Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnThương mại với Trung Quốc là động lực tăng trưởng cho ASEAN

Thương mại với Trung Quốc là động lực tăng trưởng cho ASEAN

13.01-03

Trong một thập kỷ qua, Đông Nam Á là một trong những khu vực kinh tế bùng nổ nhất trên thế giới. Năm 2020, các nước thành viên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ bền vững, nhờ vào sự nở rộ của phân khúc tư nhân và gia tăng đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng, cũng như kích thích tiền tệ do sự nới lỏng chính sách của một số ngân hàng trung ương tại ASEAN.

Động lực then chốt dẫn đến sức tăng trưởng mạnh mẽ của ASEAN trong một thập kỷ qua chính là sự phát triển nhanh chóng trong quan hệ thương mại song phương với Trung Quốc. Trong suốt 10 năm qua, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, với tổng giá trị thương mại song phương đạt 292 tỷ USD trong nữa đầu năm 2019.

Các dự án cơ sở hạ tầng thuộc Sáng kiến Vành đai Con đường đang góp phần cải thiện kết nối mạng lưới đường bộ, đường tàu lửa và đường biển. Điều này sẽ giúp tăng cường dòng chảy thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc và ASEAN.

Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tổng GDP của 10 nước thành viên ASEAN đã tăng gấp đôi, xét trên GDP danh nghĩa. GDP của ASEAN đã tăng từ 1,6 nghìn tỷ USD trong năm 2009 thành khoảng 3,2 nghìn tỷ USD trong năm 2019, lớn hơn cả nhưng nền kinh tế như Ấn Độ, Pháp hay Vương quốc Anh. Tổng dân số của ASEAN đã đạt 622 triệu người, biến khu vực này thành một trong những thị trường tiêu dùng quan trọng nhất của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Sức tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Indonesia trong thập kỷ qua là yếu tố cốt lõi dẫn đến sự gia tăng đáng kể trong tổng GDP của ASEAN, bởi vì Indonesia là nền kinh tế lớn nhất tại ASEAN, chiếm khoảng 1/3 tổng GDP khu vực.

Mặc dù một số lĩnh vực xuất khẩu của nhiều nước ASEAN bị tác động bởi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung trong năm 2019 và sự đi xuống của ngành thiết bị điện tử toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế tổng thể của ASEAN vẫn mạnh mẽ, do sức mạnh của thị trường tiêu dùng nội địa.

Trong năm 2020, nền kinh tế khu vực ASEAN dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng, mặc cho bất ổn trong lĩnh vực xuất khẩu. Có nhiều nhân tố quan trọng sẽ tạo đà tăng trưởng kinh tế cho khu vực trong năm 2020, chúng bao gồm:

Thứ nhất, sự sụt giảm đáng kể của giá dầu thế giới kể từ tháng 5 năm ngoái đang giúp giảm thiểu áp lực lạm phát, cho phép một số ngân hàng trung ương ASEAN nới lỏng chính sách tiền tệ từ tháng 5, bao gồm Ngân hàng Trung ương các nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines. Những biện pháp này sẽ tiếp tục góp phần hỗ trợ tăng trưởng trong năm 2020.

Thứ hai, chính phủ nhiều nước ASEAN đang tiếp tục đẩy mạnh chi tiêu cho các chương trình cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như Chương trình Build, Build, Build của Philippines dưới thời tổng thống Rodrigo Duterte đang đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại nước này. Indonesia cũng lên kế hoạch tăng cường đáng kể đầu tư cho cơ sở hạ tầng công cộng trong năm 2020.

Thứ ba, sự tăng trưởng nhanh chóng của thu nhập hộ gia đình ở một số quốc gia đông dân nhất ASEAN, chẳng hạn như Indonesia, Việt Nam hay Philippines, đang giúp thúc đẩy tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng ở những nền kinh tế này, và xu hướng dự kiến sẽ tiếp diễn trong năm 2020.

Thứ tư, thỏa thuẩn thương mại giai đoạn một giữa Mỹ và Trung Quốc vừa công bố vào ngày 13/12 và dự kiến ký kết trong tháng này sẽ giúp duy trì ổn định triển vọng tăng trưởng xuất khẩu của khu vực Đông Á, bởi vì khi hoạt động sản xuất xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ được cải thiện, các đơn hàng sản xuất trung gian và thu mua nguyên liệu thô từ chuỗi cung ứng châu Á cũng được cải thiện.

Khả năng tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững của khu vực ASEAN đã thúc đẩy các dòng chảy đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào khu vực ở mức kỷ lục trong năm 2018, đạt 155 tỷ USD, so với năm 2017 là 147 tỷ USD. Dòng chảy FDI được thúc đẩy bởi các hoạt động đầu tư nội khối ASEAN, cũng như tăng trưởng đầu tư mạnh mẽ từ Châu Âu và Nhật Bản.

Mặc dù lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng giá trị FDI đầu vào, dòng chảy FDI vào các ngành sản xuất cũng tăng hơn gấp đôi trong 2 năm, từ mức 22 tỷ USD vào 2016 thành 55 tỷ USD trong 2018.

Trong thập kỷ tới, khu vực ASEAN được dự báo sẽ tiếp tục là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với tổng giá trị GDP khu vực tăng từ 3,2 nghìn tỷ USD vào 2019 thành khoảng 7,6 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

Đến năm 2030, tổng GDP của ASEAN dự kiến sẽ vượt đáng kể GDP Nhật Bản (dự kiến GDP Nhật Bản sẽ đạt 7,1 nghìn tỷ USD vào năm đó). Điều này sẽ biến ASEAN trở thành một trong những khu vực hấp dẫn nhất thế giới đối với các công ty đa quốc gia thuộc nhiều ngành nghề sản xuất và dịch vụ đa dạng.

Nguồn: China Daily

Từ khóa: hội nhập kinh tế, ASEAN, triển vọng kinh tế 2020, chiến tranh thương mại, tự do thương mại

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402051
Go to top