Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

12 ngành ưu tiên hội nhập trong AEC

 

Asean11

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ được thành lập vào năm 2015, đang được coi là bước tiến mới, đánh dấu sự hòa nhập toàn diện các nền kinh tế Đông Nam Á.

Hướng tới một thị trường

AEC có 4 đặc trưng chủ yếu gồm: Thị trường đơn nhất; Một không gian sản xuất chung; Một khu vực kinh tế có khả năng cạnh tranh cao; Một khu vực có sự phát triển kinh tế cân bằng và hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu. Bốn đặc trưng này được đề ra để nhắm tới một khu vực ASEAN với sự tự do dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, lao động có kỹ năng và tự do dịch chuyển dòng vốn.

Trong thị trường chung AEC có 12 ngành công nghiệp được ưu tiên hội nhập gồm: Sản phẩm từ nông nghiệp, hàng không (vận tải hàng không), ô tô, điện tử ASEAN, thủy sản, y tế, các sản phẩm cao su, dệt may và may mặc, du lịch, các sản phẩm gỗ và dịch vụ logistics cũng như thực phẩm, nông lâm sản.

Theo kỳ vọng, một thị trường đơn nhất đối với hàng hóa và dịch vụ sẽ thúc đẩy sự phát triển các mạng lưới sản xuất trong khu vực và tăng khả năng của ASEAN trong việc đảm nhận vai trò trung tâm sản xuất của thế giới và là một phần của dây chuyền cung ứng toàn cầu. Theo đó, các biện pháp chính mà ASEAN sẽ thực hiện để xây dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất gồm: Dỡ bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan, thuận lợi hóa thương mại, hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm (hợp chuẩn) và quy chế, giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hải quan và XNK, hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ, tạo thuận lợi cho dịch vụ, đầu tư, tăng cường phát triển thị trường vốn ASEAN và tự do lưu chuyển của dòng vốn.

Các biện pháp nói trên đều đã và đang được các nước thành viên ASEAN triển khai cụ thể thông qua các thỏa thuận và hiệp định quan trọng như Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA)…

98% dòng thuế đã giảm về 0-5%

Hiệp định ATIGA ký kết tháng 2-2009, có hiệu lực từ 17-5-2010 được xem như một công cụ pháp lý toàn diện hơn, tổng thể, hài hòa hơn. Trên cơ sở đó, các nước thành viên đã đưa ra và cam kết việc xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan từ 0-5% theo 3 gói lịch trình là giai đoạn 2008-2010 đối với các nước Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan, giai đoạn 2010- 2012 với Philippine và giai đoạn 2013-2015, linh hoạt tới 2018 với các quốc gia CLMV (nhóm 4 nước có nền kinh tế kém phát triển nhất trong khu vực) gồm Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam.

Đến nay, ASEAN đã cơ bản giảm được thuế quan cho các mặt hàng trong danh sách giảm thuế về từ 0-5% đối với 6 nước thành viên ban đầu vào năm 2015, linh hoạt đến 2018 với 4 nước còn lại, hình thành một thị trường mở không còn các rào cản thuế quan đối với hàng hóa.

Trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, hiện nay các nước ASEAN đã đạt được việc xóa bỏ thuế NK với mức bình quân 89% biểu thuế về mức 0%. Các nội dung khác như xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ, cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN, cơ chế hải quan một cửa, hệ thống quá cảnh hải quan, hài hòa các tiêu chuẩn… cũng đạt được nhiều tiến triển tích cực.

Theo GS.TS Vương Đình Huệ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương: “Cho đến nay, Việt Nam đã giảm thuế NK cho hơn 10.000 dòng thuế xuống mức 0-5% theo Hiệp định AGITA, chiếm khoảng 98% số dòng thuế trong biểu thuế. Việt Nam là một trong 4 thành viên ASEAN có tỷ lệ hoàn thành tốt nhất các cam kết trong lộ trình tổng thể thực hiện AEC. Việt Nam đã rất tích cực, chủ động, đề xuất nhiều sáng kiến để thúc đẩy quá trình hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN”.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương, bên cạnh việc tận dụng các cơ hội về cắt giảm thuế quan, gia  nhập AEC cũng đem lại lợi ích từ việc áp dụng các thuận lợi hóa thương mại như nâng cao tính minh bạch trong thương mại khi ASEAN đang hướng tới việc thành lập Cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN (ATR), cải cách thủ tục hải quan và quy tắc xuất xứ (liên tục cải cách quy tắc xuất xứ, các nước ASEAN cũng đang cân nhắc tới việc thành lập cơ chế Tự chứng nhận xuất xứ, cho phép các DN được chứng nhận xuất xứ để được hưởng các ưu đãi), phát triển cơ chế một cửa ASEAN (ASW), đặc biệt là cơ hội tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài...

Theo báo Hải Quan

Từ khóa: Cộng đồng kinh tế ASEAN, AEC, Đông Nam Á, hội nhập, ATIGA, Việt Nam, giảm thuế quan, cơ chế hải quan một cửa

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403072
Go to top