Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Liệu ASEAN có thoát được áp lực Mỹ-Trung?

asean1 jajk

Khi mà cuộc chiến giữa các siêu cường quốc vẫn tiếp diễn, New Zealand sẽ đối mặt với áp lực lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc – và liệu những tổ chức khu vực như ASEAN có trở thành một nơi trú ẩn an toàn? – phóng viên Sam Sachdeva nhận xét.

“Tôi là người đánh thuế”

Tuyên bố mới nhất mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng tải trên Twitter về tranh chấp thương mại với Trung Quốc không làm giảm bớt nỗi sợ về một cuộc chiến thuế quan toàn cầu.

Cuộc chiến ăn miếng trả miếng giữa hai cường quốc đã diễn ra được một khoảng thời gian, và đang đe dọa đến các hệ thống luật lệ và thể chế khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Tuy nhiên, Tiến sĩ Pavida Pananond, phó giáo sư chuyên ngành thương mại quốc tế tại Trường Kinh doanh Thammasat ở Bangkok cho biết, tổ chức gồm 10 nước thành viên này đã quen với việc duy trì mối quan hệ với những cường quốc đối đầu lẫn nhau.

Bà Pananond đang được cử đến làm việc tại New Zealand theo một chương trình hợp tác hữu nghị từ năm 2017, nhằm đánh dấu sự kiện 50 năm thành lập ASEAN. Bà cho biết, ASEAN ra đời trong thời kỳ mà Mỹ trở thành thế lực ảnh hưởng chính tại Đông Nam Á, cả về mặt chính trị lẫn kinh tế.

Tuy nhiên, bà Panamond cho biết, cùng với sự phát triển về kinh tế và chính trị của Trung Quốc, cũng như sự hiện diện thường xuyên của Nhật Bản trong suốt quá trình lịch sử, ASEAN đã quen với việc cân bằng những lợi ích của mình trong khu vực.

ASEAN có thể hưởng lợi từ chiến tranh thương mại?

Nói như vậy không có nghĩa là tổ chức này có thể tránh khỏi những hệ lụy từ một cuộc chiến thương mại toàn diện.

Bà Pananond cho biết tác động trực tiếp rõ ràng nhất sẽ là về thương mại, khi người tiêu dùng và các doanh nghiệp ASEAN bị ảnh hưởng từ các chính sách thuế quan trả đũa.

Tuy nhiên, một kết quả tích cực cũng có thể xảy ra, đó là khi các doanh nghiệp nước ngoài cố gắng thoát khỏi một cú sốc tài chính bằng cách “tái cấu trúc lại hoạt động sản xuất của họ” và tìm kiếm những địa điểm mới để đặt trụ sở - chẳng hạn như Đông Nam Á.

Pananond nhận định: “Sau một khoảng thời gian dài, các tập đoàn đa quốc gia mới bắt đầu nhận ra không nên đặt tất cả trứng vào một rổ”.

Quan điểm này càng được củng cố nhờ vào những tiến bộ khoa học kỹ thuật như công nghệ tự động hóa, giúp các doanh nghiệp giảm lệ thuộc vào các hoạt động sản xuất chi phí thấp và đòi hỏi nhiều lao động, đồng nghĩa với việc họ không cần phải đặt cơ sở sản xuất ở xa thị trường kinh doanh hay phải duy trì các chuỗi cung ứng.

Trên thực tế, Pananond đánh giá khá cao về vai trò của ASEAN trong khu vực, cho rằng tổ chức này “là trung tâm của mọi thứ” trong các vấn đề về thương mại và kinh tế.

“Tuy không phải tất cả các nước ASEAN đều nằm trong CPTPP... những có lẽ họ là khối khu vực duy nhất còn tồn tại sau một khoảng thời gian dài, để thúc đẩy các chương trình của khu vực tiến xa hơn nữa.

“Đây là 10 quốc gia đã có sẵn những dạng thể chế và cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục tiêu này.”

Khối 10 quốc gia với hơn 600 triệu dân này, tuy nhỏ hơn Trung Quốc, nhưng cũng mang lại một thị trường đa dạng. Đây cũng là một trong những lý do khiến bà Panamond tin rằng New Zealand nên nhìn nhận ASEAN như là một đối trọng để giảm sự phụ thuộc kinh tế quá mức vào cường quốc châu Á.

“New Zealand là một quốc gia phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu thô. Tầng lớp trung lưu ở ASEAN đang ngày càng tăng, khi nền kinh tế phát triển, họ sẽ tiêu thụ càng nhiều các sản phẩm xuất khẩu từ New Zealand.”

Tuy nhiên, Pananond cảnh báo rằng, mối quan hệ giữa New Zealand và ASEAN có thể sẽ trở thành “một phương và một chiều”, tức chỉ tập trung vào thương mại.

Bà cho biết sự đa dạng của các chuỗi cung ứng trong khu vực đem lại cơ hội cho các công ty tại xứ sở Kiwi xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn, tạo ta sự đối lập với nền kinh tế nội địa theo định hướng dịch vụ.

Ngoài ra, trình độ phát triển công nghệ nông nghiệp của New Zealand cũng có thể giúp thu hút các doanh nghiệp ASEAN đầu tư vào đây.

“Vấn đề gai góc” trong chính sách quản lý

Tuy nhiên, sự đa dạng giữa các quốc gia - điều khiến ASEAN trở nên hấp dẫn ở mức độ kinh tế - lại là nguyên nhân dẫn đến nỗi lo lắng trên phương diện chính trị. Sự nổi dậy của chủ nghĩa độc tài ở Đông Nam Á trở nên đáng báo động.

Pananond cho rằng xu hướng này, một phần bị ảnh hưởng do sự đa dạng dân cư, tín ngưỡng tôn giáo, và hệ thống chính trị trong khu vực, chắc chắn trở thành “một vấn đề gai góc” đối với những nước như New Zealand và Australia.

Cũng có rủi ro rằng các nước ASEAN sẽ không thống nhất được với nhau đâu là cường quốc mà họ nên ủng hộ.

Bà lấy Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc làm ví dụ điển hình. Đây là một dự án nhận được rất nhiều luồng ý kiến khác nhau, từ ủng hộ đến đề phòng.

Thế nhưng, bà bác bỏ bất kì nhận định về khả năng tan rã của khối, cho rằng ASEAN “đủ kinh nghiệm để tỏ ra nhẹ nhàng và trung lập trong cách tiếp cận những vấn đề có thể gây ra chia rẽ”.

“ASEAN luôn được xem là một khu vực có lập trường trung lập: Tôi nghĩ là họ sẽ tìm ra được một chiến lược ngoại giao phù hợp, không thể hiện rõ là sẽ đứng về phía bên nào”.

Nguồn: News Room – HN

Từ khóa: ASEAN, lựa chọn Mỹ, Trung, New Zealand

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401071
Go to top