Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Phát triển nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN

kinhteso 05

Với cương vị là chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2018, Sigapore xứng đáng nhận được nhiều tuyên dương vì đã thúc đẩy xây dựng một cộng đồng ASEAN linh hoạt và sáng tạo cũng như tạo ra nhiều chương trình để tiếp sức cho nền kinh tế kĩ thuật số trong khu vực.

Một trong số đó là chương trình Mạng lưới thành phố thông minh ASEAN (ASCN), được xem như một nền tảng hợp tác giữa các thành phố trong ASEAN, cùng nhau hướng đến mục tiêu phát triển đô thị bền vững và thông minh. Trong năm 2018, ASEAN cũng đã ký kết hiệp định đầu tiên về thương mại điện tử, hướng đến việc ứng dụng thương mại điện tử để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực. Hiệp định này sẽ giúp khu vực hiện thức hóa kế hoạch nâng cao giá trị nền kinh tế internet của ASEAN lên mức 200 tỷ USD vào năm 2025.

ASEAN nên thiết lập thêm một trụ cột mới trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), để bắt kịp với vai trò ngày càng to lớn của công nghệ kĩ thuật số trong nền thương mại và công nghiệp. Việc phát triển một phương thức tiếp cận hài hòa sẽ giúp đồng bộ hóa các chính sách cần thiết để tăng cường tính cạnh trạnh kĩ thuật số của ASEAN.

Hiện nay, ASEAN đã có những khuôn khổ và luật lệ được thiết kế để phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế kĩ thuật số. Chẳng hạn như, Kế hoạch tổng thể về Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) ASEAN 2020 nhấn mạnh vai trò của ICT trong việc hỗ trợ quá trình kết nối và phát triển khu vực. Tương tự, Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025 (AEC Blueprint 2025) cũng xem thương mại điện tử là một phần trong trụ cột chính của mục tiêu tăng cường kết nối và hợp tác theo ngành.

Kế hoạch này cũng lưu ý tầm quan trọng của việc thúc đẩy ứng dụng tiến bộ công nghệ vào lĩnh vực sản xuất quốc tế, các thủ tục thương mại và đầu tư, cũng như kêu gọi thúc đẩy sự hiện diện trên mạng trực tuyến của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Những khuôn khổ và quy định hiện hành này sẽ được thực thi hiệu quả hơn nếu như chúng nằm trong một trụ cột mới của AEC - một trụ cột có nhiệm vụ vạch ra tầm nhìn bao quát để phát triển nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực.

Một số mục tiêu trọng tâm

Trụ cột mới phải hướng đến đưa ASEAN trở thành một thế lực toàn cầu trong nền kinh tế kĩ thuật số thông qua một số mục tiêu trọng tâm. Mục tiêu đầu tiên sẽ là phổ biến khả năng tiếp cận internet cho toàn khu vực. Mỗi nước thành viên ASEAN nên thành lập một Quỹ Dịch vụ Phổ cập (USF) – một hệ thống tài trợ cơ sở hạ tầng internet cho vùng nông thôn, sử dụng tiền thuế của các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông. Một số nước thành viên ASEAN đã có sẵn quỹ này, chẳng hạn như Malaysia, đang dùng chúng để tài trợ băng thông truy cập miễn phí cho những cộng đồng bị thiếu thốn.

Xây dựng lòng tin của người tiêu dùng trong khu vực cũng là vấn đề ưu tiên. Việc thiếu lòng tin và độ nhận biết thấp từ người tiêu dùng có thể kiềm hãm khả năng tăng trưởng của các dịch vụ kĩ thuật số. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi tổ chức GSMA Intelligence cho thấy 89% người Malaysia và 79% người Indonesia cảm thấy lo lắng khi phải chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng trực tuyến và thông qua các thiết bị di động. Việc xây dựng những chương trình cung cấp kiến thức kĩ thuật số cho người tiêu dùng, và các chính sách yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ quyền riêng tư kĩ thuật số có thể giúp khắc phục vấn đề này.

Bồi dưỡng kiến thức kĩ thuật số và xây dựng nền tảng nhân lực trong lĩnh vực kĩ thuật số ở ASEAN sẽ là một mục tiêu khác của trụ cột này. Các SME ở ASEAN đóng góp hơn 50% GDP chung của cả ASEAN và chiếm 99% số doanh nghiệp trong khu vực. Tuy nhiên, 45% các doanh nghiệp này lại thiếu kiến thức về công nghệ kĩ thuật số. Việc sở hữu những kĩ năng kĩ thuật số cần thiết sẽ giúp nâng cao năng suất cho các SME và tối đa hóa các cơ hội có sẵn để phát triển kinh tế khu vực. Các nước thành viên ASEAN cần tạo ra những biện pháp để khuyến khích các công ty start-up phát triển. Một câu chuyện thành công về start-up công nghệ cao đó là Vietponics của Việt Nam, công ty đã giúp đỡ người nông dân nâng cao sản lượng thu hoạch và giảm bớt lượng nước tiêu thụ.

Giao dịch xuyên biên giới

Các nước thành viên ASEAN cũng nên thiết lập những quy định rõ ràng đối với hoạt động giao dịch xuyên biên giới, đặc biệt là đối với các dịch vụ tài chính kĩ thuật số, để thúc đẩy một nền kinh tế kĩ thuật số hội nhập. Theo ước tính đến năm 2025, hội nhập kĩ thuật số sẽ giúp GDP của khối ASEAN tăng thêm 1 nghìn tỷ USD.

Một trụ cột AEC dành riêng cho nền kinh tế kĩ thuật số sẽ giúp ASEAN nhanh chóng thích ứng với xu hướng phát triển của những công nghệ đột phá, và mang lại lợi ích cho các lĩnh vực kinh tế khác. Lấy ví dụ, công nghệ Internet Vạn vật (IoT) được dự báo sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất mạch bán dẫn, bởi công nghệ này sẽ làm tăng nhu cầu đối với các thiết bị bộ nhớ và cảm biến. Nó cũng có thể giúp gia tăng doanh thu hàng năm cho lĩnh vực công nghiệp chế tạo từ việc sản xuất các thiết bị dân dụng kết hợp với IoT.

Công nghệ kĩ thuật số cũng giúp các doanh nghiệp trong khu vực có thể tiếp cận được một thị trường lớn hơn để tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của họ. Các nền tảng thương mại điện tử như Lazada và Shopee đã trở thành phương thức để người tiêu dùng trong khu vực tiếp cận hàng loạt sản phẩm chỉ thông qua một cú nhấp chuột.

Mục tiêu bắt buộc của ASEAN là phải biến lĩnh vực kinh tế kĩ thuật số trở thành một trụ cột mới trong AEC để tận dụng các cơ hội nhiều nhất có thể. Nỗ lực này sẽ củng cố thêm kinh nghiệm kĩ thuật số cho khu vực và cải thiện các hoạt động kinh tế góp phần vào tăng trưởng toàn diện.

Nguồn: Myanmar Times - HN

Từ khóa: ASEAN, thương mại điện tử, kỹ thuật số, hội nhập kinh tế, AEC Blueprint 2025

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394177
Go to top