Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnCông nghiệp 4.0 và một ASEAN đặt con người làm trọng tâm

Công nghiệp 4.0 và một ASEAN đặt con người làm trọng tâm

lyhienlong0510

Khi mà thế giới đang tiến vào một kỷ nguyên mới của cuộc Cách mạng Công nghiệp Lần 4 (hay còn gọi là Công nghiệp 4.0), việc hoạch định chính sách quản trị ở các cấp độ khu vực và toàn cầu là một chủ đề then chốt không thể bỏ qua. Hệ thống quản trị hiệu quả là chìa khóa để quản lý toàn diện những vấn đề chung của nhiều quốc gia như an ninh mạng, khủng bố xuyên biên giới, thương mại quốc tế và biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh các mối đe dọa địa chính trị và làn sóng phản đối toàn cầu hóa ngày càng bùng nổ tại khu vực Đông Nam Á, hệ thống quản trị hiệu quả là yếu tố cần thiết để duy trì khả năng tăng trưởng kinh tế dài hạn, cũng như một xã hội hòa bình, thịnh vượng.

Nhìn lại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Sau hơn 50 năm phát triển, những câu chuyện thành công của ASEAN chủ yếu nằm ở khả năng tạo ra một cộng đồng các quốc gia cùng cam kết xây dựng nền hòa bình. Với việc duy trì thành công nền hòa bình giữa các thể chế chính trị đa dạng trong khu vực, ASEAN đã tiến hóa lên tầm cao mới, vượt qua vai trò của một tổ chức bảo vệ an ninh khu vực, và hướng đến tạo ra một thời kỳ phát triển kinh tế bền vững.  

Chỉ trong vòng một thập kỉ, tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) của cả khu vực đã tăng hơn gấp đôi: từ 1.3 nghìn tỷ USD vào năm 2007, lên thành 2.8 nghìn tỷ USD vào năm 2017. Tỷ lệ người nghèo khó cũng giảm xuống đáng kể, và số người có thu nhập hàng năm trên 5,000 USD được dự đoán sẽ tăng từ 300 triệu người vào năm 2015 lên thành 400 triệu vào năm 2020. Việc tầng lớp trung lưu của ASEAN ngày càng giàu có hơn đã biến khu vực này trở thành một trong những thị trường tiêu dùng mới nổi quan trọng nhất trên thế giới.

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN tại Hà Nội vừa kết thúc mới đây, chia sẻ ý kiến của mình về cách thức để ASEAN có thể phản ứng tốt hơn với Công nghiệp 4.0, ông Lý Hiển Long, Thủ tướng Singapore và đồng thời là Chủ tịch luân phiên ASEAN, đã nhấn mạnh rằng khối ASEAN đang nằm ở vị trí chiến lược để tận dụng tốt nhất các cơ hội mà cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 mang lại.

“Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là một quá trình diễn ra bùng nổ và liên tục,” ông cho biết. “Chúng ta không thể dự doán chính xác nó sẽ mở ra những gì, nhưng tôi rất lạc quan về tương lai của ASEAN bởi chúng ta đã có sẵn những lợi thế cạnh tranh riêng. Bằng cách tiếp tục củng cố nguồn ý tưởng và tài nguyên, và đẩy mạnh hội nhập các nền kinh tế trong khu vực, chúng ta sẽ giành được một vị thế mạnh mẽ để có thể làm chủ làn sóng 4.0, và mang lại những lợi ích rõ ràng cho các nền kinh tế và người dân trong khu vực.”

Những vấn đề cần cải thiện

Ưu điểm cốt lõi của ASEAN chính là một phương pháp tiếp cận độc đáo đến các chính sách quản trị khu vực, gọi là Phương thức ASEAN - cam kết không can thiệp vào tình hình nội địa của các nước thành viên, thể hiện sự tôn trọng tuyệt đối dành cho chủ quyền quốc gia, và áp dụng một quy trình ra quyết định không chính thức giữa các lãnh đạo ASEAN. Tuy nhiên, hệ thống “ra quyết định dựa trên sự đồng thuận” đang ngày càng quá cứng nhắc trong kỷ nguyên của Công nghiệp 4.0.

Một mặt, Phương thức ASEAN đã thành công trong việc giữ cho ASEAN không bị chia rẽ, vì các nước thành viên sẽ không bị ép buộc phải tuân thủ bất kì thỏa thuận ràng buộc nào có nguy cơ đe dọa chủ quyền quốc gia. Mặt khác, sự chậm chạp của phương thức ra quyết định và sự tuân thủ một cách cứng nhắc nguyên tắc “không can thiệp” đã khiến cho các cuộc đàm phán trở nên kém hiệu quả và làm giảm khả năng thực hiện các chính sách. Điều này có thể trở thành một rào cản phát triển trong thời đại mới.

Tương lai có thể sẽ đầy bất ổn, nhưng nó cũng hứa hẹn sự ra đời của nhiều loại kỹ thuật công nghệ mới, có thể làm thay đổi đời sống người dân. ASEAN phải chủ động đón đầu những thay đổi này, hoặc là sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu. Và trên hết, điều quan trọng là các nước thành viên cần phải xoa dịu những bất đồng và cùng nhau hành động để phản ứng với những thay đổi này.

Câu ngạn ngữ “sức mạnh của cả nhóm luôn lớn hơn tổng sức mạnh của từng thành viên” đặc biệt đúng trong trường hợp này. Những loại công nghệ của tương lai như blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán lượng tử không thể bị kiềm hãm bởi các đường biên giới, và đòi hỏi nỗ lực phối hợp giữa các nước thành viên để có thể khai thác chúng một cách toàn diện.

Giải pháp đặt con người làm trọng tâm

Trước khi muốn cải thiện chất lượng hệ thống quản trị khu vực, ASEAN cần phải từ bỏ tư duy quyền lực tập trung, để có thể phục vụ tốt hơn những nồng cốt đã tạo nên tổ chức này – chính là người dân ASEAN. Mặc dù có vẻ như những công dân ASEAN thường không hứng thú với các vấn đề ở cấp độ khu vực. ASEAN còn rất nhiều việc cần làm để cải thiện mức độ nhận thức của người dân về sự tồn tại của tổ chức. Thế hệ trẻ ngày nay đang nhanh chóng nhận thấy tầm quan trọng của tổ chức này trong cuộc sống thường ngày của mình.

Một khảo sát với 2,170 người tham gia đến từ các trường đại học ở ASEAN cho thấy 76,8% cảm thấy rằng họ thực sự là “công dân ASEAN”. 68,8% cảm thấy việc quốc gia của họ là thành viên của ASEAN cũng đem lại lợi ích cá nhân cho họ. Ngoài ra, 51,3% người được khảo sát cảm thấy rằng vấn đề nhận thức và tinh thần đoàn kết trong khu vực là quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á.

Trên tất cả, những con số này cho thấy tiềm năng về một xã hội ASEAN gắn kết xuyên biên giới. Chẳng hạn như, Mạng lưới thành phố thông minh ASEAN (ASCN) là một sáng kiến mà yếu tố con người là điều không thể bỏ qua để đạt được thành công. Sáng kiến ASCN phụ thuộc rất lớn vào trao đổi kiến thức giữa các thành phố đối tác – và đó là một danh sách ngày càng dài. Khi mà có ngày càng nhiều vùng trong khu vực Đông Nam Á bước vào tiến trình đô thị hóa, việc chia sẻ dữ liệu và kinh nghiệm giữa các đô thị thông minh chỉ có thể diễn ra suôn sẻ khi nó được xây dựng dựa trên một trục niềm tin mạnh mẽ.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là một lời kêu gọi cảnh tỉnh rằng ASEAN nên nhìn lại quy trình hoạch định chính sách và hệ thống luật lệ của mình. Chúng ta không còn có thể dựa dẫm vào những phương pháp hoạch định chính sách cũ xưa, bởi chúng quá cứng nhắc, chậm chạp và thiếu hiệu quả. Hệ thống quản trị của tương lai phải mang hình ảnh của một cách tiếp cận năng động – không ngừng tăng tốc và dựa trên kinh nghiệm.

Nguồn: The ASEAN Post

Từ khóa: ASEAN, ASCN, hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa, tự do thương mại, Công nghiệp 4.0

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401072
Go to top