Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnHiện thức hóa các thành phố thông minh ở các nước ASEAN

Hiện thức hóa các thành phố thông minh ở các nước ASEAN

Aseanflags19032018

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng của các nước ASEAN tạo ra nhiều vấn đề quan trọng, như quá tải cơ sở hạ tầng, bất bình đẳng gia tăng, và đảm bảo an toàn, an ninh công cộng. Tuy nhiên, nếu ASEAN tận dụng triệt để công nghệ bằng cách kết nối các thành phố thông minh của mình, mục tiêu xây dựng các thành phố bền vững và đáng sống trên khắp khu vực sẽ trở nên khả thi.

Đặc điểm nhân khẩu học và tốc độ tăng trưởng kinh tế của ASEAN đã dẫn đến quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Theo báo cáo của “Trung tâm các thành phố đáng sống” ở Singapore, dự kiến sẽ có thêm 90 triệu người sẽ chuyển đến sống trong các thành phố ASEAN vào năm 2030. Trên thực tế, tăng trưởng nhanh nhất sẽ diễn ra ở các thành phố cỡ trung bình, có từ 200 ngàn đến 2 triệu dân, và các thành phố này được dự đoán sẽ chiếm 40% tăng trưởng của khu vực.

Trong bối cảnh đó, các thành phố ASEAN có thể áp dụng các công nghệ thông minh để giải quyết nhiều vấn đề phát triển đô thị như tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm và cơ sở hạ tầng quá tải. Với việc thành lập Mạng lưới thành phố thông minh ASEAN (ASCN) theo sáng kiến của Singapore, Chủ tịch ASEAN 2018, các nước thành viên được quyền tự do áp dụng các cơ chế riêng theo từng thành phố để đạt được mục tiêu xây dựng thành phố bền vững và đáng sống.

Tính đến nay, có 26 thành phố từ 10 quốc gia thành viên đang thí điểm tham gia ASCN. Đây là một nền tảng hợp tác, trong đó, các thành phố trong mạng lưới này sẽ hợp tác cùng nhau, hướng tới mục tiêu phát triển đô thị thông minh và bền vững. Mỗi nước ASEAN chỉ định một thành phố đại diện cho quốc gia của mình tham gia vào mạng lưới và mỗi thành phố thông minh sẽ chọn ra một người đứng đầu.

Bẳng cách này, mỗi quốc gia vừa có đại diện ở cả cấp quốc gia, vừa có đại diện ở thành phố, giúp cho việc hợp tác được thuận lợi hơn.

Để đạt được mục tiêu phát triển đô thị bền vững, ASCN xây dựng Khung thành phố thông minh ASEAN, một hướng dẫn không ràng buộc về phát triển thành phố thông minh trong khu vực, bao gồm ba mục tiêu: nền kinh tế cạnh tranh, môi trường bền vững và chất lượng cuộc sống cao.

Thành phố thông minh giúp các nền kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách khuyến khích đổi mới và khởi nghiệp, tạo ra các cơ hội kinh doanh và việc làm. Hệ thống này cũng thúc đẩy tăng trưởng bền vững bằng cách sử dụng công nghệ và năng lượng xanh. Thành phố thông minh cũng góp phần tạo thêm phúc lợi cho người dân bằng các giải pháp sáng tạo, đặc biệt là với các dịch vụ cốt lõi như giáo dục và dịch vụ.

ASCN cho phép ASEAN tận dụng công nghệ mới cho quá trình đổi mới. Lấy ví dụ, ASEAN có thể tận dụng các tiến bộ công nghệ trong quy hoạch đô thị để phát triển và cải thiện cơ sở hạ tầng. Tại Thái Lan, chính phủ nước này đã xây dựng chương trình “Tầm nhìn thành phố thông minh Phuket” để xúc tiến du lịch thông quadữ liệu lớn và các công cụ phân tích.

Một trong những ứng dụng của chương trình này là Nền tảng dữ liệu thành phố, được sử dụng để hiểu hành vi khách du lịch ở Phuket. Các dữ liệu được thu thập từ Wi-Fi, internet vạn vật (IoT) và mạng xã hội. Bằng cách thu thập dữ liệu khi khách du lịch truy cập wifi, chính phủ Thái Lan có thể biết được các điểm đến yêu thích của họ, đồng thời, việc truy vết khách du lịch cũng là để đảm bảo an toàn cho họ hơn.

Sáng kiến thành phố thông minh cũng giúp cải thiện chất lượng sống của người dân. Ví dụ, Makassar, thành phố lớn thứ năm của Indonesia, đã khởi xướng Kế hoạch Thành phố thông minh vào năm 2014 với mục tiêu xây dựng một thành phố phát triển bền vững lấy người dân làm trung tâm. Một trong những chương trình của họ là các dịch vụ y tế lưu động, được gọi là Dottoro hèta. Các dịch vụ bao gồm chẩn đoán, chăm sóc khẩn cấp và theo dõi sức khỏe, phục vụ 24 giờ mỗi ngày.

An toàn và an ninh cũng được đảm bảo hơn qua các dự án thành phố thông minh. Tại Philippines, thành phố Davao đã thành lập Trung tâm an ninh và an toàn công cộng (PSSCC) để giám sát các hoạt động liên quan đến an toàn và an ninh. PSSCC ứng dụng các công nghệ như hệ thống giám sát CCTV và Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để phân tích thông tin không gian và chỉnh sửa dữ liệu bản đồ.

Hệ thống cũng nâng cao hiệu quả dịch vụ qua việc áp dụng các công nghệ thông minh. Sáng kiến quốc gia thông minh Singapore (SNI) cung cấp một cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử quốc gia mở, giúp cho các giao dịch số đơn giản và liền mạch. Trên thực tế, ngành ngân hàng Singapore đã ra mắt FAST (Chuyển khoản nhanh và an toàn) vào năm 2014, hệ thống chuyển tiền giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp qua các ngân hàng khác nhau.

Tuy nhiên, những cơ hội này sẽ chỉ được khai thác thành công nếu những thách thức được giải quyết. Do việc truy cập Internet là bắt buộc để thụ hưởng lợi ích của công nghệ kỹ thuật, các quốc gia thành viên ASEAN cần hợp tác để thu hẹp sự khác biệt về trình độ công nghệ.

Singapore đứng đầu về Chỉ số ứng dụng kỹ thuật số (2016), trong khi các quốc gia khác trong khu vực lại cách rất xa - Malaysia (thứ 41), Brunei (thứ 58), Thái Lan (thứ 61), Việt Nam (thứ 91), Philippines (101), Indonesia (109), Campuchia (123), Lào (thứ 159) và Myanmar (thứ 160).

Các quốc gia khác ngoài Singapore ở ASEAN cũng phải đối mặt với mức chi phí cao cho việc tiếp cận Internet tốc độ cao. Tại Singapore, chi phí Internet tốc độ cao chỉ ở mức 0,05 đô la mỗi megabit mỗi tháng, thấp hơn ở Thái Lan (0,42 đô la), Indonesia (1,39 đô la), Việt Nam (2,41 đô la), Philippines (2,69 đô la) và Malaysia (3,16 đô la).

Thiếu hụt nguồn nhân lực cũng kìm hãm ASEAN khai thác cơ hội của nền kinh tế kỹ thuật số. Báo cáo của Bain & Company (2018) cho biết 45% doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực đang thiếu kiến thức về công nghệ số, trong khi các doanh nghiệp này chiếm đến 99% tổng số doanh nghiệp ở ASEAN.

Việc thiếu niềm tin và nhận thức của người dùng thấp có thể cản trở sự phát triển của các dịch vụ kỹ thuật số. Theo khảo sát của GSMA Intelligence, khoảng 89% người Malaysia và 79% người Indonesia bày tỏ lo ngại khi chia sẻ thông tin cá nhân của mình lên mạng và qua các thiết bị di động.

Cuối cùng, các chính phủ và cơ quan lập pháp phải thiết kế và ban hành các đạo luật và quy tắc liên quan để thực hiện ASCN. Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định làm hạn chế nền kinh tế kỹ thuật số trong khu vực. Ví dụ, Đạo luật bảo vệ dữ liệu cá nhân của Malaysia năm 2010, có hiệu lực vào năm 2013, buộc người dùng phải được chính quyền chấp thuận trước khi chuyển dữ liệu cá nhân ra khỏi lãnh thổ Malaysia.

Chính phủ không thể xây dựng thành phố thông minh một mình, do đó, cần hợp tác với khu vực tư nhân để triển khai công nghệ thông minh ở quy mô rộng hơn. Sự tham gia của khu vực tư nhân giúp tạo ra các giải pháp và giá trị tốt hơn về tài chính, kinh nghiệm lập kế hoạch hoặc kỹ thuật chuyên môn.

Phát triển nhận thức của cộng đồng về ASCN phải là ưu tiên hàng đầu nhằm phổ biến quá trình và những kết quả quan trọng của sáng kiến này. Do đó, cần có sự tham gia của phương tiện truyền thông để những thành tựu của ASCN được tuyên truyền rộng rãi hơn.

Vấn đề quan trọng không kém là thành lập một hệ thống quản trị phối hợp chặt chẽ như Văn phòng Chính phủ Kỹ thuật số và Quốc gia Singapore, nhằm phát triển và vận hành các quy định liên quan đến ứng dụng kỹ thuật số giữa các cơ quan chính phủ. Văn phòng này cung cấp cho Singapore hệ thống phối hợp với các tổ chức khác trong việc thiết kế bản đồ số thông minh.

Quan hệ đối tác bên ngoài cũng là chìa khóa cho sự thành công của ASCN. Hợp tác có thể cung cấp không chỉ tài chính mà còn cả chuyên môn kỹ thuật và khả năng vận hành. Ví dụ, Amata Smart City Chon và Liên minh các giải pháp đô thị Yokohama đã hợp tác xây dựng hệ thống quản lý năng lượng thông minh, giúp Amata Smart City Chon thực hiện kế hoạch thành lập dự án thông minh của riêng mình.

ASCN là công cụ để gắn kết các thành phố thông minh Asean. Tuy nhiên, hiện thực hóa cơ hội của các thành phố thông minh trong khu vực đòi hỏi các kế hoạch hành động như sự tham gia của khu vực tư nhân, phát triển nhận thức cộng đồng, xây dựng hệ thống chính phủ phối hợp cao và hợp tác với các đối tác bên ngoài.

Nguồn: Khmertimeskh – KDu

Từ khóa: ASEAN, thành phố, thông minh, công nghệ

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394149
Go to top