Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnASEAN là trụ cột trong chiến lược chính sách thương mại Châu Á

ASEAN là trụ cột trong chiến lược chính sách thương mại Châu Á

11.12-07

Khi mà hệ thống thương mại toàn cầu có nguy cơ sụp đổ do cuộc tấn công của chính quyền Trump vào bộ máy giải quyết tranh chấp của WTO, và các quy tắc thương mại bị phá vỡ do cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, ít ai có thể nghĩ rằng ASEAN – một nhóm các quốc gia nhỏ lẽ ở Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Cambodia, Lào, Brunei và Philippines – sẽ đủ sức đứng ra bảo vệ hệ thống này.

Nhưng đó lại chính xác là những gì đang diễn ra

Nhật Bản, Australia và những nước còn lại trong TPP sau khi Mỹ rút lui đã đặt cược toàn bộ vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – còn gọi là TPP-11 hay TPP không có Mỹ. Đây có thể được xem như một lời tuyên bố rằng nền thương mại khu vực sẽ tiếp tục mở cửa, kể cả khi Mỹ từ bỏ hiệp định này. Tuy nhiên, vai trò lãnh đạo bảo vệ hệ thống thương mại đa phương của các nước như Nhật Bản và Australia cũng đang lung lay, do phải đối phó với chủ nghĩa song phương của Mỹ và áp lực bảo vệ mối quan hệ đồng minh của họ với Mỹ.

Tháng 11 qua, tại Hội nghị Thượng định Đông Á ở Bangkok, ASEAN và các thành viên trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – bao gồm Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand (không có Ấn Độ) – đã tuyên bố hiệp định này đã gần như hoàn tất, và họ dự kiến sẽ ký kết nó trong năm 2020. Chính phủ Ấn Độ đã đổi ý vào phút chót và quyết định trì hoãn.

Đây là một cột mốc quan trọng đối với viễn cảnh kinh tế chính trị khu vực và toàn cầu. Con đường mà ASEAN và các đối tác Đông Á lựa chọn đã góp phần thay đổi cục diện nền thương mại quốc tế, dựng lên một rào cản chống lại làn sóng chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa quốc gia, vào bảo vệ trật tự thương mại đa phương. Đó là lý do mà nó được chào đón nồng hậu trong sân chơi thương mại toàn cầu, và không bị xem như một hiệp định thương mại khu vực tầm thường khác. Một nhóm các quốc gia đại diện cho gần 1/3 tổng giá trị thu nhập và thương mại toàn cầu đã bộc lộ rõ lập trường của mình.

RCEP là ngọn lửa soi sáng giữa một bầu trời u ám. Khi mà cả thế giới đang chia rẽ, châu Á đã đoàn kết lại với nhau. RCEP không chỉ là một hiệp định thương mại, nó còn là một thỏa thuận hợp tác về kinh tế. Và RCEP tạo ra một nhóm các quốc gia, mà một số nước trong đó trước đây chưa hề có hiệp định tự do thương mại với nhau. Quan trọng hơn, RCEP là lời cam kết của Châu Á –khu vực thương mại sôi động nhất thế giới – sẽ tiếp tục theo đuổi các mục tiêu và lợi ích chung toàn cầu.

Sáng kiến RCEP do ASEAN đề xuất và dẫn dắt. Đây không phải là đóng góp duy nhất của ASEAN vào nỗ lực chống lại những làn sóng nguy hiểm trên mặt trận ngoại giao kinh tế quốc tế. Tại hội nghị thượng đỉnh G20 Osaka vào tháng 6, Indonesia đã chủ động đề cập đến vấn đề bảo vệ WTO và định hướng cải cách cho tổ chức này, trong khi những quốc gia lớn và có tầm ảnh hưởng thì không chủ động lên tiếng. Động thái này tạo ra một cơ sở để thu hút nhiều nỗ lực tập thể hơn từ các quốc gia nhỏ và trung bình, nhằm bảo vệ lợi ích của họ trong hệ thống luật lệ thương mại toàn cầu và cải thiện sự vận hành của hệ thống thương mại đa phương.

Chuyên gia Kishore Mahbubani phát biểu trong một bài tiểu luận: “ASEAN hoạt động một cách kiên trì và thầm lặng, gìn giữ hòa bình cho một trong những khu vực biến động nhất trên thế giới. Thế nhưng ít ai nhận ra được điều này… Bằng sự lãnh đạo thầm lặng của mình, ASEAN đã đạt được một trong những kỳ tích lớn nhất trong lịch sử kinh tế hiện đại, đó là tuyên bố hoàn tất quá trình đàm phán RCEP”.

Ông Mahbubani cảnh báo rằng các chính sách Đối ngoại Hướng Đông của Ấn Độ “sẽ không có ý nghĩa nếu họ không gia nhập RCEP”. Trớ trêu thay, các nhà đàm phán Ấn Độ đã chuẩn bị sẵn thỏa thuận RCEP cho thủ tướng Modi ký kết khi ông đến Bangkok. Nhưng các thế lực chính trị theo chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa bảo hộ lại ra sức ngăn cản lãnh đạo Ấn Độ vào phút chót, một lần nữa biến Ấn Độ thành kẻ phá bĩnh hiệp định thương mại quốc tế.

Quyết định sai lầm của Ấn Độ đã để lại mất mát rất lớn. Nền kinh tế trì trệ của Ấn Độ đang cần một lực đẩy, và những cải cách của RCEP có thể thúc đẩy tăng trưởng dài hạn, tạo việc làm cho lực lượng lao động khổng lồ, cũng như giảm tỷ lệ nghèo đói cho nước này. Quyết định sai lầm của Ấn Độ càng hiện rõ khi nhìn vào sự chênh lệch rất lớn của các chỉ số kinh tế giữa khu vực Nam Á (Ấn Độ gần như chiếm trọn cả khu vực) và Đông Á: Nam Á chỉ chiếm tỷ lệ 2,7% trong nền thương mại toàn cầu, 2,2% nguồn vốn đầu tư nước ngoài toàn cầu và 4,0% GDP toàn cầu, trong khi các chỉ số này đối với Đông Á là 30,1%, 48,1% và 30,2%. Trong khi đó, Nam Á lại chiếm 23,9% dân số toàn cầu, còn Đông Á chiếm 30,7%.

15 nhà lãnh đạo RCEP còn lại đang quyết tâm thuyết phục Ấn Độ quay lại hiệp định trong năm 2020 nhưng có vẻ như điều này là không thể. Và 15 nước này cũng không thể vì Ấn Độ mà trì hoãn tiến độ.

Nhật Bản cũng bắt đầu bộc lộ sự lưỡng lự với RCEP khi không có Ấn Độ. Sự lưỡng lự này là dấu hiệu không tốt. Từ bỏ RCEP cũng có nghĩa Nhật Bản sẽ từ bỏ vai lãnh đạo kinh tế toàn cầu mà họ vừa đảm nhận khi giải cứu TPP, và chủ trì thành công một kỳ hội nghị G20 khó khăn. Điều này cũng hủy hoại quan hệ giữa Nhật Bản với ASEAN. Mong muốn giữ lại Ấn Độ trong RCEP cũng không được phép biến thành một đòn bẩy cho Ấn Độ hạ thấp các tiêu chuẩn trong hiệp định hàng hóa đã thống nhất giữa các bên.

ASEAN dự định sẽ tiếp tục giữ vững lập trường và tìm cách tiếp tục duy trì mối quan hệ, kể cả khi Ấn Độ không thể ngay lập tức quay trở lại với RCEP.

ASEAN sẽ tiếp tục đóng góp thầm lặng vào mặt trận quan hệ quốc tế, giúp duy trì ổn định các mối quan hệ bên ngoài Đông Nam Á, đồng thời củng cố vai trò của ASEAN như là trụ cột chiến lược của khu vực.

Với việc Australia và Nhật Bản đang cố gắng chuyển đổi khái niệm Châu Á-Thái Bình Dương thành Ấn Độ-Thái Bình Dương, để giữ lại sự ảnh hưởng của Mỹ và lôi kéo thêm Ấn Độ vào khu vực, ASEAN đã dành cả năm qua để xây dựng chiến lược đối phó với sáng kiến Ấn Độ-Thái Bình Dương và duy trì vai trò trung tâm của khối trong các vấn đề khu vực. Ông Mahbubani cho biết, tài liệu “Tuyên bố chung của ASEAN về khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương” là câu trả lời của khối đối với những khái niệm “có thể gây chia rẽ khu vực” của Mỹ, Nhật Bản và Australia.

Tuyên bố chung ASEAN được xây dựng dựa trên những nguyên tắc căn bản của ASEAN. Quan trọng hơn, nó mang tính toàn diện và bao hàm cả khía cạnh phát triển và kinh tế, hai yếu tố then chốt giúp hướng sự tập trung vượt ra ngoài góc độ an ninh biển, vốn xem Trung Quốc như một thế lực cần phải ngăn chặn. Đối với ASEAN, RCEP là công cụ để hiện thực hóa tất cả các ý tưởng đó.

* Bài viết thể hiện quan điểm của ban biên tập trang East Asia Forum trực thuộc Đại học Quốc gia Australia, không thể hiện quan điểm của CIIS.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: Ấn Độ-Thái Bình Dương, RCEP, hội nhập kinh tế, chủ nghĩa bảo hộ, tự do thương mại, CPTPP

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402125
Go to top