Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Đầu tư: Chuyển trọng tâm vào ASEAN

30.12-02

Theo đánh giá của tổ chức JP Morgan Asset Management, thị trường ASEAN hiện tại đang tận hưởng những lợi thế về cơ cấu dân số, du lịch bùng nổ, thị trường ít biến động, và khả năng khai thác lợi ích từ các căng thẳng thương mại. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn thờ ơ trước những ưu điểm này, do những tai tiếng gắn liền với khu vực từ sau cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu 2008.

Alexander Treves, giám đốc điều hành và là trưởng nhóm chuyên gia về đầu tư tại Châu Á, các thị trường mới nổi và châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức JP Morgan Asset Management, cho biết ASEAN là một thị trường to lớn, đang phát triển và rất đa dạng, với nhiều đặc điểm hấp dẫn. Nhưng đáng tiếc là các yếu tố này đã bị các nhà đầu tư lãng quên.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ASEAN đã trải qua giai đoạn “bùng nổ đột biến” với mức tăng trưởng tín dụng hơn 10%, tăng vay nợ không bảo đảm bằng đồng đô la Mỹ, mức lương tối thiểu tăng vọt, và thiếu hụt đầu tư cơ sở hạ tầng. Nhưng giai đoạn thanh lọc sau đó đã diễn ra – các khoản nợ xấu ở ngân hàng được thừa nhận, chính phủ tiến hành nhiều cải cách về thuế và trợ giá xăng dầu, cũng như đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng. Nhờ đó, các nhà đầu tư có thể thấy khu vực này đang có những bước đi ổn định.

Treves cho biết: “Trong lúc ASEAN đang trải qua giai đoạn tái thiết, sự chú ý đã được đổ dồn vào khu vực Bắc Á. Có rất nhiều lý do giải thích cho sự thay đổi này, trong đó bao gồm sự xuất hiện của các cổ phiếu loại A, sự phát triển kinh tế thần kỳ của Trung Quốc, và sự tăng trưởng đầy ấn tượng của các tập đoàn nội địa trong khu vực – thường thấy ở những công ty công nghệ như Samsung Electronics hay Taiwan Semiconductor Manufacturing Co Ltd”.

So với các thị trường khác trên thế giới, ASEAN hấp dẫn ở điểm ít biến động. “Nếu chúng ta quan sát độ biến động của chỉ số MSCI ở các nước khác nhau trong vòng 10 năm qua, chúng ta có thể thấy rằng những thị trường mới nổi nói chung, và ngay cả châu Âu, đều có độ biến động lớn hơn nhiều so với ở ASEAN. Điều này không có nghĩa là khu vực này không có những rủi ro. Nhưng nó ít biến động hơn so với nhiều người cảm nhận,” ông cho biết.

ASEAN cũng có lợi thế về mặt quy mô và dân số. Xét tổng thể, cả khu vực là một khối dân số lớn thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Treves cho biết: “Cơ hội nằm ở tác động của quy mô dân số lớn. Xét ở góc độ một khối kinh tế, ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới – tăng từ vị trí thứ 12 sau khoảng 1 thập kỉ. Tùy vào loại tiêu chí dự báo mà bạn sử dụng, khối này có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trong thập kỉ tới”.

ASEAN cũng là một thị trường đa dạng, với nhiều quốc gia có năng lực kinh tế khác nhau. Singapore tuy nhỏ nhưng là một nước thuộc nhóm phát triển hàng đầu của thế giới. Thái Lan tuy rộng lớn hơn nhưng lại kém phát triển hơn và tăng trưởng ở mức độ ổn định. Indonesia là một thị trường lớn với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng hằng năm. Khu vực này cũng có cả những nước kém phát triển hơn như Việt Nam và Myanmar, và các nước này đều có những lợi thế riêng.

Treves cho rằng các nhà đầu tư vẫn chưa nhận ra cơ hội đến từ ASEAN: “Chúng ta vẫn chưa thấy các dòng tiền lớn tích cực chảy vào những thị trường này, điều sẽ xảy ra nếu như các nhà đầu tư thật sự nhận ra những cơ hội trên. Cái mà chúng ta đang thấy chính là vốn chủ sở hữu tích lũy chảy vào ASEAN có phần tích cực từ năm 2016, 2017 cho đến nay. Nhưng dòng chảy này lại đổi chiều vào những năm 2015 và 2018”.

Chất xúc tác thị trường

Một trong những chất xúc tác có thể đưa các nhà đầu tư trở lại với thị trường này chính là sự bùng nổ ngành du lịch – ASEAN là một khu vực có mức độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới về mảng du lịch, thu hút 9% du khách quốc tế toàn cầu. Vào tháng 4 năm ngoái, tốc độ tăng trưởng gộp hằng năm trong 5 năm của khách du lịch đến khu vực này đạt mức 7.9%, trong khi châu Âu đạt 2.8%, Mỹ đạt 3.7%, và khu vực Trung Đông đạt 4.3%.

Treves cho biết: “Một số địa điểm được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới là thuộc ASEAN – Bangkok, Singapore và Kuala Lumpur. Đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế ASEAN lớn hơn nhiều so với quy mô kinh tế của khối. Điều này cũng khiến thị trường tiêu dùng trong khối phát triển mạnh, đặc biệt là ở các nước như Việt Nam. Khi người dân trở nên giàu có hơn, họ bắt đầu tiêu nhiều tiền hơn vào những mặt hàng đa dạng hơn thay vì chỉ tập trung vào những mặt hàng thiết yếu”.

“Ở thị trường Singapore, chúng ta có thể nhìn vào ngành ngân hàng. Các ngân hàng ở Singapore có thể tăng trưởng ít hơn các thể chế tài chính của các nước khác trong khu vực, do nền kinh tế Singapore phát triển hơn, nhưng họ có năng suất tốt, nhà quản lí chất lượng cao và bảng cân đối kế toán mạnh – những thứ có thể đem lại lợi ích cho chúng ta. Ở Indonesia, nơi có số dân đông hơn nhưng lại kém phát triển, các nhà đầu tư có thể tìm thấy cơ hội tăng trưởng trong các hoạt động tài trợ tài chính.”

Một chất xúc tác khác chính là thương mại. ASEAN hiện đang là khối thương mại lớn thứ 4 toàn cầu. Treves cho biết: “Khi tôi còn là một đứa trẻ, không có món đồ nào của tôi được sản xuất tại Trung Quốc. Chúng đều được sản xuất tại Hong Kong, Đài Loan hay Hàn Quốc. Sau khi Trung Quốc mở cửa và phát triển lĩnh vực sản xuất, quốc gia này trở thành nhà sản xuất giá rẻ được thế giới lựa chọn. Sau đó, phép màu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc xảy ra, đồng nghĩa họ trở thành một nơi có chi phí sản xuất hàng hóa tương đối mắc hơn.”

Theo dữ liệu từ JP Morgan, chi phí nhân công tại Thái Lan, Indonesia và Việt Nam đang có mức giá rẻ hơn tại Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc hiện đang sản xuất và lắp ráp hàng hóa tại các nước như Việt Nam, nơi có nguồn nhân lực rẻ hơn một nửa so với Trung Quốc.

Treves nhận định: “Tôi cho rằng căng thẳng thương mại là nguyên nhân thôi thúc doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình mở rộng hoạt động của họ ra khỏi Trung Quốc và tiến vào ASEAN. Liệu dòng tiền có thể chảy trở lại vào Trung Quốc nếu nước này đạt được một hiệp định thương mại với Mỹ? Chúng tôi không nghĩ thế, bởi các nơi khác có chi phí rẻ hơn và cũng bởi Mỹ và Trung Quốc đang di chuyển từ một thế giới đơn cực sang một thế giới đa cực”.

“Thương mại sẽ còn là nhân tố xúc tác quan trọng cho khu vực ASEAN trong một khoảng thời gian dài, bởi các vấn đề như chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ. Chúng ta nên nhớ rằng đây là một trong những vấn đề hiếm hoi mà cả hai đảng của Mỹ đều quan tâm”.

Ông cũng cho biết thêm rằng các giám đốc điều hành tại Trung Quốc đang tiếp tục muốn đưa mọi thứ ra khỏi đại lục, bởi nguy cơ đến từ căng thẳng thương mại. Theo dữ liệu của JP Morgan năm 2018, các tập đoàn Hàn Quốc đã chi nhiều hơn cho đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) vào Việt Nam hơn là Trung Quốc.

Treves cho biết: “Việt Nam là một đất nước nhỏ hơn và ít dân hơn rất nhiều so với Trung Quốc. Họ có ít trung tâm sản xuất hơn Trung Quốc. Nhưng các tập đoàn Hàn Quốc lại đầu tư rất nhiều tiền vào đó”.

Indonesia là một đất nước thú vị khác nên được cân nhắc. Họ đã có những cải thiện vượt bậc trong cơ sở hạ tầng, cắt giảm chi phí hậu cần và có tiềm năng thúc đẩy FDI. Vào năm 2008, cơ sở hạ tầng chiếm ít hơn 1.6% GDP của nước này. Một thập kỉ sau đó, con số này đã tăng lên khoảng 2.7%.

Treves cho biết: “Từ năm 1998 đến 2004, dưới sự dẫn dắt của một chính quyền khác, có rất ít đường thu phí được xây thêm tại Indonesia. Trong giai đoạn 6 năm ấy, chỉ có 47km đường thu phí được xây dựng. Năm 2019, chúng tôi ước tính con số này là 871km – một cường độ hoàn toàn khác”.

Indonesia đứng hạng thứ 46 về Chỉ số Năng lực Logistics năm 2018, tăng từ vị trí thứ 63 vào năm 2016. Thái Lan cũng tăng từ vị trí thứ 45 lên 32, trong khi Việt Nam tăng từ 64 lên 39. Trong cùng khoảng thời gian trên, Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan không có nhiều thay đổi trong bảng xếp hạng. Điều này không có nghĩa các nước trên không có cải tiến. Chỉ là những nước khác đang cải tiến nhanh hơn.

“Logistics là yếu tố cực kì quan trọng bởi nếu các công ty Trung Quốc muốn sản xuất nhiều mặt hàng hơn bên ngoài nước này, họ cần lựa chọn những nơi có đủ cơ sở hạ tầng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Lấy Ấn Độ làm ví dụ. Điểm thu hút của thị trường chứng khoán nước này chính là nó được thống trị bởi các doanh nghiệp Ấn Độ chuyên về cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng ở địa phương, mặc dù đó là một thị trường có nguồn lao động rẻ hơn so với ở ASEAN. Một phần nguyên nhân là do họ không hệ thống logistics phù hợp,” ông cho biết.

Tuy nhiên, ở cấp độ danh mục đầu tư, các nhà đầu tư nên tập trung vào chất lượng của từng công ty hơn là nền kinh tế. Treves cho biết: “Không phải tất cả công ty cùng thuộc một môi trường kinh tế đều tốt như nhau. Chúng tôi rất chú trọng việc tìm ra các doanh nghiệp có sức hút ở những thị trường khác nhau tại những thời điểm khác nhau.”

Để khai thác các cơ hội ở ASEAN, các nhà đầu tư có thể tận dụng Qũy đầu tư Manulife ASEAN, được thành lập vào giữa tháng 10. Theo bản tóm tắt danh mục các sản phẩm đầu tư, quỹ này đầu tư 95% giá trị tài sản vào Qũy JP Morgan – Qũy đầu tư ASEAN. Phần còn lại là tiền mặt, các công cụ trong thị trường tiền tệ và các khoản tiền gửi vào các tổ chức tài chính.

Qũy này thích hợp cho các nhà đầu tư phức tạp với kế hoạch đầu tư dài hạn đang chờ đợi tăng giá trị vốn và mong muốn tham gia vào thị trường chứng khoán ASEAN. Số tiền đầu tư tối thiểu ban đầu phải là 5000 RM (đối với loại bảo hiểm RM) hoặc 1000 USD (đối với loại dùng đồng đô la Mỹ) và số tiền đầu tư thêm tối thiểu phải là 1000 RM hoặc 1000 USD. Điểm chuẩn của quỹ là chỉ số MSCI AC ASEAN (Tổng lợi nhuận ròng), và đây cũng là điểm chuẩn cho quỹ mục tiêu.

Nguồn: The Edge Markets

Từ khóa: ASEAN, Đầu tư, tiếp cận thị trường, tự do thương mại, chiến tranh thương mại

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402082
Go to top