Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnSự hồi sinh của mô hình tăng trưởng thần kỳ ASEAN

Sự hồi sinh của mô hình tăng trưởng thần kỳ ASEAN

Aseanflags19032018

Tiến sĩ Sanchita Basu Das, một chuyên gia nghiên cứu tại viện ISEAS-Yusof Ishak cho biết, từ mục tiêu ban đầu là tăng cường kết nối, Cộng đồng Kinh tế ASEAN đang chuyển sang động lực thúc đẩy mới, đó là tập trung xây dựng năng lực kỹ thuật số.

Công đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã đi được một chặng đường dài kể từ khi ra đời vào năm 2003.

Lúc đó, ASEAN là thị trường của 542 triệu người, với tốc độ tăng trưởng 5,5%, so với tốc độ trung bình trên toàn cầu là 4,2%.

Sau 15 năm, ASEAN trở thành một thị trường của 642 triệu người, với tốc độ tăng trưởng kinh tế 5,9%, cao hơn nhiều so với mức tăng 3,8% trên toàn cầu.

Trong những năm qua, tỷ lệ đóng góp của ASEAN vào tổng thu nhập toàn cầu cũng đã tăng từ 1,9% lên thành 3,5%.

Tăng trưởng thương mại, đầu tư và kết nối con người

Thành tựu quan trọng trong câu chuyện tăng trưởng của ASEAN là về sự mở rộng của mạng lưới thương mại, đầu tư và dịch chuyển con người.

Năm 2003, tổng giá trị thương mại hàng hóa, đầu tư và nguồn thu từ khách du lịch lần lượt là 825 tỷ USD, 24 tỷ USD, và 38 triệu USD. Đến năm 2017, những con số này đều tăng hơn gấp 3, đạt giá trị lần lượt là 2,6 nghìn tỷ USD, 137 tỷ USD và 126 triệu USD.

Có nghĩa là trong giai đoạn trên, trung bình mỗi năm các chỉ số thương mại, đầu tư và di chuyển con người đã tăng trưởng lần lượt là 9,2%, 14,3% và 9,7%.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và xúc tiến thương mại quốc tế từng là động lực then chốt thúc đẩy các nước ASEAN thành lập AEC.

Vào cuối những năm 1990, các nước ASEAN phải hứng chịu thiệt hại từ Cuộc Khủng hoảng Tài chính Châu Á; Trung Quốc thì nổi lên nhanh chóng, trở thành một nhà máy sản xuất lớn của khu vực, khiến dòng chảy FDI dịch chuyển khỏi Đông Nam Á. Ấn Độ cũng phát triển nhanh chóng, trở thành một đầu tàu trong lĩnh vực dịch vụ, bỏ các nước ASEAN ở lại phía sau.

Trong bối cảnh đó, 10 quốc gia nhỏ bé ở khu vực Đông Nam Á đã quyết định hội nhập vào nhau để tạo thành một khối kinh tế quy mô lớn, nhắm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trở lại với khu vực. Và đây là một quyết định vô cùng sáng suốt.

Tăng cường hội nhập bên trong Đông Nam Á

ASEAN luôn hướng đến hai dạng hội nhập kinh tế - hội nhập nội khối giữa các nước thành viên, và hội nhập giữa các nước ASEAN với phần còn lại của thế giới.

Để khuyến khích dòng chảy nội khối, ASEAN không chỉ quyết tâm loại bỏ thuế quan thương mại giữa các nước thành viên, mà còn cam kết hướng đến đồng bộ hóa hệ thống luật lệ và quy định, hiện đại hóa thủ tục thông quan, xây dựng các cơ quan và đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong khu vực.

Năm 2017, dòng chảy thương mại hàng hóa nội khối chiếm 23% tổng giá trị thương mại của ASEAN; thương mại dịch vụ nội khối chiếm 17% trên tổng giá trị dịch vụ của khu vực; tương tự, đầu tư nội khối chiếm khoảng 20% và di chuyển con người chiếm 37%.

Mặc dù các dòng chảy nội khối vẫn còn khiêm tốn, chúng sẽ có tiềm năng tăng cao khi các nước ASEAN tiến hành những cải cách trong nước và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hiện tại, khi mà Mỹ và Trung Quốc đang trên bờ vực của một cuộc chiến thương mại dài hạn, và hạn chót Brexit đang tiến gần, các nước ASEAN có thể trở thành một địa điểm thay thế hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Giao thương nhiều hơn với thế giới

Song song với mục tiêu hội nhập sâu rộng giữa các nước thành viên, ASEAN cũng tập trung hướng đến cắt giảm các rào cản thương mại với phần còn lại của thế giới.

Hơn hai thập kỷ qua, khu vực này đã ký kết những hiệp định tự do thương mại, hoặc những thỏa thuận được thể chế hóa với các đối tác kinh tế lớn của mình – bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand.

Khi mà tầm ảnh hưởng của chuỗi cung ứng sản xuất ở các nước ASEAN lan rộng ra khỏi khu vực và liên hệ mật thiết đến nhiều nền kinh tế lớn, những cam kết cắt giảm thuế quan hay tăng cường kết nối với những nước này cũng hiển nhiên giúp tăng cường hoạt động thương mại và đầu tư trong khu vực.

Ví dụ điển hình chính là một mạng lưới cung ứng trong ngành sản xuất ô tô tại ASEAN. Mỗi chiếc ô tồ thường bao gồm 30.000 đến 40.000 bộ phận, được sản xuất tại nhiều vùng địa lý khác nhau.

Đối với các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, chẳng hạn như Toyota, Honda hay Nissan, mặc dù việc hoạch đình chính sách đầu tư được thực hiện ở Nhật Bản, nhưng quá trình sản xuất các bộ phận ô tô, chẳng hạn như bánh trước, bàn đạp, động cơ, hộp số, máy tính động cơ, và những thành phần khác đều được thực hiện tại nhiều nước ASEAN khác nhau, cụ thể là Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, tùy theo lợi thế cạnh tranh của từng nước.

Một khu vực kỹ thuật số

Với mục tiêu hàng đầu là thúc đẩy hội nhập kinh tế sâu hơn, một kỷ nguyên mới đã bắt đầu hiện ra tại khu vực. ASEAN đang chuyển sự tập trung của mình vào nền kinh tế kỹ thuật số.

Chỉ trong năm 2018, các nước ASEAN đã triển khai rất nhiều chương trình đề ra, bao gồm Cơ chế Một cửa ASEAN (ASW), thương mại điện tử và Mạng lưới Thành phố Thông minh ASEAN.

Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên, khi mà có khoảng 75% dân số ASEAN, tương đương 480 triệu người đang sử dụng Internet và gần như tất cả người dân đều sử dụng điện thoại di động. Hơn 50% dân số ASEAN dưới 30 tuổi và dễ tiếp thu các loại kỹ thuật công nghệ và phương thức giao dịch trực tuyến.

Trong suốt thời gian qua, các nước ASEAN cũng quan tâm đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT). Băng thông di động tại hầu hết các nước ASEAN hiện cũng tương đối cao.

Do đó, các nước ASEAN càng có nhiều lý do để phát triển lĩnh vực thương mại điện tử trong khu vực, vốn còn tương đối nhỏ và chỉ tập trung ở những nước ASEAN phát triển.

Để phát triển lĩnh vực này, 10 nước thành viên cần xây dựng một hệ sinh thái thương mại điện tử chung (ví dụ: thủ tục hải quan, quy trình logistic, giải pháp thanh toán, an ninh mạng và dòng chảy dữ liệu), để các giao dịch giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất được diễn ra trơn tru và an toàn hơn.

Một tương lai nơi mà các nền tảng thương mại điện tử khổng lồ như Amazon, Lazada, Shopee, Zalora và nhiều công ty khác có thể triển khai hoạt động kinh doanh trong khu vực một cách dễ dàng và ít tốn kém đã không còn xa.

Đầu năm 2018, 5 nước ASEAN, bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, đã cùng nhau triển khai cơ chế Một Cửa ASEAN, nghĩa là những người làm thương mại hiện chỉ phải trình một báo cáo về thông tin xuất nhập khẩu và các nhà quản lý ở cả 5 quốc gia này có thể kiểm tra thông qua một hệ thống điện tử.

Phương thức trình giấy chứng từ lên nhiều cơ quan nhà nước để được thông quan sẽ không còn, nhờ đó, thời gian và chi phí giao dịch mà các công ty phải gánh chịu cũng sẽ giảm xuống. Và quan trọng nhất là độ minh bạch sẽ tăng lên.

Sau cùng, ASEAN muốn tăng cường năng lực kết nối khu vực thông qua chương trình Mạng lưới Thành phố Thông minh. Chương trình sẽ được áp dụng thử nghiệm tại 26 thành phố ở 10 nước ASEAN. Tại những thành phố này, các giải pháp kỹ thuật số và công nghệ sẽ được ứng dụng để xử lý các vấn đề tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm, năng lượng bền vững, cùng nhiều thách thức khác mà những thành phố hiện đại đang đối mặt do gia tăng đô thị hóa.

Điều này cũng sẽ có lợi cho các đối tác kinh tế lớn của ASEAN, khi mà những dự án đầu tư sẽ mở cửa cho tất cả các nhà tài trợ, và kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực công nghệ, quản trị và phát triển bền vững, sẽ được chia sẽ lẫn nhau.

Một chặng đường dài sắp đến

Dĩ nhiên, ASEAN đã đi được một chặng đường dài kể từ điểm khởi đầu khiêm tốn vào những năm 1990, khi mà phạm vi hoạt động của tổ chức chỉ là xung quanh những vấn đề kinh tế thuần túy, nhằm tăng trưởng thương mại và đầu tư trong khu vực.

ASEAN đã khởi đầu với những bước đi thận trọng, tập trung vào tiến trình tự do hóa thương mại hàng hóa và sau đó là thương mại dịch vụ và đầu tư. Hiện tại, ASEAN hướng đến mục tiêu hội nhập kinh tế với quy mô toàn diện và tham vọng hơn, nhằm tăng cường kết nối thương mại, đầu tư, con người và cơ sở hạ tầng giữa các nước thành viên và giữa khu vực với phần còn lại của thế giới.

Tuy nhiên, sự tiến bộ trong lĩnh vực kỹ thuật số cũng tạo ra những thử thách mới. Một mặt, nó giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài. Mặc khác, nó cũng tạo ra những thách thức mới liên quan đến vấn đề an ninh mạng, quyền riêng tư, và chia sẽ dữ liệu trong khu vực.

Tuy nhiên nhìn chung, chúng ta có quyền lạc quan trước tình hình phát triển tổng thể. Những nỗ lực của ASEAN nhằm củng cố sự liên kết giữa nền kinh tế truyền thống và nền kinh tế kỹ thuật số có thể giúp năng cao năng lực cạnh tranh và tốc độ tăng trưởng cho khu vực theo hướng bền vững.

Và những kế hoạch củng cố năng lực kết nối này cũng sẽ hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động thương mại, đầu tư và đổi mới, để khu vực luôn có thể tiến về phía trước một cách mạnh mẽ và vững chắc.

Nguồn: Channel New Asia - HN

Từ khóa: ASEAN, hội nhập kinh tế, tự do thương mại, toàn cầu hóa, thương mại điện tử, Một cửa ASEAN

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401050
Go to top