Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnHài hòa tiêu chuẩn ASEAN: Liệu khu vực có thể thành công trong việc hài hòa quy định về tiêu chuẩn thực phẩm trong năm 2019?

Hài hòa tiêu chuẩn ASEAN: Liệu khu vực có thể thành công trong việc hài hòa quy định về tiêu chuẩn thực phẩm trong năm 2019?

asean1 jajk

Các công ty chế biến thực phẩm và chuyên gia hàn lâm đã cùng nhau làm việc suốt thời gian qua, trong một nỗ lực chung nhằm chuẩn hóa hệ thống chất lượng cho ngành chế biến thực phẩm tại khu vực Đông Nam Á, và những kết quả khả quan có thể sẽ sớm được công bố trong nay mai.

Hài hóa hệ thống tiêu chuẩn trong ngành thực phẩm giữa các nước ASEAN luôn là chủ đề bàn luận được chú trọng trong nhiều năm qua, nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được kết quả nào đáng kể. Sự quan tâm dành cho lĩnh vực này đã được khơi lại vào năm ngoái, đặc biệt là trong vấn đề an toàn thực phẩm, và tờ FoodNavigator-Asia đã trò chuyện với hai chuyên gia để tìm hiểu thêm.

Theo chia sẻ của Giám đốc bộ phận nghiên cứu chính sách tại Hiệp hội Các công ty thực phẩm Châu Á (FIA) Steven Bartholomeusz, việc hài hóa tiêu chuẩn thường được đảm nhận bởi nhiều nhóm nghiên cứu thuộc nhiều cấp bộ ngành khác nhau, và một trong những cập nhật quan trọng nhất từ các hoạt động này trong năm ngoái là về chủ đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

Có thể kể đến một số Nhóm công tác tiêu biểu, như: Nhóm Chuyên gia ASEAN về An toàn Thực phẩm (AEGFS), Ủy ban Tư vấn ASEAN về Tiêu chuẩn và Chất lượng (ACCSQ), và Nhóm nghiên cứu về Thực phẩm Chế biến (PFPWG) thuộc ACCSQ.

Bartholomeusz cho biết “vào tháng 4/2018, các nước thành viên ASEAN đã ký kết ‘Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau chuyên ngành của ASEAN’ (MRA) về hệ thống giám định và chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đã qua chế biến”.

“Thỏa thuận này hướng đến mục tiêu công nhận lẫn nhau đối với hệ thống giám định và cung cấp chứng nhận vệ sinh thực phẩm cho các loại thực phẩm chế biến được sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu (thuộc danh mục mã HS từ 16 đến 22) nhằm thuận lợi hóa thương mại trong ASEAN và bảo vệ sức khỏa người tiêu dùng.”

“Tất các nước thành viên đều được yêu cầu tham gia vào thỏa thuận này. Nếu một nước thành viên chưa sẵn sàng thực thi đầy đủ các yêu cầu của thỏa thuận, họ có thể trì hoãn không tham gia vào hiệp định. Tuy nhiên, thời hạn trì hoãn không được kéo dài quá 5 năm sau khi thỏa thuận bắt đầu có hiệu lực”.

Bà Anadi Nitithamyong, Trợ lý Giáo sư kiêm Phó giám đốc Phòng đào tạo tại Viện Dinh dưỡng thuộc Đại học Mahidol University cho biết thêm, có bốn hoạt động nghiên cứu chính trong công tác hài hòa tiêu chuẩn thực phẩm tại ASEAN, được dẫn dắt bới bốn quốc gia tương ứng.

“Chúng bao gồm: Đạt được sự minh bạch trong hệ thống quy định (Thái Lan), Xác định các lĩnh vực cụ thể cho Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (Indonesia), Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (Philippines) và Nâng cao tiêu chuẩn an toàn thực phẩm (Malaysia).”

“Chủ đề trọng tâm là an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, các vấn đề khác liên quan đến thương mại thực phẩm cũng được mổ xẻ.”

Những lĩnh vực khác cần được hài hòa tiêu chuẩn

Bartholomeusz tiết lộ thêm rằng một khảo sát trong ngành thực phẩm đã cho thấy vấn đề dán nhãn dinh dưỡng và chứng nhận thực phẩm Halal (đồ ăn phù hợp tiêu chuẩn đạo Hồi) là những rào cản kỹ thuật hàng đầu trong thương mại, và những thách thức này cần được giải quyết.

Ông nói: “Trong tháng 8/2018, Bộ Y tế Malaysia đã tuyên bố rằng ACCSQ PFPWG sẽ bắt đầu đi vào nghiên cứu vấn đề hài hòa tiêu chuẩn dán nhãn dinh dưỡng.”

“Ngành thực phẩm có thể trông đợi vào những nỗ lực đồng bộ hóa tiêu chuẩn dán nhãn dinh dưỡng của ACCSQ PFPWG để hạ thấp các rào cản thương mại đang gây khó khăn cho các công ty thực phẩm, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).”

Đối với chứng nhận Halal, nhiều nỗ lực đang được tạo ra bởi Nhóm nghiên cứu ASEAN về Thực phẩm Halal (AWGHF) nhằm chuẩn hóa việc thừa nhận lẫn nhau đối với tiêu chuẩn Halal giữa các nước thành viên.

Bartholomeuz nói: “AWGHF đang nghiên cứu xây dựng một Bản chỉ dẫn chung đối với Thực phẩm Halal. Đây là một công trình nghiên cứu quan trọng để thúc đẩy thừa nhận lẫn nhau nhiều hơn giữa các nước thành viên ASEAN.”

“Trong Bản kế hoạch Hành động về Hợp tác ASEAN đối với thực phẩm Halal, việc đồng bộ hóa quy trình kiểm tra, công nhận và cấp chứng chỉ, để có thể thừa nhận chất lượng tương đương giữa các nước, được xác định là một nội dung trong chương trình hành động.”

Tuy nhiên, bà Nitithamyong cho biết, mặc cho những mục tiêu đã đề ra, chưa có một hệ thống quy định vững chắc nào thực sự được áp dụng bởi toàn thể khu vực ASEAN.

Bà nói: “Cho đến hiện tại, theo tôi biết thì chưa có một hệ thống quy định cụ thể nào được triển khai rộng rãi tại ASEAN”.

“Cho đến hiện giờ, chỉ có một số chính sách, cũng như một bản thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) về thực phẩm chế biến, được lập ra để các nước thành viên triển khai những hệ thống kiểm soát và cấp chứng nhận thực phẩm, nhằm xóa bỏ hàng rào kỹ thuật thương mại.”

Đánh giá sâu về những khái niệm và chính sách

Một trong những chính sách quan trọng liên quan đến hệ thống tiêu chuẩn ASEAN là Chính sách An toàn Thực Phẩm ASEAN. Nó được miêu tả như một bộ chính sách bao trùm, cung cấp một “nền tảng chung cơ bản” giữa các Cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng của ASEAN và những cấp thấp hơn, để tạo ra “một thị trường hội nhập cho ngành thực phẩm”.

Chính sách này được thông qua vào năm 2015, bởi nhiều Cơ quan Bộ trưởng phụ trách các ngành y tế, nông nghiệp, thương mại, và được hỗ trợ một phần bởi Trung tâm Đánh giá Rủi ro ASEAN tại Malaysia cũng như các trung tâm cấp quốc gia trong khu vực.

Bà Nitithamyong cho biết thêm: “Trung tâm Đánh giá Rủi ro ASEAN đảm bảo rằng mọi hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm sẽ dựa trên một thủ tục đánh giá rủi ro được công nhận quốc tế.”

Bartholomeusz cũng miêu tả về vai trò của ý tưởng Công đồng Kinh tế ASEAN (AEC), với tầm nhìn biến ASEAN thành một “thì trường chung”. AEC được thành lập vào năm 2015, và đang bám sát nội dung Bản Kế hoạch Tổng thể Xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025.

Ông nói: “Giai đoạn tiếp theo sẽ vô cùng quan trọng, khi ASEAN cùng nhau tìm cách triển khai những mục tiêu được đề ra trong bản kế hoạch tổng thể mới, đặc biệt là trong việc xử lý những biện pháp phi thuế quan (NTM).”

“Bản chỉ dẫn Thực thi Cam kết ASEAN về những Biện pháp Phi thuế quan đối với Hàng hóa vừa được xây dựng hoàn chỉnh và hướng đến cải thiện độ minh bạch và hoạt động quản lý các NTM trong ASEAN, và giảm thiểu những tác động làm bóp méo thương mại của NTM, đồng thời cho phép các nước thành viên ASEAN theo đuổi những mục tiêu chính sách hợp lý.”

Thời gian tới

Về việc liệu những nỗ lực hài hòa tiêu chuẩn có đạt tiến triển trong năm 2019, cả doanh nghiệp thực phẩm lẫn các chuyên gia hàn lâm đều không tỏ ra quá lạc quan về khả năng đạt được một thành tựu to lớn nào.

Ông Bartholomeusz cho biết: “2019 sẽ tiếp tục là một năm đối diện với những nghịch lý trong nền thương mại toàn cầu, cùng với sự phức tạp ngày càng tăng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.”

Tuy nhiên, đây cũng có thể là một cơ hội cho ASEAN khi mà ngày càng có nhiều công ty dịch chuyển cơ sở sản xuất vào khu vực. Các nước thành viên ASEAN cần làm việc cùng nhau như một khối đoàn kết, để giành lấy thị phần toàn cầu”.

Ông cũng đề cập đến một khoảng cách to lớn về nhận thức giữa phân khúc nhà nước và tư nhân, và việc củng cố hệ thống thông tin là điều cần thiết để giúp các bên phối hợp hiệu quả hơn.

Ông nói: “Một nghiên cứu [năm 2016] của Hội đồng Tư vấn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (ABAC) chỉ ra rằng 87% doanh nghiệp ASEAN tin rằng chi phí thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp – thực phẩm đang tăng lên, trong khi 50% người được hỏi trong khu vực chính phủ lại tin rằng những chi phí này đang giảm xuống.”

“Điều này cho thấy một khoảng cách to lớn về nhận thức giữa phân khúc tư nhân và nhà nước, và vì thế, chúng ta cần xây dựng một hệ thống thông tin tốt hơn giữa nhà nước và tư nhân”.

“Bên cạnh đó, còn có những vấn đề thương mại đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan ban ngành khác nhau. Trong quá trình hài hòa hệ thống tiêu chuẩn, chúng ta cần có một nền tảng có thể tập hợp các cơ quan ban ngành khác nhau, để cùng phối hợp giải quyết những thách thức liên quan đến NTM một cách hiệu quả hơn.”

“Quá trình hài hòa hệ thống tiêu chuẩn có thể mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, có những cách để tăng tốc quá trình này, thông qua sự hợp phối hợp và tương tác chặc chẽ hơn giữa các nước trong ASEAN, giữa các cơ quan chính phủ và giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành.”

Bà Nitithamyong cũng đồng tình rằng đây có thể sẽ là một quá trình lâu dài. Bà nói: “Tôi không nghĩ rằng sẽ có bất kỳ thay đổi lớn nào trong năm 2019. Quá trình hài hòa hệ thống tiêu chuẩn vẫn còn là một chặng đường dài. Tuy nhiên, một số hiệp định nhỏ lẻ có thể sẽ được ký kết.”

“Những thách thức quan trọng [mà tôi dự đoán] bao gồm yêu cầu cam kết mạnh mẽ và chính sách quốc gia từ các nước thành viên, và nhận thức của họ về tầm quan trọng của việc hài hòa hệ thống tiêu chuẩn để xóa bỏ các rào cản kỹ thuật đối với hoạt động thương mại, đồng thời đảm bảo an toàn và lợi ích cho người tiêu dùng.”

“Sự không đồng đều trong hệ thống tiêu chuẩn giữa các nước sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Các chính phủ sẽ phải tham gia nhiều hơn, thiệt lập một cam kết mạnh mẽ và duy trì sự hợp tác của họ với ASEAN trong dài hạn.”

Tổng kết lại sau những phân tích nêu trên, cả hai chuyên gia đều thừa nhận rằng việc hài hòa tiêu chuẩn là cực kỳ quan trọng đối với ngành thực phẩm và giải khát tại ASEAN.

Ông Bartholomeusz nói: “Một cách tiếp cận hài hòa hơn trong hệ thống khuôn khổ pháp lý sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận các thị trường trong khu vực, cũng như thị trường toàn cầu dễ dàng hơn. Trong dài hạn, hài hòa tiêu chuẩn sẽ giúp mở ra một môi trường kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp.”

Bà Nitithamyong bổ sung thêm: “Hài hòa tiêu chuẩn cũng sẽ làm giảm độ phức tạp trong kinh doanh và các chi phí phát sinh, cũng như tạo ra một sân chơi công bằng cho tất cả các bên.”

“Hài hòa tiêu chuẩn quả thực là một quá trình khó khăn, tẻ nhạt và mất nhiều công sức. Tuy vậy, chúng ta nên lạc quan và nỗ lực hết mình để vượt qua thách thức này.”

Nguồn: Food Navigator

Từ khóa: ASEAN, hội nhập kinh tế, rào cản thương mại phi thuế quan, hài hòa tiêu chuẩn, chế biến thực phẩm

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403044
Go to top