Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnHiệp định thương mại điện tử ASEAN có ý nghĩa như thế nào đối với người tiêu dùng, và các thương hiệu trong khu vực?

Hiệp định thương mại điện tử ASEAN có ý nghĩa như thế nào đối với người tiêu dùng, và các thương hiệu trong khu vực?

eCommerce-1-670x441

Vài ngày trước, bên lề Hội nghị thương đỉnh ASEAN lần thứ 33 tại Singapore, Bộ trưởng Kinh tế các nước trong khu vực đã cùng nhau ký kết Hiệp định Thương mại điện tử ASEAN.

Hiệp định này đề cập đến những khía cạnh quan trọng nhất của chính sách thương mại điện tử. Các nước thành viên cam kết sẽ áp dụng những khuôn khổ quy định trong nước, hướng đến minh bạch, hợp tác về kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và logistics, giáo dục, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ pháp lý, hệ thống ngân hàng, thanh toán, giao dịch, kiểm soát dòng chảy và phương thức sử dụng dữ liệu. Đồng thời, chính phủ các nước cũng cam kết sẽ giữ thái độ trung lập trong vấn đề kỹ thuật công nghệ, nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp được tự do lựa chọn sử dụng loại công nghệ mà họ cảm thấy cần thiết và phù hợp nhất với nhu cầu của thị trường mở.

Người tiêu dùng, các thương hiệu, và những bên liên quan nên vui mừng vì sự ra đời của hiệp định quan trọng này. Đây là hiệp định đầu tiên về thương mại điện tử, và nó chắc chắn sẽ thúc đẩy tăng trưởng xa hơn cho lĩnh vực bán hàng trực tuyến trên toàn khu vực. Tính trên toàn cầu, doanh thu thương mại điện tử xuyên biên giới dự kiến sẽ đạt 627 tỷ USD vào năm 2022. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ đóng góp phần lớn nhất vào sự tăng trưởng này.

Các nhãn hàng, cho dù là bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, hoặc bán hàng thông qua những nền tảng trực tuyến trung gian (marketplace), sẽ được hưởng lợi lớn từ hiệp định, và doanh số bán hàng cũng sẽ tăng. Người tiêu dùng sẽ được tiếp cận nhiều loại sản phẩm, từ nhiều nguồn đa dạng hơn. Không những vậy, giá cả hàng hóa trên thị trường cũng trở nên cạnh tranh hơn. Mặc dù độ đa dạng của hàng hóa trên thị trường sẽ tăng lên, một điều đáng chú ý là hiệp định ASEAN này vẫn không thể làm giảm bớt ham muốn sử dụng hàng nhập khẩu từ thị trường Mỹ và EU của người tiêu dùng Châu Á. Các sản phẩm từ Mỹ và EU thường khó mua hơn nhưng lại rất phổ biến trên các kênh bán hàng hàng trực tuyến trong khu vực. Giá cả và độ sẵn có của hàng hòa thường là những lý do chính khiến khách hàng chọn phương thức mua hàng từ nước ngoài.

Hiệp định mới của ASEAN sẽ thúc đẩy doanh nghiệp địa phương tạo ra những sản phẩm mới và triển khai kinh doanh trực tuyến để tiếp cận một thị trường rộng và đa dạng hơn. Các doanh nghiệp từ giờ sẽ phải luôn nhanh nhạy và không ngừng đổi mới để bắt kịp với thị hiếu và đặc tính của thị trường. Cơ chế thị trường mở cũng cho phép các hộ kinh doanh gia đình và kinh doanh nhỏ có thể tiếp cận mạng lưới khách hàng rộng hơn trên toàn khu vực, và điều này cũng tạo tăng trưởng cho các doanh nghiệp đơn lẻ. Việc mua bán hàng hóa sẽ không còn bị giới hạn trong khu vực mà hàng hóa được sản xuất.

Ở cấp độ sản phẩm, dòng chảy hàng nội địa lan rộng ra toàn khu vực sẽ buộc các thương hiệu quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và chăm sóc cá nhân, phải định giá cạnh tranh và linh hoạt hơn để tránh bị mất thị phần. Ở chiều ngược lại, các thương hiệu nội địa cũng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm để duy trì khả năng cạnh tranh và giành thị trường. Sự đối trọng này sẽ giúp cải thiện chất lượng sản phẩm đầu ra của các ngành sản xuất trên toàn khu vực.

Thói quen mua sắm xuyên biên giới không phải là mới tại khu vực ASEAN. Người Singapore chiếm đến 89% số lượng các giao dịch xuyên biên giới trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (mặc dù đây chỉ là tỷ lệ lớn của một tổng số rất nhỏ). Hiệp định mới giữa các nước ASEAN sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn, nếu có thể làm giảm bớt lo ngại đối với chất lượng hàng hóa hay tình trạng giao dịch lừa đảo. Ở khía cạnh này, các nền tảng mua sắm trực tuyến sẽ phải làm việc nhiều hơn và nhanh hơn để đảm bảo có được những khuôn khổ thích hợp, những công cụ giám sát hiệu quả để loại bỏ tình trạng lạm dùng, lừa đảo và hàng giả. Việc xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm sẽ là một ưu tiên. Sự phát triển ngày càng nhanh của thương mại điện tử, cùng với yêu cầu vệ độ tin cậy và an toàn, sẽ thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ blockchain và thanh toán kỹ thuật số vào hoạt động giao dịch. Hiệp định cũng cung cấp những cơ chế giải quyết tranh chấp cho hoạt động giao dịch trực tuyến, để tạo thuận lợi cho lĩnh vực thương mại điện tử và giải quyết tranh chấp cho người tiêu dùng, giúp họ cảm thấy tự tin và an toàn hơn khi mua hàng trực tuyến.

Những chuỗi cung ứng quy mô nhỏ và trung bình và các công ty logistics chuyên giao hàng nội địa cũng sẽ được hưởng lợi, nhờ vào sự mở rộng vùng địa lý và cơ hội để cung cấp những dịch vụ mới, hay nâng cấp. Họ sẽ có thể mở rộng quy mô, và tự mình hoặc thông qua các mối quan hệ hợp tác để cải thiện chất lượng dịch vụ. Điều này sẽ giúp tạo ra một mạng lưới phân phối rộng mở và vững chắc hơn trên toàn khu vực, từ đó cũng khiến hàng hóa rẻ hơn và tốt hơn – cho cả hoạt động mua sắm trực tuyến lẫn truyền thống.

Một phần quan trọng khác của hiệp định là về vấn đề thu thập dữ liệu và dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới. Hiệp định này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội được sử dụng dữ liệu của người tiêu dùng để tạo ra những giá trị riêng biệt, phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng. Tuy nhiên, ASEAN cũng ban hành những luật lệ để bảo vệ người tiêu dùng và thông tin các nhân. Với những quy định mới, việc một doanh nghiệp được trực tiếp tiếp cận, thu thập và sử dụng những dữ liệu có sự đồng thuận từ khách hàng trên toàn khu vực là vô cùng quan trọng – đối với doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Dòng chảy dữ liệu tự do còn giúp việc thu thập và báo cáo diễn ra chính xác và kịp thời hơn, từ đó, độ hiệu quả và tác động của các hoạt động marketing lên khu vực sẽ có thể được đo lường và tối ưu hóa theo thời gian thực.

Với tất cả những điều trên, việc ký kết hiệp định này có thể xem là một bước tiến lớn. Hiệp định này sẽ giúp ASEAN đi đầu trong mục tiêu mở cửa thị trường và cung cấp những giá trị hữu hình cho người dân tại mỗi nước. Nó thực sự có lợi cho tất cả các bên. Người tiêu dùng có thể mua hàng rẻ hơn, tốt hơn và an toàn hơn. Doanh nghiệp sẽ tăng trưởng và tìm được những thị trường mới và cơ hội mới. Nhu cầu về luật lệ quản lý và giám sát được đáp ứng, nền kinh tế sẽ mạnh mẽ hơn và cả khu vực đều phát triển. Đợt thủy triều dâng này thực sự sẽ nâng mọi con tàu lên.

Nguồn: The Drum - HN

Từ khóa: ASEAN, thương mại điện tử, hiệp định tự do thương mại, bán hàng trực tuyến, hội nhập

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401098
Go to top