Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnLĩnh vực sản xuất – động lực chính thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực ASEAN

Lĩnh vực sản xuất – động lực chính thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực ASEAN

congnhannhamay1902

Lĩnh vực sản xuất là một trong những động lực phát triển kinh tế chính của ASEAN. Cho đến nay, ASEAN là một trung tâm sản xuất toàn cầu và ước tính mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6.6% trong giai đoạn 2016-2020.

Một nhân tố quan trọng thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong khu vực này là lượng người tiêu dùng lớn - 640 triệu người - với phân khúc thu nhập trung bình ngày càng tăng. Thu nhập tăng làm dịch chuyển xu hướng tiêu dùng, đóng góp vào tăng trưởng khu vực. Bên cạnh đó, khu vực có chi phí sản xuất thấp, đã thu hút doanh nghiệp từ các quốc gia công nghiệp phát triển hơn.

Hiện nay, Trung Quốc đã tiến hành tăng tiền lương và siết chặt quy định, làm tăng chi phí hoạt động cho doanh nghiệp sản xuất tại Trung Quốc. Đây là xu hướng tất yếu khi Trung Quốc chuyển sang sản xuất các hàng hóa có giá trị cao hơn. Do vậy, để thay thế vai trò của Trung Quốc, các công ty đang cân nhắc đến khu vực ASEAN – nơi có chi phí sản xuất rẻ hơn, nhưng vẫn hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

Việc ASEAN tham gia các thỏa thuận thương mại ngoài khu vực đã nâng tầm vị thế khu vực này thành một trung tâm sản xuất toàn cầu. Ví dụ, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã hướng ASEAN thành một thị trường chung và trung tâm sản xuất. Trong khi đó, các thỏa thuận thương mại lớn như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) một khi thành công sẽ là một bước đi tích cực, tạo ra một Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) rộng lớn hơn, có thể đóng vai trò như một diễn đàn đa chính phủ về thương mại tự do.

Vì thế, các doanh nghiệp sản xuất trong khu vực sẽ có thể hưởng chi phí giao dịch thấp hơn nhờ hội nhập kinh tế sâu rộng và một môi trường chính sách hợp tác và tự do hóa hơn.

Các cơ hội thị trường

Việc thế giới chuyển dịch sang lĩnh vực công nghệ cao đã tạo ra nhiều cơ hội trong ngành sản xuất ô tô của khu vực. Ô tô là sản phẩm xuất khẩu lớn thứ 5 của ASEAN ra thế giới. Kim ngạch xuất khẩu ô tô, linh kiện và thiết bị phụ tùng của ASEAN trị giá 42.5 tỷ USD trong năm 2016.

Theo một báo cáo gần đây, ngành công nghiệp ô tô có giá trị tổng cộng là 62.5 tỷ USD trong năm 2016 và dự kiến sẽ tăng 23% lên thành 77 tỷ USD trong năm 2020. Mức tăng trưởng này sẽ được thúc đẩy nhờ gia tăng nhu cầu nội địa về phương tiện xe khách và xe cơ giới thương mại là 4.2% CAGR và 3.9% CAGR trong giai đoạn 2016-2020.

Ngoài ra, các nước thành viên ASEAN đã sẵn có một lợi thế chiến lược là một trung tâm sản xuất ô tô và xuất khẩu phục vụ cho khu vực châu Á- Thái Bình Dương rộng lớn hơn. Với sự dẫn dắt của Thái Lan và Indonesia, khu vực này đang xây dựng hình ảnh thành một trung tâm sản xuất các loại phương tiện sử dụng năng lượng mới chạy bằng hệ thống điện và hybrid, với chi phí hiệu quả. Các nhà sản xuất ô tô rất mong muốn liên kết với các ngành công nghiệp phụ trợ, như linh kiện và phụ tùng, để tạo ra lợi thế tương đối so với các nhà sản xuất khác.

Ngành sản xuất nhiên liệu tinh chế tại các nước ASEAN cũng có cơ hội tăng trưởng. Nguyên nhân là do khoảng cách quá lớn giữa nhu cầu đang tăng nhanh và năng lực sản xuất trong nước có hạn, một báo cáo gần đây cho biết. Điều này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết để thúc đẩy sản xuất nội địa trong nhiều năm tới bằng cách mở thêm các nhà máy mới cũng như nâng cấp những nhà máy hiện hữu để đáp ứng các tiêu chuẩn hoạt động cao hơn.

Nhu cầu năng lượng bình quân đầu người trong khu vực vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu, báo hiệu còn nhiều dư địa cho tăng trưởng. Để các nước ASEAN có thể thực hiện tốt triển vọng kinh tế mạnh mẽ, ASEAN sẽ phải đáp ứng nhu cầu năng lượng nội địa - đồng nghĩa với việc ASEAN phải phụ thuộc nhiều hơn vào nhiên liệu nhập khẩu, và dấy lên lo ngại về gánh nặng kinh tế trong việc đảm bảo an ninh năng lượng.

Do đó, chính phủ các nước đang tìm cách để tăng cường ngành lọc dầu địa phương, xóa bỏ bớt những quy định cho đầu tư khu vực tư, cũng như tạo ra một sân chơi công bằng cho cả những doanh nghiệp nội địa và nước ngoài.

Một bất lợi của khu vực sản xuất ASEAN có thể là chiến tranh thương mại quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc, vì ASEAN là trung tâm của rất nhiều chuỗi giá trị toàn cầu. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trung gian, hàng điện tử và năng lượng mặt trời của khu vực có thể bị ảnh hưởng do các đợt đánh thuế của chính quyền Trump.

Tuy nhiên, ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại có thể bị phóng đại quá mức. Những báo cáo khác khẳng định rằng, một số các nước ASEAN thậm chí còn được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ dịch chuyển sản xuất đến các nước ASEAN để tránh thuế quan cao bị áp bởi Tổng thống Donald Trump.

Cho đến nay, sản xuất vẫn là một ngành quan trọng đối với kinh tế ASEAN. Mặc dù các nhà phân tích lo lắng về chiến tranh thương mại, song các cơ hội thị trường hiện tại và tương lai sẽ vẫn đóng góp mức tăng trưởng khu vực trong tương lai xa.

Nguồn: The ASEAN Post

Từ khóa: tăng trưởng, ngành sản xuất, ô tô, ASEAN, ảnh hưởng, chiến tranh thương mại

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403615
Go to top