Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Cách ASEAN phản ứng với Công nghiệp 4.0

09-12-13

Khi thế giới bước vào thời đại của Cách mạng Công nghiệp lần 4 hay Công nghiệp 4.0, hoạt động quản trị ở các cấp độ khu vực và toàn cầu sẽ trở thành một vấn đề then chốt. Quản trị hiệu quả là điều kiện cần thiết để giám sát toàn diện các vấn đề xuyên biên giới như an ninh mạng, khủng bố xuyên quốc gia, thương mại quốc tế và biến đổi khí hậu.

Trước những mối đe dọa địa chính trị và làn sóng phản đối toàn cầu hóa ngày càng bùng nổ trong khu vực Đông Nam Á, sự quản trị hiệu quả là điều kiện thiết yếu để đảm bảo tăng trưởng kinh tế dài hạn, cũng như duy trì một xã hội hòa bình, thịnh vượng.

Vai trò của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Trong hơn 50 năm qua, thành tựu quan trọng nhất của ASEAN chính là việc tổ chức này đã tạo ra được một cộng đồng các quốc gia cùng cam kết duy trì hòa bình khu vực. Chính trị ổn định đã cho phép tổ chức này nâng cấp vai trò của mình, từ đảm bảo an ninh khu vực thành duy trì tăng trưởng kinh tế.

Chỉ trong một thập kỷ, tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) của cả khu vực đã tăng hơn gấp đôi, từ 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2007 thành 2,8 nghìn tỷ USD vào năm 2017. Tỷ lệ nghèo đói trong khu vực đã giảm xuống đáng kể, và số lượng người dân có thu nhập bình quân hàng năm trên 5000 USD dự kiến sẽ tăng từ 300 triệu người vào năm 2015 thành 400 triệu vào năm 2020. Sự mở rộng của tầng lớp trung lưu tại ASEAN là chìa khóa để biến khu vực này thành một trong những thị trường tiêu dùng mới nổi quan trọng nhất trên toàn cầu.

Năm ngoái, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN tại Hà Nội, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, lúc bấy giờ cũng là Chủ tịch ASEAN, đã chia sẻ một số ý kiến của mình về cách ASEAN có thể phản ứng tốt hơn với Công nghiệp 4.0. Ông nhấn mạnh rằng khu vực đang nằm ở một vị trí chiến lược quan trọng, có thể tận dụng tốt nhất các cơ hội từ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần 4.

Ông nói: “Cách mạng Công nghiệp lần 4 là một tiến trình bùng nổ và kéo dài. Chúng ta không thể dự đoán chính xác nó sẽ chuyển biến như thế nào, nhưng tôi lạc quan về tương lai của ASEAN vì ASEAN có những lợi thế cạnh tranh riêng, và bằng cách tập hợp các ý tưởng, nguồn lực, và hội nhập các nền kinh tế với nhau, chúng ta sẽ có thể tận dụng mạnh mẽ cơ hội này để mang lại những lợi ích hữu hình cho nền kinh tế và người dân của chúng ta.”

Còn nhiều vấn đề cần cải thiện

Đặc trưng cốt lỗi của ASEAN là cách tiếp cận độc nhất trong chính sách quản trị khu vực, hay còn gọi là Phương thức ASEAN – cam kết tuân thủ nguyên tắc không can thiệp vào vấn đệ nội bộ của từng nước thành viên, tuyệt đối tôn trọng chủ quyền quốc gia, và một quy trình ra quyết định không chính thức giữa các lãnh đạo ASEAN. Tuy nhiên, hệ thống “ra quyết định dựa trên sự đồng thuận” đang cần được xem xét lại trong thời đại của Công nghiệp 4.0.

Một mặt, Phương thức ASEAN đã giúp giữ cho hiệp hội không bị chia rẽ, vì các nước thành viên không thể bị ép buộc tuân theo bất cứ thỏa thuận ràng buộc nào bị coi là mối đe dọa với chủ quyền quốc gia. Nhưng mặt khác, quy trình ra quyết định chậm chạp và việc tuân thủ một cách cứng nhắc nguyên tắc không can thiệp nội bộ có thể khiến cho các cuộc họp của khối trở nên mang tính hình thức mà không mang tính thực thi. Và điều này có thể là một chướng ngại đối với tiến trình phát triển của khối trong thời kỳ mới.

Trong tương lai, những sự bùng nổ công nghệ được dự báo sẽ còn gia tăng, và sự ra đời của các loại công nghệ mới sẽ cách mạng hóa đời sống người dân trong khu vực. ASEAN cần phải đón đầu những thay đổi này hoặc là bị bỏ lại phía sau. Và quan trọng nhất, các nước thành viên cần xóa bỏ những bất đồng và cùng nhau hợp tác để phản ứng với những thay đổi này.

Câu ngạn ngữ “sức mạnh tập thể luôn lớn hơn tổng sức mạnh của từng phần” là đặc biết đúng trong trường hợp này. Các loại công nghệ tương lai như blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI), và điện toán lượng tử không thể bị kiềm hãm bởi các đường biên giới, và nó đòi hỏi một nỗ lực chung từ tất cả các nước thành viên để có thể khai thác toàn bộ tiềm năng.

Giải pháp là tập trung vào con người

Để cải thiện chất lượng quản trị khu vực, ASEAN phải loại bỏ quan niệm bảo vệ lợi ích nhóm, và hướng đến phục vụ số đông – toàn bộ người dân ASEAN. Một cách để thực hiện điều này là phát triển các tổ chức xã hội dân sự (CSO), vốn đang là một thành phần ít được chú ý trong bộ máy ASEAN. Một báo cáo về tình hình hoạt động của CSO, thực hiện bởi Diễn đàn Con người ASEAN (APF) năm 2017, kết luận rằng “mức độ cam kết của ASEAN được đánh giá chỉ ở mức phát biểu suông, và không hề có tính chủ động, nguyên nhân là do môi trường hiện tại không tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của người dân”.

Về mặt chủ trương, ASEAN luôn đề cao sự đóng góp của người dân, như một phần trong nỗ lực giúp tổ chức trở nên “tập trung nhiều hơn vào con người”, tương ứng với những mục tiêu được ghi nhận trong các nguyên tắc của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC). Tuy nhiên, khi nhìn vào thực tế khác biệt, trách nhiệm của ASEAN là phải mở rộng và bao hàm các ý tưởng về CSO vào những quyết định ở cấp độ khu vực.

Ngoài ra, thực tế không phải là những công dân ASEAN bình thường không quan tâm đến các vấn đề ở cấp độ khu vực. Mặc dù ASEAN cần phải làm nhiều hơn để cải thiện nhận thức người dân, thế hệ trẻ ngày nay đang nhanh chóng nhận ra tầm quan trọng của tổ chức đối với đời sống hằng ngày của họ.

Một khảo sát đối với 2.170 đối tượng đến từ các trường đại học trên toàn ASEAN phát hiện 76,8% nhận thức được rằng họ là “công dân ASEAN”. 68,8% cho rằng quyền lợi thành viên ASEAN của nước họ cũng mang lại lợi ích cho cá nhân họ. Ngoài ra, 51,3% người được khảo sát cho rằng vấn đề nhận diện khu vực và đoàn kết khu vực là quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á.

Những con số này cho thấy tiềm năng xây dựng một xã hội ASEAN gắn kết xuyên biên giới. Ví dụ, Mạng lưới Thành phố Thông minh ASEAN (ASCN) là một dự án mà trong đó, yếu tố con người là không để bỏ qua nếu muốn đạt được thành công. ASCN phụ thuộc mạnh mẽ vào việc trao đổi kinh nghiệm giữa các thành phố đối tác – và số lượng thành phố của dự án này đang ngày càng tăng. Khi quá trình đô thị hóa ở Đông Nam Á diễn ra ngày càng nhanh, việc chia sẻ thông tin và kỹ thuật giữa nhiều thành phố thông minh chỉ có thể diễn ra thuận lợi nếu được thực hiện dựa trên cơ sở lòng tin vững chắc.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần 4 là lời kêu gọi rõ ràng đến ASEAN, để tổ chức này xem xét lại quy trình hoạch định chính sách và tiêu chuẩn của mình. ASEAN không nên áp dụng quy trình xây dựng chính sách cũ, vì chúng quá cứng nhắc, chậm chạp và kém hiệu quả. Để xây dựng một mô hình quản trị cho tương lai, ASEAN cần chọn cách tiếp cận năng động – trở nên nhanh nhẹn và thử nghiệm nhiều hơn.

Nguồn: The ASEAN Post

Từ khóa: ASEAN, Công nghiệp 4.0, hội nhập kinh tế, mạng lưới thành phố thông minh, cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402175
Go to top