Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Chuẩn bị cho tương lai của ASEAN

Aseanflags19032018

Là nơi ở của hơn 630 triệu dân với thu nhập tăng trưởng nhanh, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong những năm qua đã trở thành một lực lượng kinh tế mạnh mẽ và đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, khi cơn gió bảo hộ đang thổi qua nhiều nơi trên thế giới, ASEAN có thể có cơ hội để vượt ra khỏi cái bóng của Trung Quốc và Ấn Độ, và giành lại vị trí xứng đáng cho mình –một khu vực then chốt của thế giới.

Frank-Jürgen Richter, nhà sáng lập và là chủ tịch của Cộng đồng Tầm nhìn Toàn cầu Horasis, hiện đang tổ chức Diễn đàn Horasis châu Á năm 2018 tại Việt Nam, đã trả lời phỏng vấn BRINK Asia về tầm quan trọng của ASEAN trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ Trung, kế hoạch tăng cường kết nối và hội nhập của ASEAN, các thách thức và cơ hội dành cho khu vực.

BRINK Asia: Trong bối cảnh xung đột thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc (và trong bối cảnh sự kiện Brexit đang ở rất gần), tầm quan trọng của ASEAN đã tăng lên như thế nào, thưa ông?

Frank-Jürgen Richter: Đây là vấn đề liên quan đến sự phân nhánh phức tạp trong ASEAN, do số lượng các nước hiện nay trong khối. Từ khi thành lập vào năm 1967 với 5 thành viên sáng lập, tính đến nay, ASEAN đã có đến 10 nước thành viên, 3 đối tác khu vực (Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc) hình thành nên ASEAN+3, 2 quan sát viên (Đông Timor và Papua New Guinea); sau đó, ASEAN+3 cùng với Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga và Mỹ đã hình thành nên Hội nghị Cấp cao Đông Á. Các quốc gia này, với ngôn ngữ, văn hóa và trình độ phát triển khác nhau, mong muốn được xúc tiến các mối quan hệ hòa bình giữa các thành viên trong khu vực (mặc dù nhiệm vụ này không phải lúc nào cũng dễ dàng), tăng cường thương mại nội khối và duy trì trật tự an ninh cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng khi nhóm mở rộng gồm 16 quốc gia này hướng đến mục tiêu củng cố quan hệ đối tác kinh tế toàn diện cho Đông Á nói chung, rất nhiều các vấn đề phức tạp đã xuất hiện: bao gồm các bất đồng trong ngôn ngữ, mục tiêu riêng của mỗi quốc gia, đồng tiền khác nhau và trình độ GDP cũng khá cách biệt.

Tôi quay lại câu hỏi của anh - ảnh hưởng của mâu thuẫn thương mại Mỹ-Trung đến ASEAN. Nếu chúng ta nhìn vào số liệu thống kê thương mại của ASEAN năm 2017, chúng ta có thể thấy, 17% kim ngạch thương mại hàng hóa của khối này với Trung Quốc là 17%, và với Mỹ là 9% (với Nhật là 8.5%, và với EU là 10%). Mặc khác, thương mại nội khối ASEAN chiếm 23% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN. Vì vậy, chúng ta thấy rằng, mặc dù hoạt động thương mại với Trung Quốc và Mỹ là rất lớn, nhưng hoạt động thương mại nội khối cũng quan trọng không kém.

Lo lắng lớn nhất lúc này là việc chính quyền Mỹ kiên quyết hạ bậc quan hệ của các đối tác thương mại nào có dính dáng đến những quốc gia mà Mỹ đang mạnh tay trừng phạt, như Trung Quốc, Iran hay Nga. Đáng buốc là, các doanh nghiệp xuất khẩu vô tội đang bán hàng hóa bán thành phẩm phổ biến, cũng có thể bị xem là đối đầu với Mỹ, nếu mặt hàng đó xuất khẩu vào các quốc gia bị Mỹ trừng phạt, dưới dạng hàng hóa trung gian để sản xuất sản phẩm cuối cùng phục vụ tiêu dùng. Tôi đánh bạo cho rằng, chính quyền Mỹ sẽ không chấp nhận các lập luận của doanh nghiệp cho rằng mình “vô tội”, và kết quả là, các doanh nghiệp đó có lẽ khó tránh bị trừng phạt. Trong tình huống trên, nhiều nhà quan lý doanh nghiệp có thể giảm bớt hoạt động xuất khẩu sang các nước trong khu vực để phòng trường hợp bị liên lụy bởi cuộc đối đầu khốc liệt mà hậu quả của nó là không thể dự tính trước, khi các doanh nghiệp khác ở gần rìa đã bị cuốn vào.

Trong một chừng mực nào đó, mọi thứ đang giống với tình huống Brexit: Giới doanh nghiệp do dự bởi gì không có gì chắn chắn, thậm chí khi đã gần đến thời hạn chót của tiến trình chia tách chính thức là ngày 29/3/2019. Vẫn chưa có một hiệp định thương mại được thống nhất giữa Anh và EU, cũng như chưa có một hiệp định thương mại nào được ký kết giữa Anh và các nước còn lại ngoài EU, bất chấp sự câu giờ của giới chính trị.

Khi các bất đồng thương mại nổi lên, nhiều khía cạnh khác của hoạt động thương nghiệp cũng sẽ bị giảm theo – đặc biệt là hoạt động đầu tư cho thương mại, không chỉ các chi phí đầu tư lớn cho tài sản cố định giảm, mà chí phí tái đào tạo nhân sự để sử dụng máy móc mới cũng giảm, và thậm chí, chi phí đầu tư cho chuỗi giáo dục còn giảm thấp hơn (khiến cho người lao động không thể gia tăng hiểu biết về các kiến thức mới trong thương nghiệp và khoa học). Tăng trưởng quốc gia giảm (hiện nay, IMF đã đưa ra dự báo ảm đạm về tốc độ tăng trưởng) kéo theo tác động đến đời sống của con người nói chung.

Nhưng cho phép tôi được lạc quan hơn – ASEAN có cấu trúc dân số tương đối trẻ, so với EU hay Bắc Mỹ, và nếu tính toàn bộ khối, ASEAN được xếp là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới. Đồng thời, tỷ lệ đói nghèo của khối này đã giảm đáng kể, vượt xa mục tiêu thiên niên kỷ được đặt ra trước đây. Các yếu tố trên chắc chắn báo trước một tương lai tốt đẹp cho khối, một khi các mâu thuẫn thương mại như trên được giải quyết.

BRINK Asia: Theo ông, ASEAN đã đạt được tiến bộ đáng kể khi là một khối, vậy lĩnh vực nào mà ông cho là ASEAN đã có thể làm tốt hơn nữa?

Mr. Richteer: Khó mà chỉ ra chính xác được. Nhiều nhà quan sát cho rằng, ASEAN thiếu tính nhất quán xuyên suốt các vấn đề chính sách, nhưng không có gì ngạc nhiên cả, vì ASEAN là một tập thể cùng nhau làm việc, không phải là một thực thể chung nhất giống như liên minh EU. Tuy nhiên, tổng thành tựu kinh tế của ASEAN rất lớn. Và khi một nhóm các quốc gia khác biệt cùng tập hợp lại với nhau để xúc tiến một “môi trường công bằng, hòa hợp, dân chủ” dựa trên “Phương thức ASEAN” về “thỏa hiệp, đồng thuận và tham vấn”, tôi không có gì để chê trách ASEAN.

Thật hấp dẫn khi so sánh ASEAN với tập hợp các nước thành viên EU hay với Mỹ. Các nước trên đã thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày của mình như thế nào, tốt hơn hay tệ hơn ASEAN? Tất cả các nước đó đều có nhiệm vụ cân bằng sự vận động chính trị của các lãnh đạo địa phương trong một nước (là thị trưởng các bang của Mỹ, hoặc người đứng đầu các nước thành viên EU) – Từ đó có thể thấy, các lãnh đạo của Mỹ và EU đều phải đương đầu với chính sách ngoại giao giống như các lãnh đạo của ASEAN.

Việc ASEAN có tới 10+6 thành viên như hiện nay, tôi nghi ngờ khả năng của khối trong việc thúc đẩy nhiều chương trình nghị sự chung để kiềm tốc độ của một nước lại, trong khi nâng các nước khác lên, nhằm xúc tiến chiếc lược tăng trưởng tổng thể cho khối. ASEAN còn có thể làm tốt hơn nữa trong các biện pháp an ninh và hội nhập kinh tế. Như tôi đã nói – sự thỏa hiệp của khối có thể làm chậm một số nước, nhưng sẽ nâng cao toàn bộ ASEAN.

BRINK Asia: Thách thức lớn nhất cho khu vực ASEAN lúc này là gì thưa ông?

Mr. Richter: Tôi nghĩ, bất kỳ hành vi được cho là quá khích trong vấn đề an ninh giữa hai nước với nhau trong khối đã có thể được xem là thách thức. Như tôi đã lưu ý, ASEAN là một tập thể, và vì vậy, khối này không có các chính sách được thống nhất chung giữa tất cả các quốc gia thành viên. Nhưng trong bối cảnh số lượng các “đường dây nóng” liên chính phủ ngành một tăng, các sai lầm nhất thời của một số người trong quân đội có thể được dập tắt mà không gây ra “đám cháy” lớn và lây lan trên khắp khu vực. Người ta hy vọng rằng, các quan hệ chính trị phức tạp, thường là quan hệ song phương với Mỹ, có thể được mở rộng thành các thỏa thuận đa phương.

Điển hình là một vài mối liên kết kinh tế và thương mại khu vực – ví dụ như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hiệp định đang được đẩy mạnh sau khi Mỹ rút khỏi TPP. Giờ đây, với sự ủng hộ mạnh mẽ trên khắp ASEAN, RCEP đã bao gồm 16 quốc gia, không phải 12 như ban đầu.

BRINK: Ông có nhận định gì về các thách thức mà ASEAN phải đối mặt trong vấn đề kết nối?

Mr. Richter: Câu trả lời của tôi dành cho câu hỏi này chia làm 2 phần. Thách thức đầu tiên không thể tránh khỏi đó chính là phải điều chỉnh các chính sách về kết nối cho phù hợp với viễn cảnh kỹ thuật số. Trên toàn cầu, chúng ta đang chứng kiến một sự dịch chuyển ngày càng lớn sang thế giới được số hóa, đặc biệt khi 5G được giới thiệu và Internet Vạn vật có thể liên kết mọi thiết bị điện tử với nhau, điều mà con người không thể hình dung nổi. Một vài quốc gia trên khắp châu Á đã dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ số: Nhật bản gần đây đã cho ra mắt dịch vụ NTT DoCoMo, Trung Quốc hiện nay có số lượng người mua sắm trên mạng khổng lồ, và Ấn Độ đang nhanh chóng tiến đến một xã hội không tiền mặt. Trong bối cảnh này, giải quyết tình trạng chênh lệch trình độ phát triển kỹ thuật số trong ASEAN là một vấn đề then chốt. Quan trọng là, các nước ASEAN phải giúp cho mọi người được truy cập internet tự do, và không ủng hộ bất kỳ hoạt động phân luồng băng thông (trả phí cao thì được làn băng thông nhanh), vì sẽ tước đi quyền lợi chính đáng của các nước nghèo và các cá nhân. Và Internet cũng là một con đường mà thông qua đó, thương mại điện tử và chăm sóc y tế có thể vươn đến các khu vực xa xôi, mang đến những lợi ích cho đến nay vẫn chưa thực hiện được cho cộng đồng ở nông thôn. Nhưng muốn đạt được điều này, đòi hỏi chính phủ các nước phải xúc tiến chương trình kết nối kỹ thuật số.

BRINK Asia: Và theo ông, đâu là cơ hội lớn nhất dành cho ASEAN trong những năm tới?

Mr. Richter: Tôi nghĩ cơ hội lớn dành cho ASEAN nằm ở việc trao quyền cho thế hệ trẻ thông qua cải tiến hệ thống giáo dục. Bằng việc chú trọng giáo dục cho lực lượng dân số trẻ - những người sẽ làm chủ số hóa và tạo ra các giải pháp mới, tôi tin ASEAN sẽ được chứng kiến các lợi ích kinh tế và xã hội to lớn trong dài hạn.

Mặc dù đúng là thương mại điện tử và việc tăng cường sử dụng ro-bốt sẽ thay thế một số việc làm trong tương lai, nhưng nếu chú trọng công tác tái đào tạo và hỗ trợ xã hội, những người lao động bị mất việc sẽ có khả năng tìm thấy công việc khác mà thậm chí là tốt hơn. Chính phủ các nước trong khu vực có vai trong quan trọng nhất trong nhiệm vụ này, vì tôi tin rằng, khi chúng ta sử dụng ngày càng nhiều công nghệ tự động hóa trong sản xuất, và tăng cường sử dụng công nghệ trên hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống kinh tế, những nước nào có sự chuẩn bị tốt, sẽ có thể thu được lợi ích. Ví dụ, chúng ta đã đang chứng kiến một đợt bùng nổ của ngành fintech trong khu vực – một minh chứng rõ nét cho những gì mà đổi mới sáng tạo của khu vực có thể đạt được.

Nguồn: Brink News – TQ

Từ khóa: Diễn đàn Horisis châu Á 2018, ASEAN, chiến tranh thương mại, cơ hội, thách thức

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401040
Go to top