Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnASEAN cần chuẩn bị cho một cuộc dịch chuyển chuỗi cung ứng lớn nhất từ trước đến nay

ASEAN cần chuẩn bị cho một cuộc dịch chuyển chuỗi cung ứng lớn nhất từ trước đến nay

Aseanflags19032018

Tình hình căng thẳng thương mại toàn cầu tiếp tục là chủ đề bao trùm các mặt báo trong năm nay, và quá trình chuyển dịch cơ sở sản xuất sang các nước ASEAN cũng đang tăng tốc.

Doanh nghiệp ASEAN rõ ràng đang bắt đầu rụt rịt thay đổi hệ thống cung ứng của họ, nhưng liệu những động thái này có đang diễn ra đủ nhanh?

Một khảo sát toàn cầu của HSBC Navigator vừa được thực hiện trong tuần này, lấy ý kiến của hơn 8.500 tập đoàn (trong đó có 1000 tập đoàn tại ASEAN). Kết quả khảo sát cho thấy rằng Đông Nam Á là khu vực thương mại lạc quan nhất trên thế giới.

Hơn nữa, Navigator cũng phát hiện ra một điều rằng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại ASEAN xem sự chuyển đổi toàn cầu hướng về chủ nghĩa bảo hộ là cơ hội để nâng cao giá trị cho doanh nghiệp của họ.

Việc tỏ ra lạc quan về tình hình thương mại và chủ nghĩa bảo hộ thoạt đầu nghe có vẻ hơi vô lý.

Nhưng nếu phân tích sâu hơn một chút, rõ ràng các doanh nghiệp này biết nhìn nhận và nắm bắt một cách khôn ngoan những cơ hội từ tình trạng căng thẳng thương mại bùng nổ. Quá trình dịch chuyển hệ thống sản xuất sang khu vực ASEAN có thể diễn ra một cách nhanh chóng. Trên thực tế, quá trình này đã và đang diễn ra.

Thái Lan và Malaysia đã có sẵn những mạng lưới sản xuất đồ điện tử, đặc biệt là trong lĩnh vực lắp ráp ổ cứng máy tính (HDD). Số lượng ổ cứng thành phẩm mà Thái Lan xuất khẩu sang Mỹ cũng tương đồng với Trung Quốc. Với nguồn lực sẵn có tại ASEAN, càng có nhiều lý do để các tập đoàn lớn chuyển cơ sở lắp ráp sang khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là khi các đơn hàng HDD từ Trung Quốc xuất sang Mỹ phải chịu thuế hải quan ít nhất 10%, khiến cho ý tưởng dịch chuyển sang các thị trường ASEAN càng trở nên hấp dẫn.

Singapore, Philippines và Việt Nam cũng đang sản xuất nhiều loại phụ tùng điện tử đa dạng, Sức cạnh tranh của Việt Nam và Indonesia trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ và xuất khẩu dệt may thì ngày càng tăng.

Các dữ liệu về đầu tư cũng cho thấy sự tăng cường chuyển dịch sang ASEAN. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành sản xuất tại Việt Nam đã tăng thêm 18% trong năm này, và FDI ròng vào Thái Lan và Philippines cũng đã tăng lên đáng kể.

Cùng lúc đó, các tập đoàn lớn như Harley Davidson, Panasonic và Steve Madden đều cho biết họ sẽ di dời cơ sở sản xuất đến khu vực này.

Tuy nhiên, mặc dù những cơ hội mới là có thật, việc thay đổi mạng lưới chuỗi cung ứng không đơn giản; chúng là cả một hệ sinh thái. Vậy nên, mọi thứ sẽ không diễn ra một cách đơn giản và nhanh chóng như kiểu một tập đoàn đa quốc gia chuyển cơ sở sản xuất đến một nhà máy còn trống.

Trước tiên, các doanh nghiệp cần phải đánh giá tác động tổng thể của các chính sách thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc.

Những yếu tố như chi phí nhân công, chi phí vận chuyển và hệ thống quy định cần phải được cân nhắc, để xác định xem có nên đầu tư thêm nguồn lực bổ sung.

Cơ hội dành cho ASEAN

Tình hình này mang lại những cơ hội cho cả khu vực ASEAN nói chung và cho các nhà cung ứng nói riêng.

Đối với ASEAN, tăng trưởng trong lĩnh vực xuất khẩu HDD rõ ràng là điều đáng mừng. Nhưng những quốc gia như Thái Lan và Malaysia cũng cần nâng cấp chuỗi cung ứng thiết bị điện tử, tạo thêm giá trị gia tăng từ khâu sản xuất mạch bán dẫn, đặc biệt là nâng cấp các chip thẻ nhớ, để duy trì sức cạnh tranh.

Việc này đòi hỏi các nước và các doanh nghiệp phải đầu tư thêm vào cơ sở hạ tầng, đầu tư máy móc mới và đào tạo kỹ năng cho người lao động. Những nước có thể cải thiện chất lượng hàng xuất khẩu, và biết chú trọng tái phân bổ và nâng cấp hệ thống sản xuất, sẽ có thể nắm bắt dễ dàng hơn các cơ hội trong chuỗi cung ứng.

Ở cấp độ của từng doanh nghiệp, các nhà cung ứng trên toàn ASEAN cần đẩy nhanh quá trình ứng dụng những kỹ thuật cộng nghệ mới, chẳng hạn như tự động hóa và robot, và thậm chí là những nhà kho thông minh. Công nghệ mới có thể sẽ giúp nâng cao năng lực sản xuất, để đáp ứng các nhu cầu trên toàn cầu, tăng cường hiệu suất sản xuất và giao hàng đúng thời hạn.

Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp ASEAN quan tâm hàng đầu. Theo HSBC Navigator, việc tăng cường ứng dụng kỹ thuật công nghệ là ưu tiên thay đổi hàng đầu đối với các chuỗi cung ứng của khu vực trong 3 năm tới.

Mặc dù chúng ta luôn hy vọng những căng thẳng thương mại đang diễn ra sẽ sớm kết thúc, tuy nhiên, các doanh nghiệp ASEAN cũng nên chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản tình trạng căng thẳng sẽ còn kéo dài trong trung hạn.

Những nhà quản lý đang cân nhắc việc dịch chuyển chuỗi cung ứng sang ASEAN sẽ phải tự đặt ra nhiều câu hỏi: “Năng lực sản xuất của khu vực này ra sao? Các nhà máy sẽ thu thập nguyên liệu thô từ nguồn nào? Liệu nhân công ở đây có đủ trình độ? Liệu họ có nên đầu tư thêm nguồn lực hay mở rộng nhà máy?” Kỹ thuật công nghệ sẽ là chìa khóa để nâng cao tính cạnh tranh và sức hấp dẫn cho ASEAN.

Khi nhìn vào bức tranh kinh tế vĩ mô rộng hơn của cuộc chiến thương mại, triển vọng cho hệ thống chuỗi cung ứng tại ASEAN là khá tươi sáng.

Tuy nhiên, những cơ hội tiềm năng từ tình hình căng thẳng thương mại leo thang không phải là một bữa ăn dọn sẵn mà các doanh nghiệp ASEAN có thể nhảy vào và tận hưởng. Quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng trên diện rộng đòi hỏi những nỗ lực tập thể để nâng cao năng lực sản xuất cho công ty và khu vực. Và các công ty ASEAN cần hành động ngay từ bây giờ.

Nguồn: Business Times - HN

Từ khóa: chiến tranh thương mại, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế, ASEAN, chuỗi cung ứng

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401068
Go to top