Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANASEAN - Phục hồi sau đại dịch và tình hình di cư của người lao động

asean

Lao động nhập cư là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19, nên xây dựng kế hoạch dài hạn để hỗ trợ các đối tượng này trong khu vực.

Sau 2 năm chịu hậu quả tàn khốc do đại dịch COVID-19 gây ra, thị trường lao động trên khắp Đông Nam Á đã bị ảnh hưởng lớn, đặc biệt là khi nói đến sự ổn định việc làm cho người lao động nước ngoài. Nhiều ngành công nghiệp và doanh nghiệp từng sử dụng phần lớn lao động di cư đã buộc phải tạm dừng hoạt động hoặc ngừng kinh doanh hoàn toàn do các vấn đề về chuỗi cung ứng và thiếu nhu cầu từ thị trường toàn cầu.

Chỉ riêng khu vực ASEAN đã chứng kiến mức giảm giờ làm việc khoảng 8,4% vào năm 2020, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mất hơn 10,6 triệu việc làm và 7,8% thu nhập từ lao động trong thị trường lao động nói chung.

Công việc của lao động di cư có tay nghề thấp đặc biệt dễ bị tổn thương. Tính đến năm nay, hơn 2,4 triệu lao động di cư đã trở về 6 quốc gia thành viên ASEAN. Đến cuối năm 2021, khoảng 260.000 lao động nhập cư Campuchia trở về từ nước ngoài, chủ yếu từ Thái Lan. Tương tự, khoảng 140.000 lao động nhập cư Lào cũng trở về nước, chủ yếu cũng từ Thái Lan. Trong báo cáo năm 2021 của ILO, việc đóng cửa trong lĩnh vực may mặc ở Malaysia đã khiến 951.000 người mất việc làm, trong đó 68% là lao động di cư có tay nghề thấp.

Báo cáo chỉ ra rằng lao động di cư có tay nghề thấp dễ bị tổn thương trước những thay đổi đột ngột của nền kinh tế thế giới, mà đây còn là mối quan tâm toàn khu vực cần được giải quyết khẩn cấp.

Điều quan trọng đối với Cộng đồng ASEAN là đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cao kỹ năng cho người lao động di cư. Thông qua các cách tiếp cận chính sách hiệu quả, người lao động di cư trên toàn khu vực ASEAN có thể chuẩn bị tốt hơn để vượt qua những cú sốc bất ngờ trong tương lai, cũng như đối mặt với những thay đổi dự kiến đối với bản chất công việc. Toàn bộ khu vực sẽ được hưởng lợi từ việc tăng năng suất và sự ổn định lâu dài của lực lượng lao động có tính linh hoạt cao, an toàn, bảo mật và có tính khả thi.

Thử thách trong tương lai của Đông Nam Á

Vấn đề lực lượng lao động đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa và với tính chất thay đổi việc làm. Các đại dịch trong tương lai và các cuộc khủng hoảng khác không phải là những thách thức lớn duy nhất mà lực lượng lao động sẽ cần phải chuẩn bị để đối phó. Bản chất của việc làm - là cách mà mọi người làm việc, nơi họ làm việc và những công việc tồn tại - cũng đang được định hình lại một cách tích cực, và những xu hướng này cũng sẽ là mối đe dọa đối với những người lao động có tay nghề thấp hơn trong khu vực.

Với sự ra đời nhanh chóng của các công nghệ tiên tiến mới, từ trí tuệ nhân tạo và robot đến blockchain và in 3D, thế giới việc làm, đặc biệt là những nghề nghiệp trước đây được đánh giá là có tay nghề thấp hoặc trung bình như việc làm trong nhà máy sản xuất, được dự đoán sẽ thay đổi theo vô số cách. Một số việc làm sẽ bị ảnh hưởng, hoặc thay thế hoàn toàn, bởi tự động hóa, trong khi nhiều việc làm mới sẽ được tạo ra trong kỷ nguyên mới của nền kinh tế kỹ thuật số.

Đại dịch có thể được xem là chất xúc tác cho sự tăng tốc của quá trình này. COVID-19 đã cho thấy chuỗi cung ứng và thị trường lao động nói chung có thể bị gián đoạn nhanh như thế nào. Sự gián đoạn này có thể sẽ thúc đẩy nhiều công ty hơn nữa chuyển sang tự động hóa, AI hoặc các công nghệ khác để duy trì hoạt động kinh doanh trong trường hợp xảy ra khủng hoảng trong tương lai. Trên toàn cầu, điều này đã được chứng minh là đúng. Trong một cuộc khảo sát của công ty kế toán EY, khoảng 1/2 chủ doanh nghiệp được khảo sát ở 45 quốc gia cho biết đang đẩy nhanh kế hoạch tự động hóa hoạt động kinh doanh và khoảng 41% cho biết đang đầu tư vào việc tăng tốc tự động hóa trong bối cảnh đại dịch.

Đây không phải là trường hợp sẽ diễn ra trong tương lai xa. Gary Rynhart, Chuyên gia cao cấp về các hoạt động của người sử dụng lao động của ILO, phát biểu với UN News rằng các công nghệ để giảm hoặc loại bỏ nhu cầu lao động con người trong các ngành chủ yếu sử dụng lao động di cư có kỹ năng thấp đã có và Đông Nam Á như một trường hợp điển hình mà điều này đã và đang xảy ra.

Rynhart chỉ ra các nhà máy may mặc và ngành công nghiệp bóc vỏ tôm là 2 lĩnh vực ở khu vực Đông Nam Á hiện có nguy cơ thu hẹp quy mô lực lượng lao động do tự động hóa. Các lĩnh vực khác như bán lẻ, khách sạn, nông nghiệp, sản xuất, chăm sóc sức khỏe, v.v. hiện đã dần chuyển nhiều hoạt động sang các hệ thống trực tuyến như ứng dụng di động và thậm chí còn phụ thuộc nhiều hơn vào tự động hóa. Tất cả những yếu tố này đang trong quá trình chuyển đổi trong bối cảnh di cư lao động, và ASEAN cần đầu tư nhiều hơn nữa sự quan tâm và tài trợ để đảm bảo người lao động trên toàn khu vực của chúng ta sẵn sàng.

Tầm quan trọng của việc nâng cao kỹ năng cho người lao động nhập cư

Các hoạt động việc làm trong tương lai dự kiến sẽ tác động đến nghề nghiệp hiện tại, tổ chức công việc và các kỹ năng cần thiết cho các nghề nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và nông nghiệp. Điều quan trọng là cả 2 quốc gia cung cấp nguồn lao động và tiếp nhận nguồn lao động trong ASEAN phải đảm bảo rằng các chính sách di cư và chương trình đào tạo sẵn sàng đáp ứng những thay đổi này.

Bất chấp mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất việc làm gần đây và tác động đến thị trường lao động, đây là cơ hội tốt để các nhà hoạch định chính sách phát triển các chính sách trong tương lai để bảo vệ tương lai của lao động di cư. Nó có thể cung cấp sáng kiến cụ thể về những gì các chính phủ nên làm để bảo vệ người lao động di cư khỏi những cú sốc không lường trước được trong tương lai.

Báo cáo chuyên đề năm 2021 của ILO cho thấy việc nâng cao kỹ năng có thể là một trong những cách có thể bảo vệ người lao động di cư khỏi tình trạng dễ bị tổn thương trong công việc. Nâng cao kỹ năng có thể được xem là các bộ kỹ năng nhỏ hơn, bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, có thể được áp dụng để cải thiện hiệu quả và hiệu suất của nhân viên, đồng thời có thể giúp người lao động duy trì sự phù hợp và cạnh tranh trong các ngành tương ứng.

Cho đến nay, nhiều sáng kiến nâng cao kỹ năng đã được áp dụng ở nhiều khu vực khác nhau. Ví dụ, Liên minh châu Âu đã đưa ra các công cụ tài trợ cho việc nâng cao kỹ năng và đào tạo lại kỹ năng cho người lao động có thể được tiếp cận thông qua các trung gian tài chính, chính quyền quốc gia và thông qua Ủy ban châu Âu. Mục đích chung của khoản tài trợ này là thúc đẩy phát triển kỹ năng, hợp tác và khả năng phục hồi giữa những người lao động. Bằng cách đầu tư vào việc cải thiện giáo dục, đào tạo, sự tham gia của thanh niên vào nền dân chủ, công nghệ xanh và kỹ thuật số, v.v., EU dự đoán sẽ cải thiện cơ hội việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động.

Đối với ASEAN, người lao động di cư phải được nâng cao kiến thức nhiều hơn về các dịch vụ kỹ thuật số, an ninh mạng và các rủi ro của thông tin sai lệch. Tiếp cận với công nghệ và sử dụng các nền tảng thích hợp cho kiến thức và thông tin sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho người lao động di cư để có thể phát triển mạnh trong nền kinh tế kỹ thuật số.

Các quốc gia như Campuchia, nơi có số lượng người di cư lớn, cần một lực lượng lao động có tay nghề cao và năng lực để duy trì tính cạnh tranh, không chỉ trong khu vực mà còn trong thị trường toàn cầu.

Chính sách Phát triển Công nghiệp của Campuchia 2015-2025 nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy nghiên cứu khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) từ giáo dục tiểu học đến giáo dục sau trung học, cùng với cải cách chương trình giảng dạy thông qua tiêu chuẩn hóa các chương trình từ cấp tiểu học trở lên.

Chính phủ cũng đã đưa ra Chính sách quốc gia về đào tạo nghề và Chính sách việc làm quốc gia giai đoạn 2015-2025 để giải quyết tình trạng thiếu kỹ năng và kỹ năng không phù hợp bằng cách đảm bảo rằng phát triển giáo dục, đào tạo kỹ năng và tay nghề, phát triển nguồn nhân lực đang đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Các quốc gia khác như Việt Nam, Lào và Myanmar, những quốc gia cũng phụ thuộc nhiều vào di cư lao động và kiều hối như là nguồn sức mạnh kinh tế nên tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao kỹ năng cho người lao động nhập cư của họ. Ví dụ, chính phủ Việt Nam chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng, đào tạo lại và nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động Việt Nam thông qua Chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, cũng như các chính sách liên quan khác tập trung vào phát triển kỹ năng số.

“Thị trường lao động đang thay đổi nhanh chóng với sự tự động hóa và nó sẽ có những tác động đáng kể đến lực lượng lao động trẻ, bao gồm cả lao động di cư. Nếu không dễ dàng tiếp cận với các cơ hội nâng cao kỹ năng, họ có thể sẽ bị tụt hậu”, Park Mihyung, trưởng phái đoàn của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam, cho biết gần đây.

Hợp tác xuyên biên giới giữa các quốc gia thành viên ASEAN về vấn đề này sẽ góp phần xây dựng các chính sách kịp thời và hiệu quả hơn, thúc đẩy quá trình trao đổi lao động di cư có tay nghề cao hơn, vốn luôn là mục tiêu chính trong hội nhập của Cộng đồng ASEAN.

Bất kỳ khoản đầu tư bổ sung nào được thực hiện để nâng cao kỹ năng cho người lao động nhập cư sẽ là đầu tư dài hạn. Nguồn lao động được trang bị các kỹ năng vốn đang có nhu cầu sẽ đóng góp hơn nữa vào sự tăng trưởng bền vững và đổi mới sáng tạo, và sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh của Đông Nam Á trên thị trường toàn cầu.

Nguồn: The Diplomat

Từ khóa: Cộng đồng ASEAN, sự di cư người lao động, Covid-19

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007400917
Go to top