Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtMỹ kháng cáo quyết định của WTO về quy định dán nhãn xuất xứ hàng hóa

Mỹ kháng cáo quyết định của WTO về quy định dán nhãn xuất xứ hàng hóa

 

meat1

Mới đây, Mỹ thông báo nộp đơn kháng cáo quyết định của WTO về quy định dán nhãn xuất xứ hàng hóa (COOL) đối với gia súc, thịt nhập khẩu. Việc kháng cáo của Mỹ đồng nghĩa với việc thách thức phán quyết đã được Cơ quan tuân thủ WTO đưa ra trước đó rằng Washington đã thất bại trong việc thực hiện đầy đủ những thay đổi chính sách nhằm phù hợp với các quy tắc thương mại thế giới.

Washington đưa ra tuyên bố kháng cáo tại một cuộc họp đặc biệt tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB). Cuộc họp của DSB với mục đích ban đầu là thông qua báo cáo tuân thủ của Ban hội thẩm WTO, tuy nhiên động thái của Mỹ đã khiến cuộc họp bị đình chỉ và dời ngày tổ chức.

Một số nguồn tin cho biết thêm bản dự thảo điều chỉnh COOL của Mỹ thậm chí còn chứa đựng các biện pháp ít ưu đãi hơn đối với gia súc nhập khẩu vào Mỹ. Hành động kháng cáo của Mỹ buộc Cơ quan phúc thẩm phải vào cuộc để xem xét lại tranh chấp mà Canada và Mexico là 2 nguyên đơn.

Sáu năm

Các tranh chấp mang mã số DS384, DS386 tính đến thời điểm hiện tại đã kéo dài 6 năm, kể từ khi Mexico và Canada đệ trình hồ sơ vào năm 2008. Mỹ đã thua kiện tại cả 2 phiên sơ thẩm và phúc thẩm của WTO khi các trọng tài thương mại quốc tế cho rằng chính sách của Mỹ tạo thêm bất lợi cho gia súc chế biến nhập khẩu từ nước ngoài.

Đồng thời, Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO cũng không tán thành với lập luận của Mỹ rằng chính sách COOL không hạn chế thương mại và đáp ứng mục tiêu chính đáng là cung cấp thông tin cho người tiêu dùng. Kết quả là, các nhà chính sách Washington đã phải vật lộn để tìm ra giải pháp nhằm cân bằng giữa các mục tiêu trong nước đồng thời không đặt các công ty sản xuất thịt và gia xúc của Canada và Mexico vào tình thế bất công.

Xuất phát từ Đạo luật nông nghiệp Mỹ năm 2002, quy định COOL sau đó được sửa đổi vào năm 2009, theo đó các nhà sản xuất buộc phải thông báo cho người tiêu dùng về xuất xứ của thịt thông qua việc dán nhãn trên bao bì hàng hóa (một quá trình phúc tạp được phân thành 5 mục, mỗi mục gồm 3 mục con). Năm 2013, một năm sau khi Cơ quan phúc thẩm WTO ra phán quyết, Washington đã sửa đổi chính sách này theo đó ban hành một số điểm mới vào các quy định về dán nhãn hàng hóa.

Tuy nhiên, Cơ quan tuân thủ của WTO vào tháng 10 năm nay đã cho rằng chính sách sửa đổi của Mỹ về COOL vẫn tiếp tục vi phạm điều khoản không phân biệt đối xử của WTO. Mặc dù vậy, cơ quan này cũng cho rằng các lựa chọn mà Canada và Mexico đề xuất để thay thế cho COOL là không đủ để đáp ứng cho mục tiêu của Mỹ trong việc cung cấp thông tin cần thiết cho người tiêu dùng.

Tranh chấp giữa Mỹ với Canada và Mexico là một trong hàng loạt các các tranh chấp mà WTO đang thụ lý. Điều này cho thấy một khó khăn trong việc thiết lập các chính sách trong nước nhằm đạt được một mục tiêu công nào đó, chẳng hạn như cung cấp thông tin vì sức khỏe của người dân, trong khi đó phải đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc thương mại toàn cầu.

Động thái của các bên

Bộ trưởng Nông nghiệp Tom Vilsack đầu tháng này cho biết với các quy định hiện nay của Mỹ có rất ít cơ hội để rà soát lại các chính sách COOL.

Quyết định kháng cáo của Mỹ đang phải nhận sự chỉ trích gay gắt từ các quan chức Canada và Mexico. Bộ trưởng Thương mại Canada - Ed Fast cho biết: “Với sự trì hoãn này, Mỹ một lần nữa ngăn cản chúng tôi được hưởng lợi từ việc mở cửa và tự do hóa thương mại đồng thời làm tổn thương những người nông dân, chủ trang trại cũng như người lao động tại Mỹ lẫn Canada”. Tương tự Mexico cũng chỉ trích hành động này của Mỹ và để ngỏ khả năng tìm kiếm một biện pháp trả đũa thích hợp nếu Cơ quan phúc thẩm WTO thống nhất rằng COOL là vi phạm các nguyên tắc thương mại toàn cầu.

Các bước tiếp theo

Theo quy trình đã được thống nhất (DS385/25) giữa các bên, 3 nước sẽ hợp tác cùng nhau để Cơ quan phúc thẩm WTO có thể ban hành báo cáo trong vòng 90 ngày kể từ ngày đơn kháng cáo được nộp lên DSB. Tuy nhiên, một số nguồn tin lưu ý rằng Mỹ, Canada, và Mexico vẫn đang làm việc theo một lịch trình ngoài khuôn khổ đã thống nhất do khối lượng công việc khổng lồ mà Cơ quan phúc thẩm WTO đang phải đối mặt.

Trong trường hợp Cơ quan phúc thẩm đồng ý với kết luận của Cơ quan tuân thủ WTO, Canada và Mexico có thể sẽ được phép sử dụng các biện pháp đối phó.

Theo http://www.ictsd.org - PC

Từ khóa: Mỹ, kháng cáo, WTO, quy định xuất xứ, hàng hóa, COOL, gia súc, gia cầm

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007404895
Go to top