đó, ASEAN hy vọng có thể tiếp cận được các nguồn lực trí thức tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Phần lớn các thỏa thuận bên ngoài do ASEAN dẫn đầu, như ASEAN+1 và các khuôn khổ đa phương khác của ASEAN như ASEAN+3, Hội nghị Đông Á và ADMM+, thiếu các cơ chế chính thức để các bên liên quan có thể trao đổi ý kiến và thông tin.

Cuối cùng, về mặt kinh tế, các kết nối giữa nhiều hội đồng kinh doanh ASEAN, hội đồng kinh doanh của các đối tác ngoài ASEAN và các thể chế ASEAN là không tồn tại, không thường xuyên hoặc yếu.

Cố Tiến sĩ Surin Pitsuwan, Tổng thư ký duy nhất của ASEAN từng là cựu bộ trưởng và là một trong những bộ trưởng ngoại giao tại vị lâu nhất của Thái Lan, đã nhận định rằng thách thức lớn nhất của ASEAN là tạo ra một tổ chức khu vực có tầm vóc toàn cầu, với nguồn lực và năng lực tương xứng. Ông kêu gọi ASEAN gắn kết với các bên liên quan, đặc biệt là những bên làm việc về các vấn đề xã hội và văn hóa để xây dựng Cộng đồng ASEAN. Nhưng động lực mà ông tạo ra đã bị trì hoãn, ngay cả khi số lượng các cuộc họp do ASEAN triệu tập đã tăng lên khoảng 1,500 mỗi năm.

Các hành động của ASEAN phải tương xứng với quy mô và mức độ phức tạp của các vấn đề mà khối phải đối mặt, và được xây dựng dựa trên sự tương tác với nhiều bên liên quan, như nhóm các chuyên gia, hội đồng kinh doanh, doanh nghiệp, người dân và các nhóm lợi ích khác. Điều này đặc biệt quan trọng khi Mỹ và Trung Quốc bắt đầu chia rẻ và những thay đổi mạnh mẽ về chính trị, an ninh và kinh tế có nguy cơ phá vỡ các mục tiêu của ASEAN. Thảo luận và cải cách là rất cần thiết để đảm bảo rằng tiến bộ kinh tế ở ASEAN là cân bằng, đặc biệt trong khuôn khổ chính trị, xã hội và văn hóa đa dạng của 10 nước thành viên.

Nếu không có sự giúp sức mạnh mẽ của nguồn lực tri thức và thể chế, thật khó để hình dung cách ASEAN sẽ hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN vào năm 2025, hay không duy trì được vị thế “trung tâm” trong bối cảnh các khuôn khổ ngoại giao đối nghịch và sự leo thang căng thẳng giữa các cường quốc ngày nay.

Nguồn: The Diplomat

Từ khóa: nguồn lực tri thức, ASEAN, EVFTA, RCEP, mạng lưới kết nối

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401072
Go to top