Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

ASEAN chủ động trước những thách thức mới

aseanmembercountry

Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang đối mặt với nhiều tình huống hoàn toàn khác với những gì họ từng trải qua trước đây.

Điều này đòi hỏi ASEAN phải có cách tiếp cận chủ động hơn trong các chiến lược hội nhập quốc tế và khu vực.

Trong bài viết vừa đăng trên Diễn đàn Đông Á, Ponciano Intal Jr, nhà kinh tế học cấp cao tại Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á, cho rằng ASEAN khó có thể duy trì vai trò trung tâm của mình trừ khi các nhà lãnh đạo sẵn sàng có những bước đi táo bạo và thoát khỏi lề lối cũ.

ASEAN đã đi một chặng đường dài kể từ khi được thành lập vào năm 1967. Sự hiện diện của ASEAN đã giúp một khu vực hỗn loạn, tranh cãi và bạo lực trở thành mảnh đất hòa bình, hợp tác và thịnh vượng, đưa một khu vực kinh tế lạc hậu trở thành một đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập toàn cầu. 

Một khu vực từng là “con tốt” trong Chiến tranh Lạnh hiện  đứng ở vị trí trung tâm cấu trúc kinh tế và an ninh chính trị của cả châu Á - Thái Bình Dương, và người dân Đông Nam Á - từng tách biệt và thiếu gắn kết - đang dần trở thành một cộng đồng văn hóa-xã hội mạnh mẽ. 

Nguyên nhân chính dẫn tới những chuyển biến này chính là việc các nhà lãnh đạo ASEAN đã cùng nhau  đối mặt với những thách thức to lớn, tạm gạt đi những bất đồng và khủng hoảng để cùng nhau đương đầu với những khó khăn trước mắt. Tuy nhiên, các thách thức mới đòi hỏi sự phản ứng thậm chí còn táo bạo hơn rất nhiều.

Thay đổi trong quan hệ giữa các cường quốc tại châu Á-Thái Bình Dương là nguyên nhân dẫn đến nhiều bất ổn địa chính trị. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0) sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn, dễ tạo ra những bất ổn trong khu vực do ảnh hưởng của nó đối với lĩnh vực việc làm giản đơn.

Mặt khác, cuộc cách mạng này đem đến tiềm năng gia tăng năng suất tại các công ty và các ngành công nghiệp, cơ hội phát triển tốt hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như tăng cường khả năng phục hồi, ổn định trên khắp các nền kinh tế ASEAN.

Sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ và chống toàn cầu hóa ở phần lớn các nước phát triển càng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của việc ưu tiên tăng trưởng bao trùm, mở cửa kinh tế và hội nhập khu vực trong ASEAN cũng như tạo lập một khu vực rộng lớn hơn nữa thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Cơ chế thương mại đa phương và trật tự kinh tế dựa trên các quy tắc là điều đặc biệt quan trọng đối với sự thịnh vượng của ASEAN. Tuy nhiên, những yếu tố này đang đứng trước không ít đe dọa. Biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều nước ASEAN đòi hỏi sự hiện diện của một chiến lược phát triển bền vững và bền bỉ.

Hai thập kỷ sắp tới sẽ là giai đoạn phát triển vượt bậc của tầng lớp trung lưu và trên trung lưu tại hành lang kinh tế Ấn Độ-ASEAN-Trung Quốc, nơi được mệnh danh là “vòng cung vàng của những cơ hội”. ASEAN cần có tầm nhìn và kế hoạch tốt hơn để nắm bắt các ưu thế này. 

Với nhiều điểm yếu hơn so với Trung Quốc và Ấn Độ, ASEAN cần phải cải thiện năng lực kỹ thuật, nguồn nhân lực, các thể chế và cơ sở hạ tầng. Vấn đề đặt ra là các nhà lãnh đạo ASEAN cần làm gì để đưa khu vực vượt qua những thách thức to lớn hiện nay?

Chính sách ngoại giao chủ động, yếu tố tạo ra tính trung tâm của ASEAN và sự đồng bộ của giới lãnh đạo các cường quốc hạng trung có thể đóng góp nhiều hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong một khu vực rộng lớn hơn.

Việc kết nối các quốc gia này, vốn có chung những lo ngại, có thể giúp kiềm chế cuộc cạnh tranh và đối đầu Mỹ-Trung. ASEAN cũng có thể xây dựng một tiếng nói mạnh mẽ và thống nhất để đảm bảo việc trở thành một cấu trúc khu vực toàn diện.

Sự lãnh đạo tập thể của châu Á hiện nay là điều cần thiết để duy trì và củng cố các quy tắc đa phương và hệ thống thương mại vốn là nền tảng cho sự thịnh vượng về kinh tế và an ninh chính trị của ASEAN cũng như khu vực rộng lớn hơn. Việc hoàn tất RCEP chỉ là bước khởi đầu, song sẽ là yếu tố quan trọng để tạo dựng uy tín trên thế giới của ASEAN, cũng như tạo lập nền tảng để thúc đẩy cải cách trong cơ chế thương mại đa phương.

Mối đe dọa lớn nhất đối với sự phát triển cởi mở và toàn diện của ASEAN chính là hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ và trật tự kinh tế quốc tế. Hệ thống này là lợi ích cốt lõi của ASEAN và các quốc gia khác trong khu vực. Cuộc chiến thương mại càng nhấn mạnh tới thực tế là người ta cần sửa chữa các lỗ hổng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hệ thống thương mại quốc tế.

Ngoại giao khu vực và quốc tế mạnh mẽ, chủ động sẽ chỉ được xây dựng thành công dựa trên nền tảng ASEAN mạnh mẽ. Giới lãnh đạo cần thực thi Kế hoạch Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và các biện pháp khác nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một thị trường ASEAN chung và một cơ sở sản xuất tích hợp, kết nối và thống nhất. 

Hội nhập ASEAN sâu rộng hơn đồng nghĩa với việc thực hiện đầy đủ cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, hệ thống lưu trữ thương mại quốc gia, hệ thống lưu trữ thương mại ASEAN, hệ thống giao dịch hải quan ASEAN và các chương trình tự chứng nhận ASEAN. 

Bên cạnh đó còn là các biện pháp đảm bảo phi thuế quan minh bạch và hợp lý, cũng như nỗ lực phối hợp tăng cường các tiêu chuẩn khu vực và quốc gia, hệ thống hạ tầng đạt chất lượng phù hợp.

Tác giả Ponciano Intal Jr cho rằng các nhà lãnh đạo ASEAN nên phát triển lĩnh vực dịch vụ mạnh mẽ và tự do, một cơ chế đầu tư mở với luồng dữ liệu và thanh toán tự do hơn, thể chế hóa cơ chế thực hành các quy định tốt của ASEAN và hệ thống quản lý điều tiết chất lượng tại mỗi nước thành viên. 

ASEAN cần có cam kết lớn hơn về di chuyển lao động kỹ năng và phát triển trong khu vực, bao gồm tập trung hơn nữa vào việc học tập và rèn luyện kỹ năng trọn đời. Ngoài ra, khu vực cũng cần chuẩn bị, thích nghi và tận dụng các cơ hội có được từ cuộc Cách mạng 4.0, điều đòi hỏi sự hiện diện của các thể chế và chính sách mạnh mẽ hơn, vốn đã được nêu lên trong kế hoạch xây dựng AEC. 

Ông Ponciano Intal Jr nhấn mạnh: “Việc nắm bắt cuộc cách mạng kỹ thuật số và thích ứng với các công nghệ mới dưới thời đại công nghiệp 4.0 sẽ thúc đẩy ASEAN tiến lên trong việc củng cố nền kinh tế, tăng cường khả năng phục hồi và ổn định, trao quyền cho người dân, thúc đẩy sự tham gia và kết nối giữa cộng đồng, cải thiện năng lực quản lý và khích lệ sự cách tân sáng tạo trong ASEAN"./.

Nguồn: TTXVN/ Bnews

Từ khóa: ASEAN, chủ động, thách thức mới

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403210
Go to top