Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANTầm nhìn về Triển vọng của ASEAN ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Tầm nhìn về Triển vọng của ASEAN ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

asean indo pacific

Tương lai triển vọng của ASEAN ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) là gì? Gần 3 năm sau khi hoàn thành, hầu như không có bất kỳ sự thúc đẩy thực hiện các bản ghi nhớ từ các nước nội khối ASEAN hoặc thông qua sự tham gia với các Đối tác Đối thoại ASEAN.

AOIP được ra mắt tại Hội nghị cấp cao của ASEAN vào tháng 6 năm 2019. Báo cáo dài 5 trang đưa ra hướng dẫn đựa vào cộng đồng ASEAN để tăng cường hợp tác và phát triển ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. AOIP được hình thành để đáp ứng sự cạnh tranh chiến lược lớn hơn giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời nhắc lại giá trị của các cơ chế thể chế ASEAN, chẳng hạn như Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) trong việc thúc đẩy hợp tác hàng hải, kết nối và đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).

Sự đẩy mạnh AOIP không phổ biến như những ngày đầu. Trong những năm qua đã có nhiều tài liệu hướng dẫn được công bố, chủ yếu từ Indonesia và các Đối tác Đối thoại, nhưng trên thực tế hầu như không có bất kỳ biện pháp nào được thực hiện để thực thi các nội dung của nó. Trong khi đó, trong 3 năm vừa qua đã có những thay đổi lớn về địa chính trị trên toàn cầu. Có thể thấy, đại dịch COVID-19, sự cạnh tranh địa chính trị phức tạp hơn giữa Mỹ và Trung Quốc, và cuộc chiến ở Ukraine đều ảnh hưởng đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Việc vận hành AOIP gặp nhiều khó khăn đối với ASEAN bởi vì sự thiếu thống nhất chung về cách ứng phó với sự cạnh tranh của các cường quốc. Điều này là do các nước ASEAN có mức độ gắn bó khác nhau với các cường quốc, chẳng hạn như Trung Quốc và Mỹ, và có các mức độ cam kết khác nhau trong các vấn đề đối ngoại.

Các quốc gia thành viên ASEAN vẫn mâu thuẫn về quan niệm “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” - khiến cho các quốc gia dường như không sẵn sàng đầu tư vào các nguồn lực chính trị, kinh tế và quân sự cần thiết để thực hiện theo AOIP.

Vẫn còn nhiều thách thức trong mối quan hệ của ASEAN với các Đối tác Đối thoại, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ và Liên minh châu Âu, cùng với các đối tác khác. Các khuôn khổ về sự phát triển bền vững của khối ASEAN dẫn dắt thường phụ thuộc vào các Đối tác Đối thoại, vì ASEAN có nguồn lực hạn chế trong việc duy trì các quy trình và nền tảng kinh tế đa phương.

Những hạn chế này đã được xác định ngay từ thập kỷ đầu tiên hình thành ASEAN. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự kiên định trong việc muốn chuyển đổi phải thông qua sự đồng thuận và thực hiện theo “cách của ASEAN” đã ngày càng ít hấp dẫn hơn đối với các Đối tác Đối thoại - đặc biệt trước những biến đổi địa chính trị gần đây.

ASEAN tiến hành thiết lập các chương trình nghị sự toàn cầu sẽ còn nhiều giới hạn nếu mà  ASEAN vẫn phụ thuộc vào các Đối tác Đối thoại trong việc thực hiện các sáng kiến hướng đến phát triển bền vững. Mặc dù, các Đối tác đối thoại tôn trọng vai trò của ASEAN trong khu vực và kỳ vọng ASEAN trong hợp tác sâu rộng hơn ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, thì một số đối tác không đồng ý với đề nghị về sự phát triển toàn diện. Những đối tác khác cũng có ít niềm tin vào “báo cáo về triển vọng phát triển”.

AOIP khó có thể đi vào hoạt động trừ khi ASEAN có sự thay đổi chiến lược phù hợp với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương -  sự thay đổi có thể được thực hiện bằng cách tăng cường đầu tư nguồn lực cải cách các cơ chế thể chế của ASEAN và chấp nhận sự hỗ trợ từ các Đối tác Đối thoại.

Tuy AOIP dường như không có ảnh hưởng tích cực trong khu vực, nhưng ý tưởng về ASEAN nên khẳng định mình ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vẫn rất thích đáng. Các sáng kiến ​​của ASEAN, đặc biệt là Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) sẽ đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu này.

EAS là diễn đàn duy nhất được dẫn dắt bởi các nhà lãnh đạo chủ chốt của tất cả các quốc gia Ấn Độ- Thài Bình Dương, thảo luận về những thách thức trong chính trị, an ninh và kinh tế mà khu vực phải đối mặt - và nó đóng vai trò là nền tảng chính để ASEAN khẳng định vai trò trung tâm của mình.

Tuy vậy, EAS bịchỉ trích là một diễn đàn để bàn luận nhưng không có bất kỳ hành động cho bước tiếp theo, không đưa ra chính sách cụ thể hoặc chương trình nghị sự tập trung. Đã có những lời kêu gọi thể chế hóa EAS bằng cách tạo ra một hệ thống 'Sherpa'- hệ thống thông tin và kết nối linh hoạt, theo đó EAS có thể hình thành cam kết lâu dài giữa các đối tác từ các quốc gia tham dự bên ngoài hội nghị thượng đỉnh hàng năm.

Các vấn đề quan trọng nhất sẽ được hệ thống cập nhật để các lãnh đạo EAS chú ý. Do đó, hội nghị toàn thể EAS sẽ tập trung hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên và tạo ra một hội nghị thượng đỉnh nơi những quyết sách được hoạch định ở cấp cao nhất. Thay vì điều chỉnh những thiếu sót của AOIP, khối ASEAN nên tập trung vào xây dựng các kế hoạch hành động cho EAS.

Sau đại dịch Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng đòi hỏi ASEAN phải điều chỉnh các thể chế và các nguyên tắc cơ bản. Có rất nhiều thách thức đối với nguyên tắc cơ bản của tổ chức- như sứ mệnh của ASEAN trong việc khôi phục nền dân chủ của Myanmar là một trong những vấn đề không được giải quyết trong nhiều thập kỷ.

Thông lệ lịch sử của ASEAN về việc tổ chức các cuộc họp và tạo ra nhiều tài văn kiện trên sự đồng thuận đã có tác dụng xây dựng lòng tin và thay thế các cơ chế pháp lý chính thức. Tuy nhiên, điều này có thể không đủ đáp ứng trong tương lai khi phải ứng phó với các biến động về an ninh của khu vực ngày càng cao. Điều này buộc ASEAN cần phải cải cách cấu trúc và văn hóa phù hợp.

AOIP không thực tế khi cho rằng các cơ chế ASEAN lãnh đạo là đủ để giải quyết các thách thức hiện tại và tương lai đối với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Các cơ chế do ASEAN lãnh đạo có những điểm yếu cơ bản xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản của ASEAN. Để ASEAN duy trì - hoặc có thể lấy lại vị thế - vị trí trung tâm của mình đối với khu vực, việc dựa vào các cơ chế hiện có là không đáp ứng hoàn toàn.

Đã đến lúc thành lập một thể chế khu vực được xây dựng nhằm đối mặt với những thách thức của thế kỷ 21, thậm chí nên xem xét lại một số phần của Hiến chương ASEAN. Nếu không có điều đó, ASEAN sẽ không có khả năng theo kịp các sáng kiến ​​quan trọng như AOIP.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: ASEAN, Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, AOIP, EAS

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402056
Go to top