Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnRCEP: Ảnh hưởng lên chuỗi cung ứng và môi trường kinh doanh của ASEAN

RCEP: Ảnh hưởng lên chuỗi cung ứng và môi trường kinh doanh của ASEAN

06.01-06

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang theo đuổi việc hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – một FTA lớn nhất thế giới.

Vòng đàm phán cuối cùng đã diễn ra vào ngày 4/11/2019 tại Hội nghị thượng đỉnh RCEP lần thứ 3 ở Bangkok. Trong lần đàm phán này, 15 trong tổng số 16 quốc gia tham dự đã thống nhất với bản dự thảo, và việc ký kết chính thức được dự kiến diễn ra trong năm 2020.

ASEAN ngày càng nóng lòng muốn ký kết RCEP, khi mà các nước trong khối đang chịu tác động kinh tế từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Là hiệp định chống lại chủ nghĩa bảo hộ, RCEP có thể đem lại lợi ích cho các nước đang tìm kiếm sự ổn định cho nền kinh tế giữa môi trường bất ổn hiện nay.

Tổng quan RCEP

RCEP được ASEAN khởi xướng vào năm 2012. Hoàn tất RCEP sẽ giúp củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong tăng cường hội nhập khu vực. Hiệp định này sẽ kết nối các nước ASEAN với 6 đối tác FTA của khối – gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ gần đây đã từ chối tham gia RCEP do lo sợ thị trường trong nước sẽ tràn ngập hàng hóa tiêu dùng có xuất xứ Trung Quốc cũng như các nông sản đến từ New Zealnd và Australia.

RCEP được thiết kế như một thỏa thuận thương mại hiện đại. Trái ngược với các nguyên tắc của WTO, RCEP kết hợp các cam kết về hạ thấp rào cản thương mại tại biên giới (sâu hơn WTO) và các điều khoản nhằm giải quyết các vấn đề thủ tục sau biên giới (mà WTO không có). Theo đúng tên gọi của nó, RCEP hướng đến một quan hệ đối tác kinh tế toàn diện, bao trùm nhiều vấn đề như thương mại, đầu tư, hợp tác kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, thương mại điện tử, giải quyết tranh chấp và nhiều vấn đề khác.

Ảnh hưởng lên thương mại và chuỗi cung ứng trong ASEAN

ASEAN hiện có rất nhiều FTA với từng đối tác riêng lẻ. Để cung cấp các cam kết đầu tư và tiếp cận thị trường cụ thể, RCEP sẽ đơn giản hóa các quy định và thủ tục cho mỗi FTA một thỏa thuận chung nhất và giảm thiểu các bất cập hiện tại. Hay nói cách khác, RCEP giúp giải quyết cái gọi là vấn đề “bát mì” mà ASEAN đang gặp phải khi có quá nhiều các FTA và các quy tắc riêng cho mỗi nước.

RCEP có tiềm năng mang lại các cơ hội lớn cho những nước tham gia bởi vì hiệp định này bao trùm đến 45% dân số thế giới (3.4 tỷ người) và một phần ba GDP toàn cầu (khoảng 20 nghìn tỷ USD). Hơn nữa, khối thương mại này có tổng kim ngạch thương mại là 10 nghìn tỷ USD và chiếm 26% FDI toàn cầu.

RCEP sẽ hạ thấp rào cản thương mại và cải thiện tiếp cận thị trường cho hàng hóa và dịch vụ, thu hút các công ty nước ngoài đang muốn thâm nhập thị trường ASEAN. Hiệp đình còn giúp tăng cường tính minh bạch cho thương mại và đầu tư, cũng như tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tham gia vào chuỗi cung ứng của khu vực và toàn cầu – theo Tổng thư ký ASEAN, các SME ở ASEAN thuê mướn từ 52-97% tổng lao động của khối.

Mặt khác, hợp tác kỹ thuật với các nước công nghiệp tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Australia sẽ hỗ trợ SME của ASEAN trong việc phát triển các sản phẩm tốt hơn, cạnh tranh hơn – đặc biệt là ngành dịch vụ viễn thông và nông nghiệp.

Đông Nam Á còn là một trong những khu vực có kim ngạch thương mại nội ngành cao nhất thế giới, phần lớn là do có ngành công nghiệp điện tử phát triển và các chuỗi cung ứng lâu đời trong khu vực. RCEP sẽ thúc đẩy hơn nữa xu hướng này nhờ vào việc giảm thuế và ứng dụng công nghệ mới để tăng cường hàm lượng giá trị gia tăng cho sản phẩm của khu vực.

RCEP đem lại lợi ích gì cho các nước ASEAN

Singapore

Quá trình hội nhập sâu sắc này sẽ giúp Singapore trở thành một trụ cột trong thương mại khu vực và chuỗi cung ứng ở ASEAN. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, RCEP khó làm khối lượng thương mại của Singapore tăng mạnh. Bởi vì nước này đã có hiệp định song phương với tất cả các đối tác không phải là thành viên ASEAN trong RCEP, cụ thể là Nhật, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Trung Quốc. Ngoài ra, cho dù thuế quan của các mặt hàng xuất khẩu chính có giảm mạnh, việc giảm thuế cũng phải mất lộ trình là vài năm, vì vậy, khó có thể thúc đẩy xuất khẩu của Singapore trong ngắn hạn.  

Thái Lan

Thái Lan – quốc gia có tỷ lệ xuất khẩu trên GDP là 70% - có thể hưởng lợi từ RCEP nhờ vào việc hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng và các thị trường lớn hơn ở châu Á – Thái Bình Dương. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Thái Lan có thể hưởng lợi về mặt thương mại, giá bán, và công nghệ; đồng thời, các nhà sản xuất của nước này cũng có thể mua được nguyên liệu thô rẻ hơn từ một mạng lưới cung ứng lớn hơn.

Philippines

RCEP sẽ mở cửa thị trường cho 92% sản phẩm sản xuất bởi Philippines, bao gồm cả các ngành dịch vụ BPO (thuê ngoài đối tác cung ứng dịch vụ quản lý doanh nghiệp). Ngoài ra, các lao động dịch vụ ở Philippines, như thủy thủ, giáo viên, lập trình viên IT, và kỹ sư có thể hưởng lợi nhờ vào nhu cầu từ thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc – các quốc gia có nhu cầu về lao động dịch vụ.

Indonesia

Tương tự, Indonesia – nền kinh tế lớn nhất ASEAN – sẽ hưởng lợi nhờ vào việc tăng thêm thị trường xuất khẩu, đầu tư tăng, và có thêm cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực. Từ đó, xuất khẩu sẽ gia tăng, điều cực kỳ quan trọng cho tăng trưởng của quốc gia. Giữa bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, chính phủ Indonesia đã đặt ưu tiên phải hoàn thành các thỏa thuận thương mại khác nhau với các nước và các tổ chức để đẩy mạnh xuất khẩu.

Malaysia

Kim ngạch thương mại của Malaysia với các nước thành viên RCEP chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch thương mại của nước này. Vì vậy, RCEP sẽ mở ra cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Malaysia các cơ hội thương mại mới cũng như các quan hệ đối tác. Những doanh nghiệp chuyên về các ngành như viễn thông, tài chính - ngân hàng, và tư vấn sẽ hưởng lợi từ mối quan hệ hợp tác được tăng cường này. Doanh nghiệp Malaysia còn có thêm cơ hội tiếp cận nguồn nguyên liệu thô chất lượng và với mức giá cạnh tranh hơn.

Việt Nam

RCEP sẽ đem đến cho doanh nghiệp Việt Nam cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi gia trị mới và thu hút thêm đầu tư nước ngoài. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ mở ra cơ hội mới cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như viễn thông, ICT, dệt may, da giày và nông sản – đây đều là các mặt hàng có doanh số xuất khẩu liên tục tăng trong thời gian qua.

Các nền kinh tế còn lại trong ASEAN

Hiệp định cũng sẽ tạo thuận lợi cho các nền kinh tế nhỏ hơn trong ASEAN như Lào, Myanmar, Brunei, Campuchia; làm phong phú thêm hệ thống FTA của các nước này và giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong khối.

RCEP làm thay đổi bối cảnh khu vực

Suy cho cùng, khi vẫn chưa biết được nội dung cuối cùng của RCEP, chúng ta vẫn chưa thể biết được mức độ ảnh hưởng cụ thể của hiệp định này lên khu vực. Còn phải chờ xem liệu RCEP sẽ dẫn đến một hệ thống thương mại dựa trên luật lệ để tạo ra một môi trường thương mại công bằng hơn và sôi động hơn – như tiền thân cho một thị trường chung – hay sẽ chỉ là một phiên bản nâng cấp cho các hiệp định hiện tại.

Mặt khác, vẫn chưa rõ liệu RCEP có phù hợp với các mục tiêu của ASEAN, hay đây chỉ là một công cụ để mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông Nam Á và Đông Á. Từ trước đến nay, RCEP vẫn là một dự án do ASEAN dẫn dắt và ‘Các nguyên tắc và mục tiêu trong đàm phán RCEP’ lặp lại sự thừa nhận về “tính trung tâm của ASEAN”.

Tuy nhiên, nếu các quy tắc và quá trình của RCEP không đủ chặt chẽ, nó có thể mang các nước đi sâu hơn vào quỹ đạo của Trung Quốc, trao cho Trung Quốc một vị thế đàm phán lớn hơn so với các đối tác còn lại, và tạo cho Trung Quốc cũng như các doanh nghiệp nhà nước của nước này một cơ hội thuận lợi để vươn lên vị thế bá chủ trong thương mại của khu vực.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. Tổng kim ngạch thương mại của nước này với ASEAN đã tăng trưởng bình quân 10% mỗi năm kể từ 2009 và đạt 483 tỷ USD trong năm 2018.

Quyết định không tham gia của Ấn Độ là một yếu tố nữa giúp cho Trung Quốc có khả năng trở thành trung tâm của RCEP, bởi vì sự ra đi của Ấn Độ - đồng nghĩa với việc mất đi 1.3 tỷ dân cho RCEP – có thể đẩy mạnh tầm ảnh hưởng của Trung Quốc – một viễn cảnh mà các nước còn lại không mong muốn. Sự vắng mặt của Ấn Độ sẽ làm suy yếu tham vọng mở rộng ảnh hưởng trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của ASEAN.

Nguồn: ASEAN Briefing

Từ khóa: ASEAN, RCEP, tác động

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402071
Go to top