Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnASEAN cần định hướng như thế nào trong giai đoạn nguy cấp hiện tại

ASEAN cần định hướng như thế nào trong giai đoạn nguy cấp hiện tại

toancauhoa2707

Năm ngoái, ASEAN đã đón chào kỷ niệm 50 năm thành lập tổ chức. Tuy nhiên, một làn sóng toàn cầu chống lại tự do thương mại và các thể chế đa phương đang đe dọa nặng nề những lý tưởng mà ASEAN từng đề xướng. Sự thắng thế của chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa biệt lập, cùng với một cuộc chiến thương mại đang leo thang và căng thẳng bùng nổ trên Biển Đông khiến khối ASEAN không thể lạc quan ăn mừng.

Thực tế, cột mốc 50 năm là một thành tựu đáng để chúc mừng, đặc biệt là trong bối cảnh chính trị hiện tại. Chắc chắn là, khối 10 quốc gia thành viên hiện tại sẽ còn được ca ngợi nhiều hơn nếu tổ chức này tham vọng hơn nữa trong các nguyên tắc căn bản của tự do thương mại và thiết lập chủ quyền chung; nhưng ASEAN hiện tại cũng có thể được xem là một câu chuyện khá thành công về những người vẫn còn nắm giữ niềm tin vào cơ chế thị trường tự do và hoạch định chính sách đa phương.

Mục tiêu thiết lập một thị trường chung và cam kết thương mại rộng mở của khối đã tồn tại qua nhiều thập kỷ, giúp cho hàng triệu người đạt được những mức độ thịnh vượng kinh tế nhất định; với một lực lượng lao động trẻ, cơ sở hạ tầng tốt và thu nhập ngày càng tăng, khối kinh tế lớn thứ 6 thế giới này đã trở thành ngọn lửa hi vọng cho mục tiêu xây dựng một nền kinh tế hội nhập và gắn kết.

Triển vọng và thách thức

Sau 50 năm, triển vọng của ASEAN là rất lớn. Tuy nhiên, những chướng ngại từ bên trong cũng không nhỏ, và chúng đang đe dọa tổ chức này. ASEAN có thể đã sẵn sàng để hướng đến một tầm cao mới, nhưng họ cũng cần phải làm việc nhiều hơn, để không chỉ mang về những thành quả mang tính biểu tượng cho quá trình hội nhập nếu tổ chức này muốn duy trì khả năng cạnh tranh trong một nền kinh tế toàn cầu hóa, duy trì an ninh khu vực và khả năng đối trọng với các cường quốc láng giềng. Và không may thay, họ vừa phải tập trung vào các mục tiêu đó, nhưng đồng thời cũng phải giữ vai trò trung lập, là một trung gian hòa giải cho hai siêu cường quốc – Mỹ và Trung Quốc – đang đối đầu nhau trong một cuộc chiến nghiêm trọng.

ASEAN cần phải củng cố sức mạnh của chính mình, nhưng đồng thời phải giữ mối quan hệ tốt với cả Trung Quốc và Mỹ - họ không được phép từ bỏ bất cứ bên nào. Hai mục tiêu này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, và chỉ khi đạt được cả hai mục tiêu, thì khu vực này mới có hi vọng tiếp tục tăng trưởng và duy trì an ninh.

ASEAN và Mỹ

Dù quan hệ giữa ASEAN và chính quyền Mỹ hiện tại có gặp phải bất cứ vấn đề gì, thì sự ràng buộc lâu đời về kinh tế giữa Mỹ và ASEAN là không thể bỏ qua. Trong khi Mỹ chiếm hơn 10% tổng giá trị xuất khẩu của ASEAN, các nước thành viên cũng đón nhận 274 tỷ USD (376 tỷ SGD) tồng vốn đầu tư từ Mỹ - cao hơn so với tất cả các khoản đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, và Hàn Quốc cộng lại. Nói một cách đơn giản, ASEAN không thể tách biệt mình khỏi Hoa Kỳ.

Tất nhiên, về việc đối phó với chính phủ Hoa Kỳ hiện tại, các nước ASEAN không thể làm được gì nhiều, và có rất nhiều thứ mà ASEAN tuyệt đối không nên làm. Họ không nên làm leo thang tình hình tranh chấp Biển Đông, và họ tuyệt đối không được để bị lôi kéo vào cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng giữa Mỹ và Trung Quốc.

ASEAN đang giữ vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, như một nhà sản xuất các hàng hóa trung gian. Vì thế, các nước thành viên ASEAN cũng sẽ hứng chịu gánh nặng nếu các công ty Mỹ bắt đầu đầu dời cơ sở sản xuất về khu vực nội địa.

Tuy Tổng thống Mỹ Donald Trump có vẻ như sẽ sẵn sàng bỏ rơi các đồng minh của mình khi ông quyết định rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng trong giai đoạn hiện tại, khối ASEAN cũng cần giữ thái độ cẩn trọng và trung lập trước những căng thẳng và tranh chấp thương mại, và duy trì tinh thần lạc quan về một tương lai tốt đẹp không còn xa. Trong thời điểm hiện tại, ASEAN không được công khai chọn phe, mà nên thầm lặng ủng hộ Mỹ bằng cách duy trì hệ thống luật lệ lâu đời mà nước này từng xây dựng (dù vị tổng thống Mỹ hiện tại có muốn chối từ nó).

Tương tự, họ nên hết lòng cam kết cho Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Bằng cách tham gia vào phiên bản sửa đổi của một hiệp ước thương mại mà Mỹ từng khởi xướng và vận động, ASEAN có thể gián tiếp cho thấy mong muốn của họ được hợp tác với Mỹ. Và hơn thế, có lý do chính đáng để tin rằng chính quyền hiện tại hoặc tiếp theo của Mỹ sẽ tái gia nhập hiệp định.

ASEAN và Trung Quốc

ASEAN cũng sẽ cần có những chiến lược ngoại giao khôn ngoan trong quan hệ với người láng giềng phương Bắc.

Quan hệ đối tác ASEAN-Trung Quốc không chỉ cần thiết cho an ninh khu vực mà còn quan trọng về mặt kinh tế - 14% nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước ASEAN là từ Trung Quốc, và hơn 10% hàng xuất khẩu của ASEAN là đến Trung Quốc.

Các nước ASEAN nên tận dụng cơ hội từ việc gia nhập vào hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một hiệp định tự do thương mại có sự tham gia của Trung Quốc và là cơ hội lớn để thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập khu vực. Tuy nhiên, để làm được điều này, ASEAN phải luôn khéo léo chứng minh cho Hoa Kỳ thấy rằng hiệp định RCEP chưa bao giờ là một sáng kiến do Trung Quốc dẫn dắt, và 4 trong số 6 nước ngoài ASEAN tham gia ký kết RCEP là những đồng minh của Hoa Kỳ.

ASEAN phải giữ quan hệ hợp tác với Trung Quốc, giống như những gì họ phải làm với Mỹ. Nhưng ASEAN không được phép để mình bị cuốn quá sâu về bất cứ bên nào, và các nước thành viên ASEAN không nên chạy theo những lời mời gọi của hai bên mà gây mất đoàn kết khu vực.

Trong tình hình này, các nước thành viên phải cùng hợp tác để hạ nhiệt căng thẳng trên Biển Đông, và quan trọng nhất là tránh những hành động khiêu khích gây chia rẽ. Và suy cho cùng, mặc dù mục tiêu trước tiên là phòng thủ bị động để tránh tạo ra một tình huống nguy hiểm và không có lợi, ASEAN cũng có thể chủ động triển khai những biện pháp để giảm nhẹ tình hình căng thẳng. Cả Mỹ và Trung Quốc đều không muốn có xung đột – và ASEAN, thông qua nhiều diễn đàn thường niên của mình, có thể tạo ra một nền tảng trung lập cho hai cường quốc, để họ cùng nhau thảo luận, xóa bỏ những ngờ vực, và từ đó chứng mình cho thế giới cam kết của họ về việc duy trì ổn định và hòa bình khu vực.

Điểm yếu của ASEAN

Nếu ASEAN muốn triển khai hiệu quả chiến lược tiếp cận hai cường quốc, khối này cần phải thiết lập một định hướng đúng đắn cho chính mình, là không chỉ trở thành một cộng đồng kinh tế thống nhất mà còn là một cộng đồng an ninh chính trị.

Để có thể giữ một lập trường quyết đoán hơn trong các vấn đề khu vực, và để tạo ra đủ sức ảnh hướng nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc, chính bản thân tổ chức ASEAN cần phải mạnh mẽ hơn, tập trung quyền lực hơn, và xây dựng thể chế vững chắc hơn. Các nước thành viên cũng sẽ cần phải khắc phục những điểm yếu còn tồn động và có tiềm năng gây hại.

Chủ trương của ASEAN hướng đến một thị trường chung sẽ phải đi cùng và được bổ trợ bởi chủ trương hướng đến một liên minh chính trị tập trung hơn. Ban thư ký đang thiếu nhân lực và nguồn lực của ASEAN sẽ phải được trao nhiều quyền hạn hơn, trong khi những giải pháp thay thế cho quy định chủ tịch luân phiên cũng cần được xem xét lại.

Mục tiêu thiết lập một thị trường chung với các dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ, lao động, vốn đầu tư – và thậm chí là đồng tiền chung vào một ngày nào đó – là hoàn toàn có thể đạt được; nhưng chúng sẽ không trở thành hiện thực nếu như không có một bộ máy quản lý trung tâm và những thể chế đủ mạnh để đảm bảo các chính sách vạch ra có thể áp dụng vào thực tế.

Phương thức ASEAN - với “nguyên tắc không can thiệp nội bộ” và “ra quyết định dựa trên sự đồng thuận chung” – đôi lúc từng bị đánh giá quá coi trọng hình thức. Ở một mức độ nào đó, phương thức này tước mất cơ chế để đưa ra những quyết định quan trọng của ASEAN.

Mặc dù thuế quan đã suy giảm, nhưng chỉ 50% doanh nghiệp biết tận dụng những ưu đãi thuế tự hiệp định tự do thương mại khu vực. Hơn nữa, các biện pháp bảo hộ phi thuế quan vẫn tiếp tục ra đời để thay thế cho chính sách thuế.

Các nước thành viên ASEAN cần phải tập trung nhiều quyền lực hơn cho tổ chức, và cam kết xây dựng một bộ máy quản lý mạnh hơn với những thể chế hỗ trợ thi hành chính sách và giải quyết các bất cập.

Cùng lúc đó, ASEAN sẽ cần phải khắc phục những điểm yếu của mình. Vấn đề khoảng cách phát triển kinh tế giữa các thành viên – như việc Singapore giàu gấp 47 lần Cam-pu-chia vào năm 2015 – hay tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo bên trong mỗi nước – 4 người giàu nhất Indonesia có nhiều tài sản hơn 100 triệu người nghèo nhất cộng lại – sẽ có nguy cơ hủy hoại khu vực vì không quan tâm đến những bất cập này trong nhiều thập kỷ tăng trưởng nhanh chóng, dù điều đó giúp cho hàng triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực và trình độ tay nghề cho ASEAN sẽ giúp đảm bảo rằng những thành quả mà các nền kinh tế đang phát triển gặt hái sẽ được chia sẽ đồng đều cho mọi tầng lớp lao động.

Tạo ra kết quả tích cực nhất giữa giai đoạn bất ổn

Sau cùng, kể cả với một ASEAN lớn mạnh và tập trung, tổ chức này cũng không thể điều chỉnh được tương lai mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, hay có thể hi vọng sẽ hoàn toàn không bị ảnh hưởng trước tất cả những dư chấn xung đột.

Để đạt được sự gắn kết, mục tiêu của ASEAN phải là thúc đẩy tạo ra những kết quả tích cực, điều tiết những hệ quả xấu, và nắm bắt những cơ hội hiện tại.

Một tổ chức ASEAN mạnh mẽ hơn, ít bị tổn thương hơn, sẽ có thể giữ vai trò như một nhân tố đoàn kết khu vực. ASEAN sẽ có thể điều phối thành công mối quan hệ trực tiếp với hai siêu cường của thế giới, cũng như tăng cường hợp tác với những cường quốc khu vực khác như Ấn Độ, Úc, Nga và Nhật Bản. Việc mở rộng những mối quan hệ hợp tác cũng sẽ giúp các nước ASEAN giảm sự lệ thuộc vào hai siêu cường.

Nếu ASEAN có thể vượt qua được con đường lắt léo này, họ sẽ có thêm cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng và củng cố an ninh khu vực, và tạo ra một câu chuyện thành công kỳ diệu giữa một thời kỳ bất ổn khắp nơi trên toàn cầu.

Nguồn: Straits Times - HN

Từ khóa: ASEAN, chiến tranh thương mại, hội nhập kinh tế, chủ nghĩa bảo hộ. CPTPP, RCEP

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401050
Go to top